Trong thực tiễn bảo hộ, nhãn hiệu hàng hóa được phân chia thành các loại khác nhau. Sự phân chia này là cần thiết, bởi với mỗi loại nhãn hiệu chúng ta sẽ có các dấu hiệu riêng để nhận biết. Chúng ta có thể phân chia nhãn hiệu dựa trên các tiêu chí khác nhau.
Căn cứ vào số lượng chủ sở hữu: Nhãn hiệu được phân thành nhãn hiệu tập thể
và nhãn hiệu cá nhân.
khác nhau (khoản 17, Điều 4, Luật SHTT 2005). Như vậy, từ khái niệm trên có thể rút ra các đặc điểm về nhãn hiệu tập thể như: Pháp luật Việt Nam một mặt công nhận khả năng sử dụng nhãn hiệu tập thể bởi nhiều cá nhân hay pháp nhân trong một tập thể hoặc của chính bản thân các tổ chức tập thể; Quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể có thể được trao cho một cá nhân hoặc pháp nhân đại diện cho tập thể.
Căn cứ vào mức độ nổi tiếng, nhãn hiệu được chia thành nhãn hiệu nổi tiếng và
nhãn hiệu thường
+ Nhãn hiệu hàng hóa thường là những loại nhãn hiệu tồn tại trên thị trường nhiều nhất, phổ biến nhất và làm cơ sở cho những loại nhãn hiệu khác.
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (khoản 20, Điều 4, Luật SHTT 2005).
Căn cứ vào hình thức, nhãn hiệu được chia thành nhãn hiệu là chữ cái, nhãn hiệu
là từ ngữ, nhãn hiệu là hình ảnh, nhãn hiệu là hình khối, nhãn hiệu kết hợp giữa hai hoặc nhiều yếu tố trên.
Căn cứ vào tính chất, nhãn hiệu được chia thành nhãn hiệu thường, nhãn hiệu
liên kết, nhãn hiệu chứng nhận.
+ Nhãn hiệu hàng hóa thường là những loại nhãn hiệu tồn tại trên thị trường nhiều nhất, phổ biến nhất và làm cơ sở cho những loại khác.
+ Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu đó cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (khoản 18, Điều 4, Luật SHTT 2005). Mục đích của nhãn hiệu chứng nhận là đảm bảo chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu phải đúng với yêu cầu của nhãn hiệu chứng nhận đã được ghi nhận. Người chủ của nhãn hiệu chứng nhận chỉ đơn thuần là người đứng ra đăng ký nhãn hiệu này và chỉ rõ nó nhằm xác nhận một tiêu
chuẩn nhất định, thường là tiêu chuẩn về chất lượng, nếu không là đặc điểm về quy trình sản xuất hay sử dụng nhân công lao động. Chủ của nhãn hiệu chứng nhận phải có trách nhiệm kiểm tra chất lượng các sản phẩm gắn nhãn hiệu chứng nhận của mình và chủ của nhãn hiệu chứng nhận có thể được hưởng phí thông qua việc cho phép các nhà sản xuất khác sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Phạm vi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận rất rộng bao gồm nhiều doanh nghiệp trong cùng một hiệp hội thậm chí không cùng một hiệp hội nhưng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sử dụng nhãn do chủ sở hữu đặt ra và được chủ nhãn đồng ý. Do đặc điểm này mà chủ của nhãn hiệu chứng nhận thường là các hiệp hội doanh nghiệp, các liên minh doanh nghiệp hoặc các cơ quan Nhà nước hay chính bản thân nhà nước.
+ Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau (khoản 19, Điều 4, Luật SHTT 2005). Nhãn hiệu liên kết mang lại cho người chủ sở hữu nhãn hiệu nhiều lợi thế như được độc quyền sử dụng dấu hiệu có khả năng phân biệt cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ không cùng nhóm của mình nếu hàng hóa, dịch vụ đó có liên quan đến nhau; tạo cho người tiêu dùng một sự liên tưởng là các hàng hóa, dịch vụ này có cùng một nguồn gốc xuất xứ. Khi một trong các nhãn hiệu liên kết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ thì thủ tục đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu liên kết khác cũng được chấp nhận dễ dàng và thuận lợi. 2.1.2. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
a) Khái niệm
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 của Việt Nam cũng đưa ra khái niệm như sau về chỉ dẫn địa lý: "Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể" (khoản 22 Điều 4).
Đương nhiên, người ta chỉ sử dụng chỉ dẫn địa lý có ảnh hưởng tích cực tới khả năng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Do đó, dường như mọi trường hợp sử dụng sử dụng chỉ dẫn địa lý trên hàng hóa đều rơi vào trường hợp khi hàng hóa đó có xuất xứ từ địa danh tương ứng và đã có uy tín nhất định đối với người tiêu dùng. Và chính yếu tố uy
và do đó cần được bảo hộ tương ứng. Còn những chỉ dẫn địa lý không liên quan tới uy tín của hàng hóa thì việc bảo hộ chúng đối với tư cách là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là không hợp lý. Thực tiễn bảo hộ sở hữu công nghiệp ở một loạt nước trên thế giới đã chứng minh được yêu cầu về uy tín nhất định của hàng hóa gắn với địa điểm sản xuất ra chúng.
Theo định nghĩa tại Hiệp định TRIPS, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu được sử dụng trên sản phẩm để chỉ ra thông tin về nguồn gốc sản phẩm được tạo ra. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu này phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Khác với sáng chế hay nhãn hiệu hàng hóa, hiện nay chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở phạm vi quốc gia và quốc tế dưới nhiều hình thức bảo hộ khác nhau. Có ba hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý chủ yếu là: bảo hộ theo nguyên tắc đặc thù, bảo hộ theo nguyên tắc đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật nhãn hiệu hàng hóa và bảo hộ theo nguyên tắc của Luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ nhất, bảo hộ chỉ dẫn địa lý dựa trên nguyên tắc quyền đặc thù là hình thức
bảo hộ chỉ dẫn địa lý dựa trên những quy định pháp luật riêng bao gồm các quy định về ranh giới địa lý, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế kiểm soát... dành cho đối tượng này. Pháp là nơi đầu tiên có Luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có những quy định riêng, đặc thù dành cho tên gọi xuất xứ hàng hóa. Bảo hộ theo hình thức này có phạm vi quyền rộng hơn, yêu cầu điều kiện bảo hộ khắt khe hơn hai hình thức còn lại (Hiệp định Lisbon dựa trên hình thức này). Chính vì có những quy định chặt chẽ và phù hợp riêng về đối tượng này nên việc thực thi quyền hiệu quả hơn hai hình thức còn lại. Từ thành công của Pháp nên hiện nay, bảo hộ theo hình thức quyền đặc thù được nhiều nước áp dụng. Ví dụ như Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, ấn Độ, ý...
Thứ hai, bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo nguyên tắc đăng ký chỉ dẫn địa lý dựa trên
các quy định của Luật nhãn hiệu hàng hóa là hình thức bảo hộ mà các chủ thể sẽ tìm kiếm sự bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua việc đăng ký với các thủ tục tương tự như đăng ký nhãn hiệu tập thể (bao gồm cả nhãn mác nông nghiệp) hoặc nhãn hiệu chứng nhận (nhãn hiệu bảo đảm). Khái niệm nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận được quy định rất khác nhau ở các nước. Tùy thuộc vào Luật quốc nội thực định, một nhãn hiệu tập thể hay một nhãn hiệu chứng nhận có thể chỉ ra nguồn gốc, đặc điểm của hàng hóa, vì thế ở một mức độ nào đó nó phù hợp với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu mà chỉ có các thành viên của tổ chức tập thể sở hữu nhãn hiệu mới được sử dụng và các sản phẩm mang nhãn hiệu phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng do tổ chức tập thể đó đặt ra trong quy chế sử dụng nhãn hiệu. Việc chỉ dẫn địa lý có được đăng ký là nhãn hiệu tập thể hay không phụ thuộc hoàn toàn vào Luật quốc gia. Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý như là một nhãn hiệu tập thể khó ngăn cản chỉ dẫn địa lý đó trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa và có thể nó sẽ bị hủy bỏ đăng ký nếu không được sử dụng liên tục.
Nhãn hiệu chứng nhận không phải do một hiệp hội hay nhóm tập thể sở hữu mà là một cơ quan có thẩm quyền chứng nhận sở hữu và bảo đảm sản phẩm mang nhãn hiệu có những đặc điểm, tính chất như đã được chứng nhận. Nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng bởi bất kỳ một ai có sản phẩm tuân thủ quy định. Nhãn hiệu chứng nhận có thể xác nhận (bảo đảm) hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu có tính chất, đặc tính chung nhất định (có thể là về xuất xứ địa lý, về phương pháp chế biến, về nguyên liệu, về một thuộc tính chất lượng nào đó… ).
Một hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo nguyên tắc đăng ký tương tự như nhãn hiệu tập thể là "nhãn mác nông nghiệp". Một nhãn mác nông nghiệp là một nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm (thường là các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến) có các đặc tính về chất lượng, uy tín tiêu biểu cho một khu vực địa lý nhất định. Nhãn mác nông nghiệp được đăng ký bởi tổ chức kiểm soát và sử dụng nó.
chủ yếu xuất phát từ các tổ chức tư nhân. Bảo hộ theo nguyên tắc này cũng được nhiều nước sử dụng như Mỹ, Nhật...
Thứ ba, bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo các quy định của Luật chống cạnh tranh không
lành mạnh. Đây là hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý đầu tiên, nó là hình thức bảo hộ rất phát triển trước đây và được quốc tế chấp nhận nhiều nhất. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo hình thức này là ngăn cấm việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hàng hóa không có nguồn gốc từ khu vực địa lý tương ứng hoặc sử dụng các chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gây nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ. Theo hình thức này thì có nhiều chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tuy nhiên khó đảm bảo thực thi hiệu quả vì nó không có các quy định riêng yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý. Khi có tranh chấp vi phạm, người có quyền sử dụng khó chứng minh các điều kiện để hưởng sự bảo hộ đối với sản phẩm của mình. Bảo hộ theo hình thức này có phạm vi bảo hộ hẹp, khó kiểm soát các hành vi xâm phạm và cũng không ngăn cản được việc chỉ dẫn địa lý sẽ trở thành tên gọi thông thường.
Các hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý nói trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy theo đặc điểm của từng quốc gia mà có cách tiếp cận theo các hình thức khác nhau. Xu hướng chung, ngày nay là hầu hết các nước đều xây dựng, thiết lập hình thức bảo hộ đặc thù để đảm bảo khai thác tốt nhất lợi ích, hiệu quả của hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Nhiều nước thì tiếp cận bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo hướng tổng hợp hoặc dung hòa cả ba hình thức nói trên.