Từ những lý do trên đã thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài: “Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học đối với trường tiểu học của Phòng Giáo dục Gia Viễn tỉnh Ninh Bình” Với hy vọng đóng góp m
Trang 1MỞ ĐẦU
1 LÝ do chọn đề tài:
Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dưới ánh sáng của nghịquyết đại hội, nước ta thực sự bước vào thời kỳ đổi mới trên mọi lĩnh vựccủa đời sống kinh tế xã hội Bên cạnh đó là sự bùng nổ về thông tin, sựphát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ Để đáp ứng đòi hỏi cấpbách của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nền Giáo dụcViệt Nam đã có những thay đổi to lớn, vấn đề về tổ chức, quản lý lại càngđược thu hót quan tâm của đông đảo các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứukhoa học, nhà quản lý thực tiễn; trong đó có khoa học về quản lý giáo dục.Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của nước ta, Đảng ta đặt conngười ở vị trí trung tâm, con người vừa là yếu tố quyết định sự thành côngcủa chủ nghĩa xã hội, vừa là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam
đã chỉ rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốcsách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhântài” Đại hội đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đấtnước nhằm mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủvăn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam
đã nêu: “Định hướng phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kỳ công nghiệphóa - hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” và xác định vấn đề có ýnghĩa then chốt là tăng cường, phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục- đàotạo Đặc biệt nghị quyết đã nêu ra bốn giải pháp:
- Tăng cường nguồn lực cho giáo dục- đào tạo
- Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, ngườihọc
Trang 2- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp và cơ sở vật chất trườnghọc.
- Đổi mới công tác quản lý giáo dục
Trong đó đổi mới công tác quản lý được xem là khâu đột phá để đảmbảo chất lượng giáo dục Bởi vì mọi thành công hay thất bại trong giáo dụcđều bắt nguồn và có nguyên nhân từ quản lý
Trường tiểu học là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dânnước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trực tiÕp đảm nhiệm việc giáodục từ lớp 1 đến lớp 5 cho tất cả trẻ em từ 6 đến 14 tuổi nhằm hình thành ởhọc sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách conngười theo mục tiêu giáo dục của cấp học
Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mớichương trình giáo dục phổ thông; Căn cứ Chỉ thị số 14/2002/CT-TTg ngày11/6/2001 của Thủ tướng chính phủ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra quyếtđịnh số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/11/2001 về việc ban hành chươngtrình tiểu học bắt đầu thực hiện đại trà trên phạm vi toàn quốc từ năm học2002-2003 Mục tiêu chương trình tiểu học mới là: “Giáo dục tiểu họcnhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúngđắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản,góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN bước đầu xâydựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục họcTHCS” Với yêu cầu dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,môn học Bồi dưỡng phương pháp dạy học, rèn luyện kỹ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thúhọc tập cho học sinh
Những thay đổi quan trọng về nội dung và phương pháp dạy họcnhằm đạt tới mục tiêu của chương trình đây là vấn đề then chốt của giáo
Trang 3dục tiểu học, vì vậy việc quản lý hoạt động dạy học cần được tổ chức quản
lý chặt chẽ, khoa học từ Phòng Giáo dục đến các trường tiểu học
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn thách thứcsong các trường tiểu học trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình đã cónhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng dạy học Tuy nhiên, xuấtphát từ góc độ khoa học việc quản lý hoạt động dạy học đối với các trườngtiểu học của huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình còn nhiều vấn đề tồn tại cầnrút kinh nghiệm để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ mới
Từ những lý do trên đã thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài: “Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học đối với trường tiểu học của Phòng Giáo dục Gia Viễn tỉnh Ninh Bình” Với hy vọng đóng góp một phần nhỏ công
sức của mình vào việc nâng cao chất lượng Giáo dục tiểu học của quêhương trong điều kiện kinh tế- xã hội còn gặp nhiều khó khăn
2 Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dụctiểu học nói chung thông qua các biện pháp quản lý hoạt động dạy học củaphòng giáo dục đối với trường tiểu học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Công tác quản lý hoạt động dạy học đối với các trường tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp quản lý của phòng giáo dục huyện Gia Viễn về hoạtđộng dạy học đối với các trường tiểu học
4 Giả thuyết khoa học:
Bằng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi cho rằng, việc quản
lý hoạt động dạy học đối với trường tiểu học của huyện Gia Viễn tỉnh NinhBình đã có những kết quả và những hạn chế nhất định Nếu Phòng Giáodục Gia Viễn có những biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp đốivới các trường tiểu học thì chất lượng dạy học sẽ được nâng cao
Trang 45 Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
5.2 Nghiên cứu thực trạng về các biện pháp quản lý hoạt động dạyhọc của Phòng Giáo dục huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình đối với cáctrường tiểu học hiện nay, phân tích những nguyên nhân của thực trạng đó.5.3 Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về hoạtđộng dạy học đối với các trường tiểu học trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnhNinh Bình
6 Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi nghiên cứu 22 trường tiểu học của huyện Gia Viễn tỉnhNinh Bình
7 Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Bao gồm các phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu, các vănbản chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến quản lýGiáo dục - Đào tạo và quản lý hoạt động dạy học
7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Chúng tôi sử dụng phối hợp 3 phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra bằng ăng két
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm quản lý hoạt động dạy học củaphòng giáo dục
- Phương pháp trao đổi toạ đàm
7.3 Các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác :
- Phương pháp quan sát trò chuyện, trao đổi, phỏng vấn, sử dụngphương pháp sử lý số liệu bằng thống kê toán học…
8 Những đóng góp mới của đề tài:
Vấn đề nghiên cứu về các biện pháp quản lý hoạt động dạy họcnhững năm gần đây đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu Song việcnghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học đối với trường tiểu
Trang 5học của Phòng Giáo dục huyện Gia Viễn chưa có tác giả nào nghiên cứu.
Vì vậy, với những kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy họccủa Phòng Giáo dục huyện Gia Viễn và các biện pháp quản lý hoạt độngdạy học dựa trên cơ sở lý luận, kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi củacác biện pháp qua sự đánh giá của CBQL, GV trong công trình này có thểcoi là những đóng góp mới cho việc quản lý hoạt động dạy học đối vớitrường tiểu học của Phòng Giáo dục nói chung và Phòng Giáo dục huyệnGia Viễn tỉnh Ninh Bình nói riêng
9 Cấu trúc luận văn:
Cấu trúc của luận văn gồm 3 phần chính: Mở đầu, nội dung, kết luận.Phần mở đầu
Phần nội dung: Gồm có 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động dạy học của phòng
giáo dục đối với trường tiểu học
Chương II: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của Phòng Giáo
dục đối với trường tiểu học huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình
Chương III: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học đối với các trường
tiểu học của Phòng Giáo dục huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình
Phần kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 6CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
Dạy học và quản lý dạy học được hình thành và phát triển cùng vớilịch sử hình thành và phát triển các hình thái kinh tế xã hội Lúc đầu, cơ sở
lý luận về dạy học chỉ thể hiện dưới dạng một số ý tưởng của những nhàtriết học (đồng thời cũng là nhà giáo dục) sau đó dần dần phát triển và hoànthiện hơn Tuy rằng gần đây người ta mới chú ý, bàn luận về quản lý nóichung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng; nhưng hầu hết các ý tưởng
và các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục (trong đó có quản lý dạyhọc) đã được công bố đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý cáchoạt động này Chúng tôi xin được trình bày tổng quan một số vấn đề chủyếu về dạy học và quản lý dạy học:
Ngay từ thời cổ đại, vấn đề dạy học đã được nhiều nhà triết học đồngthời là nhà giáo dục ở cả phương Tây và phương Đông đề cập đến Có thể
kể đến các tư tưởng và các công trình nghiên cứu chủ yếu sau:
- Platon (427-347 trước công nguyên) ông đã khẳng định được vaitrò tất yếu của giáo dục trong xã hội, tính quyết định của chính trị đối vớigiáo dục, phần nào nói lên tầm quan trọng của thể chế xã hội đối với giáodục nói chung và dạy học nói riêng, tuy rằng các quan điểm của ông cònhạn chế về mặt bình đẳng trong giáo dục
- Khổng Tử (551- 479 trước công nguyên) với quan điểm dạy học là:
“Dùng cách gợi mở, đi từ gần tới xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn
đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ…Đòi hỏi học trò phải tập luyện, phải hình thành nền nếp, thói quen học tập” và “ học không biết chán, dạy không biết mỏi” [34, tr15] Quan điểm của ông muốn mang lại hiệu quả dạy
học phải đề cao đến các quy định về nề nếp dạy học, nâng cao trình độ củangười dạy để lựa chọn được những phương pháp dạy học theo hướng đề cao
Trang 7năng lực tự học, phât huy tinh thần độc lập suy nghĩ vă sâng tạo của ngườihọc.
- Từ cuối thế kỷ XIV vấn đề dạy học vă quản lý dạy học được nhiềunhă giâo dục quan tđm, nổi bật nhất trong thời kỳ đó lă: Cômenxki (1592-1670), ông đê đưa ra quan điểm giâo dục phải thích ứng với tự nhiín, theoông quâ trình dạy học để truyền thụ vă tiếp nhận tri thức lă phải dựa văo sựvật, hiện tượng do học sinh tù quan sât, tự suy nghĩ mă hiểu biết, không níndùng uy quyền bắt buộc, gò Ðp người ta chấp nhận bất kỳ một điều gì vẵng đê níu ra một số nguyín tắc dạy học có giâ trị rất lớn đó lă: Nguyín tắctrực quan; Nguyín tắc phât huy tính tự giâc tích cực của học sinh; Nguyíntắc hệ thống vă liín tục; Nguyín tắc củng cố kiến thức; Nguyín tắc giảngdạy theo khả năng tiếp thu của hoc sinh (vừa sức); Dạy học phải thiết thực;Dạy học theo nguyín tắc câ biệt…
- Văo thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX ở phương Tđy có nhiều nhănghiín cứu về quản lý tiíu biểu như: Robet Owen (1717 - 1858); Chales
Babbage (1792 - 1871); F Taylor (1856 -1915) ông được coi lă “cha đẻ
của thuyết quản lý khoa học”; H.Fayob (1841 – 1925); …
- Đến khoảng cuối thế kỷ XIX vă đầu thế kỷ XX, khoa học giâo dụcthực sự có sự biến đổi về lượng vă chất Những vấn đề chủ yếu trong câctâc phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mâc – Línin đê định hướng cho hoạt
động giâo dục lă câc quy luật về “Sự hình thănh câ nhđn con người” về “
tính quy luật về kinh tế - xê hội đối vớigiâo dục…” Câc quy luật đó đặt ra
những yíu cầu đối với quản lý giâo dục vă tính ưu việt của xê hội đối vớiviệc tạo ra câc phương tiện vă điều kiện cần thiết cho giâo dục Trín cơ sở lýluận của chủ nghĩa Mâc - Línin, nhiều nhă khoa học Xô Viết cũ đê có câcthănh tựu khoa học đâng trđn trọng về quản lý giâo dục vă quản lý dạy học
Ở Việt Nam khoa học quản lý tuy được nghiín cứu muộn nhưng tư
tưởng về quản lý cũng như phĩp “trị nước an dđn” đê có từ lđu đời Điều
Trang 8đó đã được thể hiện trong các tác phẩm của các nhà chính trị, quân sự, nhàgiáo, nhà thơ lỗi lạc dưới thời phong kiến như: Lý Thường Kiệt, Trần HưngĐạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…
Trong thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam trước hết phải nói đếnquan điểm phát triển giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 –1969).Bằng việc kế thừa những tinh hoa của các tư tưởng giáo dục tiên tiến vàviệc vận dụng sáng tạo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,Người đã để lại cho chóng ta nền tảng lý luận về : Vai trò của giáo dục,định hướng phát triển giáo dục, mục đích dạy học, các nguyên lý dạy học,các phương thức dạy học, vai trò của quản lý và cán bộ quản lý giáo dục,phương pháp lãnh đạo và quản lý …Phải khẳng định rằng: Hệ thống các tưtưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục có giá trị cao trong quá trìnhphát triển lý luận dạy học, lý luận giáo dục của nền giáo dục cách mạngViệt Nam
Gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về khoa học quản lý củacác nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, giảng viên đại học…viết dưới dạnggiáo trình, sách tham khảo, phổ biến kinh nghiệm… đã được công bố, đó làcác tác giả: Phạm Thành Nghị, Đặng Bá Lãm, Đặng Hữu Đạo, NguyễnTiến Dũng, Nguyễn Chân, Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Gia Quý, BùiTrọng Tuân, Nguyễn Đình Am, Nguyễn Quốc Chí…các công trình nghiêncứu trên đã giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản về khoa học quản
lý như: Khái niệm quản lý, bản chất của hoạt động quản lý, các thành phầncấu trúc, các giai đoạn của hoạt động quản lý đồng thời chỉ ra các phươngpháp và nghệ thuật quản lý Tuy nhiên, những thành tựu đó cũng chỉ dừnglại ở mức độ lý luận là chủ yếu hoặc được triển khai ứng dụng nhiều trongsản suất, kinh doanh
Đối với khoa học quản lý giáo dục, quản lý nhà trường có nhiều tácgiả quan tâm, vận dụng những thành tựu về lý luận khoa học quản lý nói
Trang 9chung và đã đưa ra nhiều vần đề lý luận về quản lý giáo dục, các giải pháp,kinh nghiệm quản lý giáo dục xuất phát từ thực tiễn của giáo dục Việt Namtiêu biểu là các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Bá Lãm, Đặng VũHoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Lân, Nguyễn Cảnh Toàn, Đặng QuốcBảo, Trần Kiểm…
Các thành quả nghiên cứu nêu trên của các nhà khoa học trong vàngoài nước là những tri thức làm tiền đề cho việc nghiên cứu lý luận vàthực tiễn quản lý giáo dục và quản lý hoạt động dạy học trong các trườnghọc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phục vụ cho mục tiêuphát triển triển kinh tế - xã hội của đất nước
II MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
1 Quản lý
1.1 Khái niệm quản lý:
Cụm từ “Quản lý” được thường xuyên sử dụng trong nghiên cứu
khoa học của xã hội loài người Ngay từ buổi sơ khai, để đương đầu với sứcmạnh của tự nhiên, để tồn tại và phát triển, con người đã phải hình thành cácnhóm hợp tác lao động để nhằm thực hiện những mục tiêu mà từng cá nhânriêng lẻ không thể thực hiện được, điều này đòi hỏi phải có tổ chức, phải có
sự phân công và hợp tác trong lao động, và từ đó xuất hiện sự quản lý
Các Mác đã nói: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì Ýt nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.
Trong nghiên cứu khoa học có rất nhiều quan niệm về quản lý, theonhững cách tiếp cận khác nhau Chính từ sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn
Trang 10đến sự phong phú về các quan niệm quản lý Sau đây là một số khái niệmcủa các tác giả trong nước và nước ngoài.
- Khái niệm quản lý của các tác giả nước ngoài:
+ Theo K Omarov (Liên xô)- 1983: Quản lý là tính toán sử dụnghợp lý các nguồn lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và dịch vụ vớihiệu quả kinh tế tối ưu
+ Theo H.Koontz (Người Mỹ): Quản lý là một hoạt động thiết yếunhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của các cá nhân để đạt được mụcđích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môitrường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thờigian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân Ýt nhất [48, Tr33]
+ Theo W Taylor: Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gìcần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất
+ Theo Kozlova O.V và Kuzenetsov I.N: quản lý là sự tác động cómục đích đến những tập thể con người đÓ tổ chức và phối hợp hoạt độngcủa họ trong quá trình sản xuất
- Khái niệm quản lý của các tác giả trong nước:
+ Theo GS - TS Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý là tác động có mụcđích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động(Nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dựkiến [28, Tr31]
+ Theo GS Đặng Vũ Hoạt và GS Hà Thế Ngữ cho rằng: Quản lý làmột quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thốngnhằm đạt được những mục tiêu nhất định [21, Tr17]
+ Theo PGS- TS Trần Kiểm: quản lý nhằm phối hợp nỗ lực củanhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thànhtựu của xã hội [34, Tr45]
Từ các định nghĩa trên, ta có nhiều cách hiểu:
Trang 11- Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành côngviệc qua những nỗ lực của người khác.
- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những ngườicộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức
- Quản lý là những tác động có mục đích lên những tập thể người,thành tố cơ bản của hệ thống xã hội
- Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội
Từ những điểm chung của các định nghĩa trên ta có thể hiểu: Quản lýbao gồm các yếu tố như: Phải có chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tácđộng “Ai quản lý? “đó là chủ thể quản lý (chủ thể chỉ có thể là một cánhân, hoặc một tổ chức do con người cụ thể lập nên) Còn “quản lý ai?”,
“quản lý cái gì ?” , quản lý sự việc đó là khách thể quản lý (hay còn gọi làđối tượng quản lý) Bên cạnh đó phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đãđịnh ra cho cả đối tượng và chủ thể mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo racác tác động
Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ, tác động qua lại,
hỗ trợ nhau Chủ thể quản lý thì sản sinh các giá trị vật chất và tinh thần cógiá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người thoả mãn mục đíchcủa quản lý
Quản lý ngày nay được coi là một trong năm nhân tố phát triển kinh
tế - xã hội: Vốn, nguồn lực lao động, khoa học - kỹ thuật, tài nguyên và sựquản lý, trong đó quản lý có vai trò mang tính quyết định sự thành công
Như vậy, rõ ràng “quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệthuật” và “ Hoạt động quản lý vừa có tính chất khách quan vừa mang tínhchủ quan, vừa có tính pháp luật nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi…chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất” [28, Tr15]
1.2 Chức năng quản lý:
Từ những quan niệm chung về quản lý, chóng ta thấy quản lý là mộtthuộc tính gắn liền với xã hội ở một giai đoạn phát triển của nó, khi xã hội
Trang 12phát triển đến một trình độ nhất định thì quản lý được tách ra thành mộtchức năng riêng của lao động xã hội, từ đó xuất hiện những bộ phận người,những tổ chức và cơ quan chuyên hoạt động quản lý- đó là những chủ thểquản lý; số còn lại là những đối tượng quản lý hay còn gọi là khách thểquản lý.
Vì là một thuộc tính gắn liền với xã hội nên quản lý có hai chứcnăng cơ bản: duy trì và phát triển Để đảm bảo thực hiện được hai chứcnăng này hoạt động quản lý bao gồm bốn chức năng cụ thể:
- Lập kế hoạch
- Tổ chức thực hiện kế hoạch
- Chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch
- Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
Các chức năng này vừa mang tính độc lập tương đối, vừa liên quanmật thiết với nhau, tạo thành một chu trình quản lý
Sơ đồ: Quan hệ của các chức năng quản lý
(Theo Paul Hersy và Ken Blane Hard)
Trang 13theo Vì vậy, con người có nhu cầu lao động tập thể, hình thành nên cộngđồng và xã hội Trong quá trình hoạt động của mình, để đạt được nhữngmục tiêu, cá nhân phải có biện pháp như là dự kiến kế hoạch, sắp xếp tiếntrình, tiến hành và tác động lên các đối tượng bằng cách nào đó theo khảnăng của mình Hay nói cách khác, đây chính là các biện pháp quản lý giúpcon người đạt được mục tiêu đã định Trong quá trình lao động tập thể lạicàng không thể thiếu được các biện pháp quản lý, chẳng hạn như: xây dựng
kế họach hoạt động, sự phân công điều hành chung, sự hợp tác và tổ chứccông việc, các tư liệu lao động…
Có nhiều khái niệm khác nhau về biện pháp quản lý, theo F.W.Taylor: “Biện pháp quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển hợp với quyluật, đạt mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý”
Khi tìm hiểu về các biện pháp quản lý cũng cần phải xem xét kháiniệm phương pháp quản lý Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thứctác động có thể có và có chủ định của chủ thể quản lý lên đối tượng vàkhách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra Như vậy phương phápquản lý là khái niệm rộng hơn khái niệm biện pháp quản lý Phương phápquản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý, biện pháp quản lý làcần thiết trong quá trình quản lý Quá trình quản lý là quá trình thực hiệncác chức năng quản lý theo đúng các nguyên tắc đã được xác định, cácnguyên tắc đó được vận dụng và được thực hiện thông qua các phươngpháp quản lý nhất định và các biện pháp quản lý phù hợp Vì vậy, việc vậndụng các phương pháp quản lý cũng như áp dụng các biện pháp quản lý lànội dung cơ bản của quản lý
Tóm lại: Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những côngviệc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Hay nóicách khác, biện pháp quản lý là những phương pháp quản lý cụ thể trongnhững sự việc cụ thể, đối tượng cụ thể và tình huống cụ thể
Trang 142 Quản lý giáo dục:
2.1 Khái niệm quản lý giáo dục:
Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội Đây là mộthoạt động chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinhnghiệm lịch sử xã hội qua các thế hệ, đồng thời là một động lực thúc đẩy sựphát triển của xã hội Để hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dụcphải được tổ chức thành các cơ sở, tạo nên một hệ thống các cơ sở giáodục, điều này dẫn đến một tất yếu là phải có một lĩnh vực hoạt động có tínhđộc lập tương đối trong giáo dục, đó là công tác quản lý giáo dục, để quản
lý các cơ sở giáo dục có trong thực tiễn
Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, đã cónhững khái niệm như sau:
- Khái niệm của các tác giả nước ngoài:
+ Theo P.V Khuđôminxky: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có
kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khácnhau đến tất cả các khâu của hệ thống (Từ Bộ đến nhà trường) nhằm mụcđích đảm bảo việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sựphát triển toàn diện, hài hoà của họ [40,tr50]
+ Theo M.M Mechity Zade: Quản lý giáo dục là tập hợp những biệnpháp (tổ chức, phương pháp, cán bộ giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính, cungtiêu…) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệthống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về sốlượng cũng như chất lượng [51, tr17]
- Khái niệm của các tác giả trong nước:
+ Theo PGS – TS Trần Kiểm: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống,
có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khácnhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên
cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như
Trang 15các quy luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực củatrẻ em [41, tr 64].
+ Theo GS – TS Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục là hệ thốngnhững tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý(hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáodục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủnghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệtrẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [28,tr35]
+ Theo GS - VS Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục là quản lý trườnghọc, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm củamình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tớimục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng họcsinh [36, tr 26]
Những khái niệm trên tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng tựu chung
thì Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng
phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản
lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.
Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý chính là bộ máy quản lý cáccấp; đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật vàcác hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục - đào tạo
Nội dung của quản lý giáo dục một số vấn đề cơ bản sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển giáo dục
- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáodục, ban hành điều lệ nhà trường
- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, tiêu chuẩn nhàgiáo, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học
Trang 16- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý- giáo viên
- Huy động quản lý sử dụng các nguồn lực
- Quản lý giáo dục được phân công theo nguyên tắc khác nhau: Theođịa bàn lãnh thổ, theo chuyên môn – kỹ thuật, theo mục tiêu quản lý…
2.2 Đặc điểm của quản lý giáo dục:
Từ những khái niệm quản lý giáo dục trên đây, chúng ta có thể đưa
ra các đặc điểm của quản lý giáo dục như sau:
Thứ nhất: Quản lý bao giờ cũng chia thành chủ thể quản lý và đối
tượng bị quản lý Đây là đặc điểm cơ bản của quản lý nói chung và quản lýgiáo dục nói riêng Quản lý giáo dục là quản lý việc đào tạo con người, việchình thành và hoàn thiện nhân cách, việc tái sản xuất nguồn lực con người.Đối tượng quản lý ở đây là những ai thực hiện hoặc nhận sự GD-ĐT
Thứ hai: Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin
và đều có mối liên hệ ngược Quản lý được diễn ra nhờ các dấu hiệu đó làthông tin Thông tin chính là các tín hiệu mới, được thu nhận, được hiểu vàđược đánh giá là có Ých cho các hoạt động quản lý (Cho các chủ thể quản
lý và đối tượng bị quản lý)
Thứ ba: Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi (luôn biến
Trang 172.3 Bản chất của quản lý giáo dục:
“Bản chất là thực chất cơ bản, bên trong của sự vật, hiện tượng”
[46] Với ý nghĩa như trên, khi xem xét bản chất của quản lý giáo dục lànghiên cứu tính chất quản lý giáo dục qua các mặt: Nhận thức luận, tâm lýhọc, điều khiển học Nhìn nhận hiện tượng trên sẽ cho chóng ta một biểutượng hoàn chỉnh về nó, giúp chúng ta nhận thức và giải quyết các vấn đề
lý thuyết và thực tiễn quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý quátrình GD-ĐT đúng đắn hơn Kinh nghiệm cho thấy, quản lý phải xuất phát,nắm vững, quán triệt các quy luật của vấn đề đặt ra gắn liền với thực trạnghiện thực của hệ thống, nó được ý thức đầy đủ, đúng đắn qua đầu vào Cácyếu tố nghiệp vụ của quản lý gắn bó hữu cơ, hài hòa, ăn khớp với nhau từmục tiêu, nguyên tắc, chức năng, phương pháp, cơ cấu tổ chức và cán bộ
3 Quản lý nhà trường:
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại: Tác động của những chủ thểquản lý bên trên và bên ngoài nhà trường, tác động của những chủ thể quản
lý trên, trong nhà trường
Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan quản
lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn tạo điều kiện cho hoạt động giảngdạy, học tập, giáo dục của nhà trường
Quản lý nhà trường cũng gồm những chỉ dẫn, quyết định của cácthực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trườngnhư cộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm địnhhướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thựchiện phương hướng phát triển đó
Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường baogồm các hoạt động: Quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trìnhdạy học - giáo dục; quản lý CSVC, trang thiết bị dạy học; quản lý tài chínhtrường học, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng
4 Quản lý giáo dục tiểu học:
Trang 18Theo cách hiểu QLGD như đã nêu ở trên, thực chất QLGD suy chocùng là hệ thống những tác động có tính khoa học theo mét quy trình vànguyên tắc nhất định vào các họat động của nhà trường để các hoạt độngnày vận hành theo đúng mục tiêu Trường học là bộ phận cấu thành của hệthống giáo dục, vì vậy để thành tố này vận hành và phát triển thì bản thânnhà trường cũng cần phải quản lý Quản lý trường học có thể hiểu như một
bộ phận của QLGD nói chung Như vậy quản lý nhà trường cũng chính làQLGD nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nềntảng, đó là nhà trường Vì thế QLGD tiểu học là vận dụng tất cả các nguyên
lý chung của QLGD đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường theo mục tiêuđào tạo của bậc học tiểu học là:
“Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học THCS”
Quản lý giáo dục tiểu học có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý:(Có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch) Mang tính tổ chức sư phạm của chủthể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dụctrong và ngoài nhà trường, huy động họ cùng hợp tác, phối hợp tham gia vàomọi hoạt động của nhà trường, nhằm đặt được những mục tiêu xác định
5 Quản lý hoạt động dạy học trong quản lý giáo dục:
5.1 Khái niệm dạy học:
Tri thức của nhân loại ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn Kháiniệm dạy học cũng cần được mở rộng nội hàm nhằm thích ứng với nhữngyêu cầu về nhân cách người học qua những hoàn cảnh xã hội khác nhau vàphù hợp với các phương thức dạy học khác nhau Trên cơ sở lý luận của triếthọc Mác - Lênin về hoạt động nhận thức của con người, các nhà khoa học đãtiếp cận dạy học bằng sự xem xét mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của
Trang 19hoạt động dạy học để lý giải các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học đểphân tích các thành tố cấu trúc đó từ những góc độ khoa học khác nhau.
Dưới góc độ của giáo dục học: “Hoạt động dạy học là hoạt động đặc
trưng cho bất cứ các loại hình nhà trường và xét theo quan điểm tổng thể, dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất…với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn được xem là con đường hợp lý, thuận lợi nhất, giúp cho học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức có thể lĩnh hội được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển thành phẩm chất, năng lực, trí tuệ của bản thân” [30, tr 172], “ Cá nhân người học vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình đó” [31, tr 111].
Ở góc độ xã hội học giáo dục “Dạy học còn được xem như là một
diễn tiến vị thế xã hội của con người vì qua đó, con người luôn hoạt động
và phát triển trong sự tiếp thu, lĩnh hội và chuyển hoá theo mục tiêu xác định của giáo dục phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi và diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi người” [30, tr 172].
Dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách, làquá trình tác động qua lại giữa thày và trò nhằm truyền thụ và lĩnh hội trithức khoa học, kinh nghiệm xã hội, kỹ năng, kỹ xảo, hoạt động nhận thứcthực tiễn, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sángtạo và xây dựng các phẩm chất của cá nhân người học
Học là một hoạt động trong đó học sinh là chủ thể, khái niệm khoahọc là đối tượng chiếm lĩnh Học là quá trình tự giác, tích cực, tự chiếmlĩnh tri thức dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên Chiếm lĩnh tri thức,khái niệm khoa học còn được hiểu là tái tạo khái niệm, tri thức cho bảnthân, thao tác với nó, sử dụng nó như công cụ, phương pháp để chiếm lĩnhcác tri thức, khái niệm khác, mở rộng, đào sâu cho khái niệm đó và vốn trithức
Trang 20Học có hai chức năng thống nhất với nhau: Lĩnh hội và tự chiếmlĩnh, lĩnh hội là tiếp thu thông tin dạy của thầy, của sách giáo khoa… và tựđiều khiển là tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức của bản thân.
Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình dạy học của học sinh đểhình thành và phát triển nhân cách cho học sinh Nếu học nhằm mục đíchchiếm lĩnh khái niệm khoa học thì dạy lại có mục đích là điều khiển sự họctập Dạy có hai chức năng thường xuyên tương tác với nhau, thâm nhậpvào nhau là truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển thông tin dạy học vàđiều khiển hoạt động dạy học
Quá trình dạy học bao gồm ba thành tố cơ bản: Khái niệm khoa học,dạy và học
Khái niệm khoa học là nội dung bài học, là đối tượng lĩnh hội, chiếmlĩnh của học sinh Nó là một trong các yếu tố khách quan quyết định lô gíccủa bản thân quá trình dạy học
Tóm lại: Quá trình dạy học là một quá trình, trong đó dưới tác độngchủ đạo (Tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) của thầy, học sinh tự giác, tích cực
tổ chức tự điều khiển hoạt động nhận thức, nhằm thực hiện tốt các hoạtđộng dạy học
Để đạt được mục đích dạy học, người dạy và người học đều phảiphát huy các yếu tố chủ quan của cá nhân ( phẩm chất, năng lực) để xácđịnh nội dung, lựa chọn phương pháp, tìm kiếm các hình thức, nội dungtrên được thực hiện tuân theo sự quản lý, điều hành của các cấp quản lýgiáo dục, theo kế hoạch thống nhất, có sự tổ chức và được kiểm tra đánhgiá Nói cách khác, trong quá trình dạy học suất hiện sù lao động chung củanhóm: Người quản lý, người dạy và người học Mối quan hệ giữa các hoạtđộng dạy học là mối quan hệ biện chứng
5.2 Quản lý hoạt động dạy học trong quản lý giáo dục:
Quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý giáodục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng Quản lý hoạt động dạy học
Trang 21trong nhà trường là quản lý trực tiếp các hoạt động giáo dục diễn ra ởtrường nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo và nguyên lý giáo dục theo tinhthần Nghị quyết Trung Ương 2 Khoá VIII của Đảng công sản Việt Nam: “
Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục,
mỹ dục, ở tất cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và khả năng thực hành.” [3, tr 33]
Trong mỗi trường học hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm, làhoạt động quan trọng nhất Hoạt động này chiếm hầu hết thời gian trong cáchoạt động giáo dục, nó chi phối các hoạt động giáo dục khác trong nhàtrường
Quản lý hoạt động dạy học chính là quản lý quá trình dạy học “Quá
trình dạy học là tập hợp những hành động tiếp diễn của giáo viên và của học sinh được giáo viên hướng dẫn, hành động này nhằm làm cho học sinh
tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo và trong quá trình
đó, phát triển được năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hoá lao động trí óc và chân tay, hình thành những cơ sở của thế giới quan và hành vi Cộng sản chủ nghĩa” [47, tr 51].
Nếu xét quá trình dạy học như là một hệ thống thì trong đó, quan hệgiữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mốiquan hệ điều khiển Với tác động sư phạm của mình, thày tổ chức, điềukhiển hoạt động học tập của trò Một kết luận có giá trị thực tiễn rót ra từ
sự phân tích đối với người quản lý nhà trường là: Hành động quản lý (Điềukhiển hoạt động dạy học) chủ yếu tập trung của thầy trực tiếp với thầy, giántiếp với trò, thông qua hoạt động dạy của thầy quản lý hoạt động của trò vàcác điều kiện vật chất kỹ thuật
Cũng như quá trình dạy học nói chung, quá trình dạy học tiểu học làmột quá trình xã hội, gắn liền với hoạt động dạy của thầy và hoạt động họccủa trò với tư cách là hoạt động của hai chủ thể Các hoạt động trong quátrình dạy học nhằm mục đích nhất định, trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ
Trang 22xác định Để truyền tải nội dung dạy học từ phía chủ thể giáo viên đến chủthể học sinh, phải có những phương pháp dạy học và phương tiện dạy họcnhất định Các hoạt động này được tổ chức sắp xếp theo các hình thức dạyhọc khác nhau Cuối cùng sau mét chu trình vận động, các hoạt động dạy
và hoạt động học phải đạt được kết quả dạy học mong muốn
Như vậy, quá trình dạy học tiểu học với tư cách là một hệ thống baogồm những nhân tố, những thành tố cơ bản sau: Mục đích và nhiệm vụ dạyhọc; Nội dung dạy học; Thầy và hoạt động dạy, trò và hoạt động học; Cácphương pháp và phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học; kếtquả dạy học
Tất cả các nhân tố cấu trúc của hệ thống quá trình dạy học tiểu họcđều tồn tại trong mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau Mặt khác,toàn bộ hệ thống quá trình dạy học lại có mối quan hệ qua lại và thống nhấtcác môi trường của nó
Dạy học cần có môi trường giáo dục thuận lợi cả ở hai phương diện vĩ
mô và vi mô Môi trường vĩ mô là môi trường kinh tế - xã hội phát triển vàmôi trường công nghệ tiên tiến Môi trường vi mô là môi trường giáo dục giađình, nhà trường và các mối quan hệ trong cộng đồng thuận lợi, tích cực
Sự vận động và phát triển của quá trình dạy học tiểu học là một kếtquả tác động biện chứng và thống nhất giữa các yếu tố kể trên Kết quả dạyhọc là kết quả phát triển của toàn bộ hệ thống Muốn nâng cao chất lượngquá trình dạy học phải nâng cao chất lượng tổng hợp của toàn bộ hệ thống
Nội dung của quản lý hoạt động dạy học bao gồm nhiều hoạt động,quan hệ đến nhiÒu đối tượng, đến nhiều mặt, đến nhiều lĩnh vực, nhiềuphương diện, rất da dạng và phong phú Có thể nói một cách khái quát làmọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm điều kiện tốt nhất để hoạt độngdạy học đạt chất lượng và hiệu quả cao
5.3 Công cụ quản lý hoạt động dạy học trong quản lý giáo dục:
Trang 23Công cụ là vật dụng, là phương tiện mang tính điều kiện, do conngười sáng tạo ra, nó có thể được sử dụng để tiến hành một hoạt độnghướng đích nào đó đem lại hiệu quả cho người sử dụng.
Trong quản lý giáo dục, công cụ quản lý hoạt động dạy học là cácphương tiện mang tính điều kiện chủ quan và khách quan, giúp cho chủ thểquản lý dùng nó để thực hiện các chức năng quản lý trong hoạt động giáodục nhằm đạt mục tiêu giáo dục
Đối với trường tiểu học, công cụ quản lý hoạt động dạy học của cáccấp quản lý giáo dục là chế định xã hội, các tổ chức nhân lực, tài lực – vậtlực, thông tin quản lý và môi trường quản lý
Chế định xã hội:
Chế định xã hội được hiểu là toàn bộ những quy định và những quan
hệ pháp lý được quy định đối với mọi hoạt động xã hội Điều 12 hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) khẳng định “ Nhà nước
quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” Luật pháp vừa là nội dung vừa là cơ sở để thiết lập các chế
định xã hội là một trong các phương tiện nhằm thực hiện mục tiêu quản lýcác hoạt động xã hội
Chế định trong giáo dục và đào tạo là một bộ phận của chế định xãhội nhằm điều chỉnh lĩnh vực giáo dục và đào tạo như luật pháp nói chung
và Luật Giáo dục nói riêng, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, điều
lệ trường học, các quy chế của ngành và các nội quy của mỗi cơ sở giáodục
Bộ máy tổ chức và nhân lực:
Bộ máy tổ chức và nhân lực trong quản lý chỉ kết quả đã có về: Cơcấu chủ định và về cơ chế hoạt động của tổ chức, về vai trò, nhiệm vụ haychức vụ đã được hợp thức hoá; về kết quả của cách thức thiết kế, xắp xếp, bốtrí, bồi dưỡng, điều hành và phát triển đội ngũ nhân sự trong một tổ chức
Trang 24Trong giáo dục bộ máy tổ chức và nhân lực là các cán bộ quản lýgiáo dục, giáo viên, học sinh, nhân viên phục vụ dạy học và các lực lượngtham gia các mặt giáo dục khác trong nhà trường.
Nguồn tài lực và vật lực:
Nguồn tài lực và vật lực là khái niệm nói về tài chính, cơ sở vật chất
kỹ thuật, sản phẩm công nghệ được huy động và sử dụng vào hoạt độngquản lý Trong quản lý, chủ thể quản lý phải huy động tối đa và tận dụnghết công suất của nguồn tài lực vật lực để thực hiện mục tiêu Nói cáchkhác nguồn tài lực và vật lực là một trong những phương tiện chủ yếu đểchủ thể quản lý thực hiện mục tiêu quản lý
Nguồn tài lực và vật lực trong dạy học là tài chính, cơ sơ vật chất, kỹthuật, phương tiện, thiết bị và các điều kiện được huy động phục vụ chohoạt động dạy học trong các nhà trường
Thông tin quản lý và môi trường quản lý:
Theo Shannon thì “Thông tin là độ bất định được giảm bớt, bị thủ
tiêu” Đối với bất kỳ hoạt động nào, khi nói đến độ bất định được giảm bớt,
bị thủ tiêu là nói đến sự hiểu biết về đối tượng chính xác hơn; khi nói mộtthuộc tính chung nhất của vật chất là nói đến những phản ánh của vật chất
mà con người cần nhận biết Như vậy, nói chung thông tin là những gì cầnnhận biết của con người về thế giới khách quan và thông tin quản lý lànhững gì chủ thể quản lý cần nhận biết về đối tượng mà họ quản lý Môitrường quản lý là những yếu tố khách quan về tự nhiên và xã hội ảnhhưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình quản lý Như vậy môi trườngcủa hoạt động vừa là điều kiện vừa là phương tiện để thực hiện mục đíchquản lý
Trong quản lý hoạt động dạy học, thông tin và môi trường bao gồmcác vấn đề mà chủ thể quản lý cần hiểu biết và vận dụng như: Mục đích,nội dung, chương trình, phương pháp, năng lực của chủ thể dạy học, cơ sởvật chất và thiết bị trường học, chất lượng và hiệu quả dạy học…; đặc điểm
Trang 25của điều kiện của môi trường tự nhiên như: vị trí địa lý, khí hậu, sinh thái,dân số…và xã hội; Cơ chế tổ chức và quản lý xã hội nói chung và bầukhông khí sư phạm trong nhà trường nói riêng.
Trong quản lý hoạt động dạy học cần phát huy tối đa hiệu suất củacông cụ quản lý hoạt động dạy học nhằm thực hiện được mục tiêu quản lýdạy học
6 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học;
“Biện pháp” là cách làm, cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể nào
đó Trong QLGD biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành củachủ thể nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đềtrong công tác quản lý, làm cho hệ vận hành đặt mục tiêu mà chủ thể quản
lý đã đề ra phù hợp với quy luật khách quan
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của phòng giáo dục là nhữngcách thức tiến hành của phòng giáo dục để tác động đến những lĩnh vựctrong quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt độngnày và nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học
Trang 26III MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC:
1 Giáo dục tiểu học:
1.1 Đặc điểm của trường tiểu học:
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của giáo dục phổ thông Trườngtiểu học là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân Trường tiểu học
Hệ thống trường tiểu học bao gồm các loại hình trường lớp sau:
- Trường tiểu học công lập do nhà nước tổ chức và quản lý
- Trường tiểu học bán công, do nhà nước và nhân dân cùng tổ chức
và quản lý
- Trường tiểu học dân lập do một tổ chức nhà nước, một cơ quanđoàn thể quần chúng hoặc tổ chức xã hội đứng ra thành lập và bảo trợ
- Lớp tiểu học gia đình do cha mẹ học sinh có đủ năng lực và trình
độ chuyên môn tự nguyện tổ chức và trực tiếp giảng dạy
- Lớp tiểu học linh hoạt do các cá nhân từ thiện, các tổ chức nhànước và các tổ chức xã hội tự nguyện thành lập cho những trẻ em có khókhăn về hoàn cảnh gia đình, về đời sống, về sức khoẻ, những trẻ em tàn tật,không có điều kiện theo học các trường lớp chính quy
Trang 27Lớp tiểu học linh hoạt và lớp học gia đình được một trường tiểu họcchính quy trong khu vực bảo trợ và quản lý theo chỉ định của Phòng giáodục.
Trường tiểu học có thể tổ chức nội trú hoặc bán trú cho một phầnhoặc toàn thể học sinh, tuỳ thuộc theo yêu cầu và khả năng của nhà trường,của cha mẹ học sinh và của địa phương
1.2 Vị trí, vai trò của giáo dục tiểu học:
Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14tuổi; được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp một đến lớp năm Tuổi củahọc sinh vào học lớp một là 6 tuổi ( Điều 22 - Luật GD)
Trường tiểu học là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dânnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhằm hình thành ở học sinh cơ
sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt nam xãhội chủ nghĩa theo mục tiêu giáo dục tiểu học Lịch sử của bậc học này, kể
từ sau cách mạng tháng tám (1945) đã nhiều lần thay đổi tên gọi; cụ thể là:
Theo sắc lệnh số 146/SL ngày 10/8/1946 của Chủ tịch nước ViệtNam dân chủ cộng hòa, bậc học đầu tiên của nền giáo dục quốc dân Việt
Nam gọi là “Bậc học cơ bản”
Cải cách giáo dục lần thứ hai năm 1956, bậc học này gọi là bậc phổthông cấp một
Cải cách giáo dục lần thứ ba năm 1979, Bậc học phổ thông cấp mộtđược sáp nhập với bậc phổ thông cấp hai để thành bậc phổ thông cơ sở
Luật phổ cập giáo dục tiểu học nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam chính thức định danh cho bậc học này là bậc“Giáo dục tiểu học” bậc
học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân
Trong hệ thống giáo dục quốc dân bậc giáo dục tiểu học được xếpvào giáo dục phổ thông (gồm hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học;bậc trung học có hai cấp học là cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổthông)
Trang 28Vị trí của bậc tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân được thểhiện ở sơ đồ sau:
Trang 29Sơ đồ : Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
dục tiểu học:
Mục tiêu giáo dục tiểu học bao gồm những phẩm chất và những nănglực chủ yếu cần hình thành cho học sinh tiểu học để góp phần vào quá trìnhđào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đạihoá và hội nhập quốc tế
Mục tiêu giáo dục tiểu học được xác định trong điều 23 của Luật Giáo
dục như sau: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.
Mục tiêu giáo dục tiểu học nêu như trên đã khảng định:
+ Phát triển toàn diện con người là mục tiêu chung và lâu dài của giáodục phổ thông Giáo dục tiểu học chỉ hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đó
+ Con người phát triển toàn diện phải có đầy đủ các phẩm chất vànăng lực về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và phải có các kỹ năng cơbản để tiếp tục học lên, sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc
+ Học xong bậc tiểu học, học sinh phải tiếp tục học trung học cơ sở.Mục tiêu giáo dục tiểu học được cụ thể hoá thành mục tiêu của các mônhọc và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình tiểu học Đặc biệt,
Gi¸o dôc
mÇn non
Gi¸o dôc phæ th«ng
TiÓuhäc
Trang 30mục tiêu giáo dục tiểu học đã cụ thể hoá thành các yêu cầu cơ bản cần đạtcủa học sinh tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng,thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi, định hướng… Các yêu cầu cơ bản nàylại phân định thành các mức độ phù hợp với từng lớp ở bậc tiểu học.
Từ mục tiêu này, học sinh học xong bậc tiểu học phải đạt đượcnhững yêu cầu sau:
- Có lòng nhân ái, mang bản sắc con người Việt Nam: Yêu quêhương, đất nước, hòa bình và công bằng, bác ái, kính trên, nhường dưới,đoàn kết và sẵn sàng hợp tác với mọi người; Có ý thức về bổn phận củamình đối với người thân, bạn bè, cộng đồng, môi trường sống; Tôn trọng vàthực hiện đúng pháp luật, các quy định của nhà trường, khu dân cư, nơicông cộng, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trung thực
- Có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội con người và thẩm mỹ, có khảnăng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thânthể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật
- Biết cách học tập, biết tự phục vụ, biết sử dụng một số đồ dùngtrong gia đình và công cụ lao động bình thường; biết vận dụng và làm một
số việc như chăn nuôi, trồng trọt, giúp đỡ gia đình
1.4 Nội dung giáo dục tiểu học:
Nội dung giáo dục tiểu học là thành tố quy định những chuẩn mựchành vi có liên quan đến các mặt đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, lao động củagiáo dục cho học sinh tiểu học Nội dung giáo dục chịu tác động địnhhướng của mục đích, nhiệm vụ giáo dục và tạo ra nội dung hoạt động giáodục của giáo viên và hoạt động giáo dục tự giác của học sinh
- Nội dung giáo dục tiểu học bao gồm nội dung dạy học và nội dungcác hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Chương trình tiểu học mới (2000) được cấu trúc theo hai giai đoạnhọc tập:
Trang 31+ Giai đoạn các lớp 1, 2,3 gồm 6 môn học: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức,
Tự nhiên và xã hội, Nghệ thuật, Thể dục
+ Giai đoạn các lớp 4, 5 gồm 9 môn học : Tiếng Việt, Toán, Đạo đức,Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Kỹ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, ThÓ dục
Đối với các trường, lớp đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về giáo viên,
về cơ sở vật chất và thiết bị và được sự thỏa thuận của gia đình học sinh cóthể tổ chức dạy học tiếng nước ngoài và tin học, tổ chức bồi dưỡng nănglực học tập và hoạt động giáo dục theo chương trình dạy học tự chọn(không bắt buộc) do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Gồm các hoạt động vui chơi,giải trí và các họat động xã hội
Khác với các bậc học khác, ở bậc tiểu học mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ dạytất cả các môn đối với học sinh trong một lớp Học sinh trong lớp đó chịu tácđộng chủ yếu của một giáo viên Do vậy mỗi giáo viên phải có phẩm chất đạođức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, không ngừng rèn luyện, học tập tudưỡng bản thân nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh
1.5 Phương pháp giáo dục tiểu học:
Phương pháp giáo dục tiểu học là những thành tố quy định hệ thốngnhững cách thức tác động đến sự hình thành và phát triển ở học sinh tiểuhọc những hành vi và thói quen, trên cơ sở ý thức tình cảm tích cực, phùhợp với các chuẩn mực, hành vi đã được quy định
Hệ thống phương pháp này rất phong phú, đa dạng, chúng có tác dụngtạo nên cách thức giáo dục cho giáo viên và tự giáo dục cho học sinh
+ Theo điều 24 Luật giáo dục ghi“ Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đÕn tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Đối với học sinh
tiểu học thì phương pháp tự học được hiểu và vận dụng như sau: Học sinh
Trang 32tự giác, thích thú thực hiện nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáoviên, học sinh biết đặt câu hỏi, tự kiểm tra đánh giá kết quả làm bài và biếtsửa chữa những sai sót trong bài làm của mình Yêu cầu dạy học ở tiểu học
là phải nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng, vì thế phương pháp giáo dục tiểuhọc cần đảm bảo nguyên tắc
- Học sinh là nhân vật trung tâm trong giờ học tập, vui chơi, rèn luyện.(trên lớp và ngài giờ lên lớp) hoạt động theo sự hướng dẫn của giáo viên.Phải phát huy tính tích cực, độc lập chủ động của từng học sinh, của tập thểhọc sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
- Giáo viên chủ động, sáng tạo lựa chọn và phối hợp các phương phápphù hợp với đặc điểm từng môn, từng hoạt động vui chơi với từng độ tuổihọc sinh, từng vùng
- Coi trọng tác động tình cảm, biết kích động, nêu gương đúng mức vàkịp thời, tạo cho học sinh thường xuyên có niềm vui và hứng thú học tập vàrèn luyện, biết tự giác thực hiện nghiêm túc những yêu cầu gíao dục
- Đa dạng hóa những hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướngphát huy tài năng của cả người dạy và người học
- Nhà trường phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với gia đình và xãhội, xây dựng môi trường giáo dục thống nhất
- Loại trừ mọi phương pháp trái với mục tiêu giáo dục như: Thuyếtgiáo nhồi sọ, áp đặt, đánh đập, sỉ nhục học sinh Lí thuyết viển vông họckhông đi đôi với hành; không phù hợp với từng loại đối tượng và hoàn
cảnh riêng của học sinh; giáo dục kiểu “trung bình chủ nghĩa”.
Hiện nay giáo viên và học sinh tiểu học thường áp dụng một sốphương pháp dạy học cơ bản sau:
Trang 33- Phương pháp thông báo - tái hiện.
- Nhóm các phương pháp thực hành
- Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
Việc vận dụng các phương pháp dạy học như thế nào để thu được kếtquả cao là yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay
Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 có
nêu:“Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục Chuyển từ việc
truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội”
Giáo dục tiểu học, giáo viên phải dạy đủ, dạy tốt 9 môn học, đòi hỏigiáo viên phải tinh thông cả kiến thức tự nhiên và kiến thức xã hội bêncạnh đó học sinh nhỏ tuổi khả năng độc lập, chủ động chưa cao nên việcphát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh là rất khó khăn, đòihỏi giáo viên phải thật khéo léo động viên khích lệ thì chất lượng dạy học
và giáo dục mới đạt được kết quả mong muốn
2 Vai trò của Phòng Giáo dục trong quản lý hoạt động dạy học đối với trường tiểu học:
Trường tiểu học là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục, có tư cách phápnhân và con đấu riêng Tên trường được ghi trên quyết định thành lậptrường, tên con dấu và các giấy tờ giao dịch của trường
Hệ thống quản lý bậc tiểu học gồm 4 cấp ( Theo khoản 2, khoản 4 điều 87 Luật Giáo dục)
-Cấp Bé: Vụ giáo dục tiểu học; Vụ quản lý giáo viên về vấn đề đào
tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học; Vụ Tổ chức cán bộ quản lý về chế độ
Trang 34chính sách; Các cơ quan nghiên cứu giáo dục tiểu học thuộc viện khoa họcgiáo dục và Viện nghiên cứu phát triển giáo dục.
Cấp sở: Phòng giáo dục Tiểu học.
Cấp phòng: Phòng giáo dục huyện, quận.
Cấp trường: Các trường tiÓu học hoặc phổ thông cơ sở.
Các trường tiểu học do Phòng giáo dục huyện (hoặc cấp tươngđương) trực tiếp quản lý UBND xã (phường, thị trấn) có trách nhiệm quản
lý hành chính các trường, lớp tiểu học đóng trên địa bàn mình quản lý
Về nội dung quản lý nhà nước về giáo dục Điều 86 Luật giáo dụcghi:
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:
1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác.
3 Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp phát văn bằng.
4 Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
5 Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán
Trang 359 Quy định tặng các danh hiệu vinh dù cho những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;
10 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và sử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
Theo quy định Phòng Giáo dục là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷban nhân dân huyện, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về giáo dục tại địa phương Phòng Giáo dụcchịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhândân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ vào sự phân cấp quản lý và các nội dung quản lý nhà nước vềgiáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng do Nhà nước và Phápluật quy định; Trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến nội dungquản lý hoạt động dạy học của Phòng Giáo dục đối với các trường tiểu họctrên địa bàn huyện
Phòng Giáo dục thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối vớihoạt động dạy học trên các nội dung sau:
+ Hoạt động quản lý xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viêncác trường tiểu học
+ Quản lý quá trình dạy học ở các trường tiểu học ( quản lý mục tiêu,chương trình, kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học, chất lượng dạy học,
Trang 36thành động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học thì trong quá trìnhquản lý cần phải tuân thủ các tư tưởng chỉ đạo sau:
+ Cải tiến công tác quản lý dạy học phải dựa trên nền tảng của chủnghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện một cách sáng tạobằng những quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển giáo dục tronggiai đoạn mới
+ Phải tôn trọng các quy luật duy vật biện chứng trong phân tích,đánh giá thực trạng giáo dục cũng như trong việc tìm kiếm các giải pháp,biện pháp quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả
+ Phải quán triệt mục tiêu, nguyên lý giáo dục trong quá trình dạy
học, đó là tư tưởng về mô hình nhân cách “Con người phát triển toàn
diện” và chiến lược “Phát triển toàn diện con người” đó là nguyên lý:
“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” Mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng phải xuyên
suốt trong chỉ đạo tăng cường quản lý nội dung, chương trình, phương phápdạy học
+ Tăng cường quản lý hoạt động dạy học phải tiến hành đồng thời cả
vÒ nội dung, phương pháp, tư duy và phong cách quản lý hoạt động dạyhọc, tiếp cận xu thế dạy học hiện đại và giữ vững định hướng XHCN tronggiáo dục và đào tạo
4 Một số đặc trưng về quản lý hoạt động dạy học của Phòng Giáo dục:
4.1 Tham mưu cho lãnh đạo và và các cấp quản lý giáo dục.
Trường tiểu học dù hoạt động theo phương thức nào: Công lập, dânlập, bán công, lớp linh hoạt… đều chịu sự quản lý nhà nước của các cơquan quản lý giáo dục theo sư phân công, phân cấp của Chính phủ Đối vớitrường tiểu học thì Chủ tịch UBND huyện (quận) có quyền ra quyết địnhthành lập và Phòng Giáo dục huyện trực tiếp quản lý
Trang 37Phòng Giáo dục quản lý nhà trường tiểu học theo bốn chức năngquản lý, đó là:
+ Chức năng kế hoạch hoá: Là chức năng hoạch định (đây là chức
năng quan trọng nhất) Thực chất chức năng này là định ra được mục tiêu,chương trình chiến lược, kế hoạch duy trì hoạt động dạy học và giáo dụccủa các trường tiểu học và thực hiện phát triển bậc học một cách bền vững
+ Chức năng tổ chức: Thực chất chức năng này là hình thành nhóm
các trường, tạo ra sự phân hệ gắn kết với nhau thành hệ thống, vận độngcho từng phân hệ và toàn bộ hệ thống đạt tới mục tiêu mong muốn
+ Chức năng điều khiển: Là điều phối các hoạt động chung, tạo ra sự
cân bằng động để phát triển tổng thể một cách tối ưu
+ Chức năng kiểm tra: Chức năng này nhằm kịp thời phát hiện các
sai sót bất cập trong quá trình hoạt động
Ngoài bốn chức năng trên còn có chức năng điều chỉnh, đó là việcsửa chữa các sai sót, bất cập cần điều chỉnh trong quá trình quản lý hoạtđộng dạy học ở các trường tiểu học, đưa ra các biện pháp khắc phục
4.2 Phối hợp các lực lượng xã hội trong việc quản lý hoạt động dạy học.
Đây là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhànước ta đang đẩy mạnh chủ trương XHH giáo dục
Nếu xem xét dưới góc độ Giáo dục học, muốn nâng cao chất lượnggiáo dục của một nhà trường cần phải có sự phối hợp hữu hiệu giữa các lựclượng giáo dục như: Nhà trường - Gia đình - Xã hội Còn nếu xem xét quátrình dạy học là một quá trình xã hội thì việc giáo dục nói chung và hoạtđộng dạy học nói riêng không chỉ bó hẹp ở một cá nhân, một tập thể sưphạm, một nhà trường mà cần có sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể xãhội,… cùng chăm lo nâng cao được chất lượng giáo dục
4.3 Phương pháp quản lý hoạt động dạy học:
Trang 38+ Quản lý thông qua việc triển khai các văn bản của cấp trên vềnhiệm vụ dạy học bằng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện.
+ Tạo ra nền nếp, tác phong, lề lối làm việc, chấp hành nội quy, quychế chuyên môn, nêu cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý và giáoviên trường tiểu học trong hoạt động dạy học
+ Quản lý trực tiếp thông qua việc thanh tra, kiểm tra thường xuyênhoặc định kỳ các hoạt động trong đó coi trọng hoạt động dạy học
Trang 39Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC CỦA PHÒNG GIÁO DỤC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN GIA VIỄN TỈNH NINH BÌNH.
I KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA HUYỆN GIA VIỄN TỈNH NINH BÌNH.
1 Những đặc điểm về kinh tế - xã hội của huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình:
1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, dân cư:
Huyện Gia Viễn được thành lập năm 669 với tên gọi Như Viễn, sauđổi thành An Viễn, từ thời Trần đến nay gọi là Gia Viễn
Vị trí địa lý: Gia Viễn nằm ở phía tây bắc tỉnh Ninh Bình, Phía bắc
giáp huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) và huyện Thanh Liêm (Hà Nam) PhíaTây Nam Giáp huyện Nho Quan Phía Đông Nam giáp huyện Ý Yên (NamĐịnh) và huyện Hoa Lư
Tổng diện tích tự nhiên: 17846,37 ha trong đó diện tích đất nông
nghiệp chiếm 51,7%, diện tích đồi rừng 48,3% Phần lớn diện tích đất làđồng chiêm trũng đang được cải tạo, địa hình không bằng phẳng, vừa cónúi đá vừa có đồi và ruộng trũng Theo đặc điểm về địa hình, có thể phânGia Viễn thành ba vùng khá rõ rệt : Vùng núi đá vôi tập trung ở phía Bắc
và Đông Nam vùng bán sơn địa ở phía Tây Nam và vùng đồng bằng nằm ởtrung tâm huyện
Dân sè: Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2003 tổng dân số toàn
huyện Gia Viễn có 117 356 người trong đó có 13,8 % dân số theo đạo thiênchúa Mật độ dân số trung bình là 657 người/ 1 km2 Tốc độ tăng dân số tựnhiên là 0,83 %, cư dân sống theo làng, xã Việt Nam Tập tục sinh hoạt vàsản xuất mang đặc trưng của dân cư đồng chiêm trũng đồng bằng Bắc bộ,sống chủ yếu bằng nghề lúa nước
Trang 401.2: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình:
Huyện Gia Viễn gồm có 21 đơn vị xã, thị trấn, trong đó có 6 xã miềnnúi, 4 xã nằm trong khu vực xả lũ của sông Hoàng Long
Về cơ cấu kinh tế Gia Viễn còn chậm chuyển đổi hơn so với cả nước,song do xuất phát điểm của huyện Gia Viễn thấp nên tốc độ tăng trưởngthấp hơn so với trung bình toàn tỉnh nhưng cao hơn mức tăng trưởng bìnhquân của cả nước trong giai đoạn 1996 - 2004 Nguồn thu nhập chủ yếu củanhân dân trong huyện là từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư và tiểu,thủ công nghiệp
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, với tinh thầnquán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết đại hộiĐảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV và Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyệnGia Viễn lần thứ XVIII, trên cơ sở thực trạng phát triển kinh tế - xã hội củahuyện, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2010 là:
1 Phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải đặt trong mối quan hệhữu cơ với định hướng phát triển chung của cả nước, của tỉnh Ninh Bình vàvùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với trọng tâm là phát triển công ngiệp và
du lịch – dịch vụ, kết hợp phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp theohướng công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn;
2 Phát huy mọi nguồn lực, trước hết là nguồn lực con người, khaithác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, tài nguyên du lịch, đávôi…), phát triển kinh tế theo hướng hình thành các sản phẩm mũi nhọnphù hợp với nhu cầu thị trường và phát huy tối đa lợi thế của huyện Chuẩn
bị tốt kết cấu hạ tầng để phát triển nhanh lĩnh vực du lịch kết hợp với điềudưỡng Có biện pháp hữu hiệu thu hút các nguồn lực bên ngoài đầu tư mởrộng sản suất công nghiệp, đặc biệt chú trọng việc hình thành các cụm côngnghiệp tập trung, tạo đà cho phát triển
3 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướngđẩy mạnh thâm canh, xoá chế độ độc canh cây lúa, tăng tỉ trọng nuôi trồng