b) Trình tự xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
2.2.2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mạ
Tên thương mại là tên gọi dùng để xác định chủ thể kinh doanh và phân biệt hoạt động kinh doanh của chủ thể này với chủ thể khác. Tên thương mại là biểu trưng của doanh nghiệp và luôn gắn với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, do vậy, tên thương mại cần phải được bảo vệ một mặt nhằm chống lại các hành vi khai thác trái với sự định đoạt ý chí của chủ thể kinh doanh và mặt khác nhằm mang nguồn thông tin hữu ích cho người tiêu dùng. Hiệp định TRIPS không quy định trực tiếp việc bảo hộ tên thương mại mà quy định nghĩa vụ thi hành Công ước Pari liên quan đến vấn đề này, theo đó, các nước thành viên có nghĩa vụ bảo hộ tên thương mại. Tuy nhiên, Công ước không xác định các tiêu chuẩn bảo hộ và yêu cầu các nước thành viên không được đặt ra điều kiện đăng ký đối với đối tượng này: "Khi tên thương mại đã được bảo hộ tại một nước thành viên thì nó đồng thời cũng được bảo hộ ở tất cả các nước thành viên khác mà không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể tên thương mại đó có tạo thành một phần của nhãn hiệu hàng hóa hay không" (Điều 8).
ở Việt Nam, theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 103 NĐ/CP, quyền đối với tên thương mại phát sinh trên cơ sở sử dụng trong kinh doanh. Quyền SHCN đối với tên thương mại được tự động xác lập khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mà không cần phải đăng ký tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại gồm tên
chủ thể mang tên thương mại sử dụng một cách hợp pháp. Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên thương mại đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.