1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học

100 1,1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 658,5 KB

Nội dung

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo dục đại học Việt Nam bước sang thế kỷ XXI, vấn đề nâng cao chấtlượng đào tạo đại học đang được đặc biệt coi trọng bởi lẽ tuy qui mô của giáo dụcđại học ngày càng tăng nhưng điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục còn thấp sovới các chuẩn mực quốc tế và khu vực Để có thể đào tạo được nguồn nhân lực cóchất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế thì đòi hỏi đội ngũ giáo viên cótrình độ cao, có các phương pháp và kỹ năng giảng dạy luôn được cập nhật ở tầmquốc tế

Trong những năm gần đây, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá ngày càng trởnên phổ biến rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực và giáo dục cũng không nằm ngoài xuthế đó Một hình thức giáo dục đào tạo mới ra đời đó là hình thức hợp tác đào tạoQuốc tế Hình thức này không chỉ mang đến môi trường học tập phong phú hơncho những người muốn tham gia mà còn là một hình thức bồi dưỡng và phát triểncán bộ giảng viên cực kỳ hiệu quả và có ích.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đầu ngành của cả nước về đàotạo kinh tế và quản trị kinh doanh Đi đôi với việc phát triển các chương trình đàotạo trong nước, các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế ngày càng được mở rộngvà đa dạng hơn về hình thức Và đây cũng chính là môi trường tốt khuyến khíchcác giảng viên trong trường tham gia để nâng cao năng lực giảng dạy của mình lêntầm quốc tế hay nói cách khác đây chính là một hình thức bồi dưỡng và phát triểnnăng lực giảng dạy của cán bộ giảng viên rất hiệu quả.

Để tạo ra một môi trường bồi dưỡng và phát triển năng lực giảng dạy của cánbộ giáo viên ngày càng rộng rãi và hiệu quả hơn thì việc thu thập thông tin vềnhững lợi ích mà chương trình hợp tác đào tạo quốc tế mang lại cho các giảng viênnói riêng và cho nhà trường nói chung là rất cần thiết Vì lí do đó em xin chọn đề

tài: “Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đàotạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đạihọc Kinh tế Quốc dân”.

Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương không kể lời nói đầu và kết luận

Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về điều tra xã hội học

Trang 2

Chương II: Xây dựng phương án điều tra đánh giá ảnh hưởng của đào tạoquốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên.

Chương III: Xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC1 Khái niệm và những vấn đề có liên quan

1.1 Khái niệm

Điều tra xã hội học được hiểu là phương pháp thu thập thông tin về các hiệntượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thểnhằm phân tích và đưa ra những kiến nghị đúng đắn đối với công tác quản lý.

Như vậy, từ định nghĩa có thể thấy đối tượng của điều tra xã hội học là cáchiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong những điều kiện thời gian và địa điểmcụ thể Những hiện tượng và quá trình này thể hiện mối quan hệ tác động qua lạigiữa con người với con người, giữa con người với xã hội và ngược lại Cụ thể các

mối quan hệ đó được thể hiện ở các lĩnh vực sau : Các hiện tượng về dân số, lao

động và việc làm; mức sống vật chất của dân cư và phân tầng xã hội; bảo hiểm vàbảo trợ xã hội; hôn nhân và gia đình; lối sống, trào lưu, thị hiếu; giáo dục - đàotạo; y tế và chăm sóc sức khoẻ; văn hoá - nghệ thuật - thể thao - giải trí; tôn giáo,tín ngưỡng và phong tục tập quán; dư luận xã hội, đạo đức xã hội và khuyết tật xãhội; cấu trúc xã hội và thiết chế xã hội; môi trường sinh thái.

Đối tượng nghiên cứu của điều tra xã hội học thường là các hiện tượng đadạng và phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực, mối quan hệ đan xen, chồngchéo lên nhau, do vậy việc đo lường chúng thường khó khăn hơn rất nhiều so với

Trang 3

việc đo lường các hiện tượng kinh tế khác Mặt khác, các hiện tượng trong điều traxã hội học thường mang tính chất định tính nhiều hơn nên chúng ta sẽ gặp rất nhiềuchỉ báo thống kê (là những chỉ tiêu phi lượng hoá)

Do tính chất phức tạp của đối tượng nghiên cứu nên việc thu thập số liệu sẽgặp rất nhiều khó khăn, vì vậy ta phải kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp để cóthể thu thập số liệu một cách đầy đủ và chính xác nhất.

1.2 Đặc điểm của phương pháp điều tra xã hội học:

Nhìn chung, phương pháp điều tra xã hội học có một số đặc điểm nổi bật sauđây :

Thứ nhất, phương pháp điều tra xã hội học có một ưu điểm là rất thuận lợi

trong việc thu thập các thông tin định tính như: quan điểm, thái độ, động cơ, tâmtư, nguyện vọng…

Thứ hai, điều tra xã hội học phải áp dụng các nguyên tắc cơ bản của điều tra

Thống kê nói chung, phải sử dụng các phương pháp xử lý số liệu thống kê và thậmchí phải coi đó như là một bộ phận nghiệp vụ cơ bản.

Thứ ba, trong điều tra xã hội học ngoài việc sử dụng các phương pháp điều

tra thống kê còn phải kết hợp sử dụng các phương pháp của xã hội học như:phương pháp phân tích tư liệu, phương pháp thực nghiệm, phương pháp trưng cầuý kiến và phải tính đến các yếu tố tâm lý trong quá trình điều tra…

1.3 Phân loại điều tra xã hội học

Cũng giống như điều tra Thống kê, tuỳ theo từng tiêu thức phân loại mà điềutra xã hội học được chia thành các loại khác nhau.

Theo phạm vi, đối tượng được điều tra thực tế điều tra xã hội học được chia

ra làm hai loại:

- Điều tra toàn bộ: là việc thu thập tài liệu về toàn bộ tổng thể nghiên cứu

(hay còn gọi là tổng thể điều tra) Điều tra toàn bộ có ưu điểm là: cungcấp tài liệu đầy đủ nhất về tất cả các đơn vị của hiện tượng, cho biết quimô của tổng thể lớn hay nhỏ, rất có ích cho công việc nghiên cứu; nhưngcũng có những hạn chế nhất định như : đòi hỏi một chi phí rất lớn vì vậykhông thể tiến hành thường xuyên được, ngoài ra trong nhiều trường hợpkhông thể tiến hành điều tra toàn bộ được Một ví dụ điển hình nhất của

Trang 4

điều tra toàn bộ đó là cuộc tổng điều tra dân số thường được tiến hành sau10 năm hay 5 năm ở mỗi nước.

- Điều tra không toàn bộ: là việc thu thập tài liệu của một số đơn vị được

chọn ra từ tổng thể chung Điều tra không toàn bộ có ưu điểm là: do khốilượng điều tra ít nên chi phí điều tra tương đối thấp, có thể làm nhiều hơnđiều tra toàn bộ với nội dung điều tra rộng hơn, thời gian điều tra ngắnhơn; tuy nhiên phạm vi nghiên cứu bị hạn chế, tính chính xác kém hơn sovới điều tra toàn bộ Tuỳ theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu ta có cácloại điều tra không toàn bộ khác nhau như : điều tra chọn mẫu, điều tratrọng điểm, điều tra chuyên đề Một số ví dụ về điều tra không toàn bộnhư : điều tra mức sống dân cư;

Theo thời gian (theo tính chất liên tục của việc ghi chép tài liệu) điều tra

xã hội học được chia ra làm hai loại:

- Điều tra thường xuyên: là việc thu thập tài liệu của các đơn vị nghiên cứu

một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian, theo sát với quá trình phátsinh, phát triển của hiện tượng Loại điều tra này thường được dùng vớicác hiện tượng cần được theo dõi liên tục do nhu cầu quản lý Ví dụ như:chấm công, xuất nhập kho, thu chi gia đình….

- Điều tra không thường xuyên: là việc thu thập tài liệu không vào thời gian

nhất định, khi nào cần thì mới mới tiến hành thu thập tài liệu tại một thờiđiểm hay một thời kỳ nào đó Loại điều tra này thường được dùng cho cáchiện tượng cần theo dõi thường xuyên nhưng chi phí điều tra lớn (ví dụnhư : tổng điều tra dân số…); hoặc không xảy ra thường xuyên (như :điều tra dư luận xã hội về một vấn đề nào đó vừa mới xảy ra…).

Theo nội dung, điều tra xã hội học được chia ra làm hai loại:

- Điều tra cơ bản : là hình thức điều tra theo diện rộng, do các chủ thể quản

lý tiến hành trên các đối tượng quản lý của mình Loại điều tra nàythường được dùng khi muốn đánh giá tình hình một cách toàn diện, quađó phát hiện những vướng mắc cần giải quyết, làm cơ sở cho các cuộcđiều tra chi tiết hơn Ví dụ như : trường đại học X muốn thu thập thôngtin về số lượng, chất lượng giáo viên, sinh viên, về điều kiện cơ sở vậtchất, về những nguyện vọng của giáo viên cũng như sinh viên để phục vụ

Trang 5

tốt hơn cho công tác dạy và học Điều tra cơ bản thường có quy mô lớn,sử dụng nhiều chỉ tiêu, nội dung phong phú Tuy nhiên, nhược điểm lớnnhất của loại điều tra này là tốn kém.

- Điều tra chuyên đề: là loại điều tra có giả thuyết về đối tượng nghiên cứu.

Kết quả điều tra phải làm sáng tỏ, góp phần khẳng định hay bác bỏ giảthuyết đã đặt ra Điều tra chuyên đề chỉ điều tra một số ít, thậm chí mộtđơn vị tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh nhằmphát hiện những nhân tố mới hay rút ra những bài học kinh nghiệm Ví dụnhư nghiên cứu những điển hình lạc hậu hay tiên tiến…do tính chất củanó, điều tra chuyên đề thường được tiến hành với số lượng phiếu ít hơn vàchi phí cũng ít hơn điều tra cơ bản Đây là hình thức điều tra được sửdụng khá phổ biến.

2 Việc đo lường và lập thang điểm đánh giá các hiện tượng xã hội

2.1 Những vấn đề chung về đo lường

a Khái niệm chung về đo lường

Để có thể đi từ nhận thức định tính về một hiện tượng xã hội đến định lượngvề hiện tượng đó, ta phải lượng hoá chúng tức là đo lường chúng Mục đích củaviệc đo lường là biến những đặc tính của sự vật thành một dạng để người nghiêncứu có thể phân tích được

Do vậy đo lường được hiểu là việc ấn định các con số cho các hiện tượng và

sự kiện theo các quy tắc nhất định

Theo định nghĩa này cần chú ý một số điểm như sau : thứ nhất, đo lường là

hành động ấn định các con số cho các sự kiện và hiện tượng nhưng hành động ấnđịnh các con số này phải theo những qui tắc nhất định và cùng với đó các qui tắchướng dẫn phải tạo nên sự phù hợp giữa hiện tượng được quan sát với con số được

ấn định cho nó; thứ hai, yêu cầu chung nhất của việc đo lường đó là phải làm sao

giải quyết được vấn đề mà người nghiên cứu muốn : đo cái gì, đo như thế nào ?

b Những yêu cầu của việc đo lường

Đo lường các hiện tượng xã hội là một công việc rất khó khăn, phức tạp.Muốn cho công việc đo lường có chất lượng tốt, cần đảm bảo 6 yêu cầu sau:

- Thứ nhất, có độ tin cậy: nghĩa là phải thu được những kết quả tương

đương và phù hợp với nhau nếu sử dụng cùng một phương pháp đo.

Trang 6

- Thứ hai, có giá trị: một công cụ đo lường có giá trị khi nó đo lường đúng

những gì cần đo.

- Thứ ba, có độ nhạy: nghĩa là việc đo lường có thể chỉ ra sự biến động hay

sự khác biệt của các sự vật, hiện tượng dù rất nhỏ Nếu thiếu độ nhạy,việc nghiên cứu sẽ không đem lại kết quả có ý nghĩa đáng kể.

- Thứ tư, phải có sự liên hệ với những thuật ngữ mô tả hiện tượng cần đo:

tức là trong đo lường phải đặt thang đo có liên quan đến vấn đề cần đo.- Thứ năm, phải có tính đa dạng: nghĩa là kết quả đo lường có thể được

đem ra sử dụng cho nhiều mục đích thống kê khác nhau như để giải thích,để hỗ trợ cho độ giá trị của kết quả, để suy đoán những ý nghĩa khác…- Thứ sáu, dễ trả lời: đây là vấn đề quan trọng vì nếu câu hỏi khó hiểu, khó

trả lời thì người được hỏi có thể từ chối không trả lời, hoặc sẽ đưa ranhững câu trả lời sai lệch không đáp ứng mục đích nghiên cứu.

2.2 Các loại thang đo

Hoạt động đo lường là hoạt động gắn con số cho những đặc tính cần quansát Do vậy, mục đích của chúng ta là phát triển dạng thang đo nào đó rồi biến đổisự quan sát những đặc tính của sự vật theo loại thang đo ấy Nói cách khác, chúngta sẽ chỉ định những con số sao cho những con số đó tương đương nhất với nhữngđặc tính của sự vật mà chúng ta muốn đo.

Trong nghiên cứu xã hội, theo tính chất của việc đo lường thường có 4 loạithang đo : thang đo định danh, thang đo thứ bậc, thang đo khoảng, thang đo tỉ lệ.Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về 4 loại thang đo này.

a Thang đo định danh

Thang đo định danh là việc đánh số các biểu hiện cùng loại của một tiêu

thức Loại thang đo này thường dùng đối với những tiêu thức mà các biểu hiện củanó là một hệ thống các loại khác nhau không theo một trật tự xác định nào cả Vídụ: tiêu thức giới tính, tiêu thức thành phần kinh tế, tôn giáo, nghề nghiệp…

Trong thang đo định danh, giữa các con số không có quan hệ hơn kém và vìvậy mọi phép tính đối với các con số này đều là vô nghĩa Các con số trong thangđo này chỉ sử dụng để đếm tần số của biểu hiện tiêu thức.

b Thang đo thứ bậc

Trang 7

Thang đo thứ bậc là thang đo định danh nhưng có khả năng cung cấp thông

tin về mối quan hệ thứ tự hơn kém giữa các biểu hiện tiêu thức Ngay trong địnhnghĩa chúng ta đã thấy rõ: thang đo thứ bậc thường dùng để đo các tiêu thức màcác biểu hiện của nó có quan hệ thứ tự Ví dụ: huân chương có ba hạng, bậc thợcó bảy bậc, trình độ văn hoá có 3 cấp…

Trong thang đo thứ bậc, các con số có trị số lớn hơn không có nghĩa ở bậccao hơn và ngược lại, mà do sự qui định “lớn hơn” hay “nhỏ hơn” mà thôi

Thang đo thứ bậc nói lên quan hệ hơn kém nhưng sự chênh lệch giữa cácbiểu hiện của tiêu thức không nhất thiết phải bằng nhau vì vậy thường không thựchiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia mà chỉ nói lên đặc trưng một cáchtương đối căn cứ vào sự giải thích lớn hơn hay nhỏ hơn mà thôi

c Thang đo khoảng

Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau nhưng

không có điểm gốc là số 0 Vì vậy, ta có thể đánh giá sự khác biệt giữa các biểuhiện tiêu thức bằng thang đo này.

Trong thang đo thứ bậc, do quan hệ hơn kém giữa các con số có khoảng cáchbằng nhau nên ta có thể thực hiện được các phép tính cộng, trừ, tính được các thamsố đặc trưng như: trung bình, phương sai… nhưng do không có điểm gốc là 0 nênkhông so sánh được tỉ lệ giữa các trị số đo.

d Thang đo tỉ lệ

Thang đo tỉ lệ là thang đo khoảng với một điểm không (0) tuyệt đối (điểm

gốc) để có thể so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đo Với thang đo này ta có thể thựchiện được tất cả các phép tính với các trị số đo.

Thang đo tỷ lệ là loại thang đo tốt nhất vì nó có thể sử dụng được tất cả cácphép tính phân tích về mặt thống kê.

Tóm lại, theo tuần tự thang đo sau có chất lượng đo lường cao hơn thang đo

trước, đồng thời việc xây dựng thang đo (xác định trị số cụ thể cho biểu hiện củatiêu thức) cũng phức tạp hơn Song không phải lúc nào cũng có thể sử dụng đượcthang đo hoàn hảo mà phải tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu thức.

Việc xây dựng thang đo định danh rất đơn giản Đối với các thang đo còn lại,khi xây dựng, thông thường người ta phải lấy ý kiến chuyên gia kết hợp với vậndụng phương pháp tính toán thông kê thích hợp.

Trang 8

2.3 Một số cách đặt thang điểm cơ bản

Trong điều tra xã hội học, thang điểm là một công cụ quan trọng để nhận biếtđược những thông tin đánh giá về vấn đề nghiên cứu Do vậy thang điểm có ýnghĩa rất quan trọng trong quá trình thu thập thông tin, nhất là đối với thông tinđịnh tính Có rất nhiều cách đặt thang điểm khác nhau, mỗi loại thang điểm thườngcó một ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên, sau đây chúng ta chỉ đi sâu vào nghiên cứumột số loại thang điểm cơ bản.

a Thang điểm điều mục

Thang điểm điều mục là loại thang điểm đơn giản, phù hợp với nhiều hoàn

cảnh khác nhau Loại này đòi hỏi người được phỏng vấn cho biết thái độ của họthông qua việc lựa chọn điều mục đánh giá, các mục này thường được sắp xếp theomột thứ tự nào đó.

Tuy loại thang điểm này đơn giản, dễ trả lời, song khi vận dụng cần chú ýmột số điểm sau:

Thứ nhất, chọn số lượng điều mục cho phù hợp Cần phải có sự quyết địnhsố mục lựa chọn tượng trưng cho thái độ của người được phỏng vấn, số lượng điềumục ít hay nhiều đều có những ưu điểm hay hạn chế riêng của nó Chẳng hạn: nếuthang điểm chỉ có hai điều mục đối lập nhau thì nó mang tính chất thang đo địnhdanh, rất khó cho công việc phân tích nhưng có thể thích hợp cho bảng câu hỏi dàihay khi trình độ văn hoá của người được hỏi có giới hạn hay do yêu cầu khái quátcủa người nghiên cứu Ngược lại, khi sử dụng nhiều điều mục thì giúp cho ngườiđược hỏi có nhiều sự lựa chọn rộng rãi hơn nhưng phải phù hợp với đối tượng điềutra và nội dung nghiên cứu đồng thời cần chú ý trong việc sử dụng nếu không sẽgây rắc rối và không đảm bảo sự khác nhau giữa các điều mục.

Thứ hai, nên cần quan tâm đến số điều mục trả lời là chẵn hay lẻ Nếu sốđiều mục trả lời là lẻ, người trả lời dễ có thái độ trung dung với cách chọn câu trảlời ở giữa, tuy không đúng với sự thật nhưng dễ phân tích hơn Còn nếu số điềumục là chẵn thì người được hỏi bắt buộc phải biểu hiện thái độ của mình.

Thứ ba, không nên đặt câu trả lời lệch về một phía này hay một phía kia làmcho người trả lời khó chọn sẽ ảnh hưởng đến câu trả lời.

b Thang điểm xếp hạng theo thứ tự

Trang 9

Thang điểm xếp hạng theo thứ tự là loại thang điểm mà người được hỏi sẽ

xếp hạng các mục trả lời theo thứ tự mà họ đánh giá vì vậy lượng thông tin sẽ thuthập được nhiều hơn so với việc chỉ chọn một điều mục.

Loại thang điểm này tuy đơn giản, có thể phân tích được thông tin tương đốisâu sắc mà lại dễ trả lời nhưng cũng gặp một số khó khăn như:

Thứ nhất, trong quá trình xây dựng thang điểm người nghiên cứu khó có thểliệt kê được dầy đủ hết các trường hợp nên dữ liệu thu thập thiếu chính xác

Thứ hai, đối với loại thang điểm này việc xếp hạng theo thứ tự được nhấnmạnh nên có thể ảnh hưởng đến câu trả lời, đặc biệt là mục thứ nhất và mục chatthường được quan tâm nhiều hơn (do yếu tố tâm lý)

Thứ ba, khi được hỏi để xếp hạng những mục hoàn toàn nằm ngoài ý thíchcủa người được hỏi thì câu trả lời không có ý nghĩa lắm.

Thứ tư, thang điểm này không giúp ta xác định khoảng cách xa gần giữa cácmục là bao nhiêu và tại sao người ta lại xếp như vậy.

c Thang điểm có tổng không đổi

Thang điểm có tổng không đổi là loại thang điểm có khả năng cung cấp một

nhận thức tổng quát tốt hơn về khoảng cách giữa các điều mục trên giải thang điểm.Cụ thể: người được hỏi cần chia hay xác định một số điểm có tổng không đổithường là 100 để biểu thị sự quan trọng tương đối của những đặc điểm nghiên cứu.Số lượng điểm được xác định trong mỗi đặc điểm đã chỉ rõ hạng bậc của nó vàđồng thời cũng chỉ rõ sự khác biệt giữa các đặc điểm với nhau.

Thang điểm này có ưu điểm là cho phép phân tích chi tiết và cụ thể hơnthông tin thu được nhưng vẫn còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, đối với loại thang điểm này nếu có quá nhiều điều mục thì việcchia điểm cũng gặp khó khăn vì vậy thang điểm này chỉ sử dụng cho những đốitượng có trình độ dân trí cao Đôi khi, để khắc phục tình trạng này, ta có thể chođiểm tuỳ ý các điều mục với thang điểm là 100.

Thứ hai, mặc dù như trên đã nói “số điểm được xác định cho mỗi đặc điểmđã chỉ rõ hạng bậc của nó, đồng thời cũng chỉ rõ sự khác biệt giữa các đặc điểm vớinhau” tuy nhiên không thể chắc chắn là những kết quả đó có biểu thị đúng vớikhoảng cách và tỉ lệ thực tế giữa các đặc điểm hay không.

d Thang điểm có ý nghĩa đối nghịch nhau

Trang 10

Thang điểm có ý nghĩa đối nghịch nhau là loại thang điểm mà người được

hỏi cho biết ý kiến của mình về vấn đề cần được nghiên cứu bằng cách ghi ý kiến

trả lời trên một chuỗi tính từ tạo thành từng cặp đối nghịch nhau về ý nghĩa Ví dụ

như để hỏi đánh giá về chất lượng phục vụ tại một nhà hàng, người ta dùng thangđiểm 7 vị trí có ý nghĩa đối nghịch nhau như sau :

Cực nặng Cực nhẹRất Khá Hơi Trung bình Hơi Khá Rất

nhiệt nhiệt nhiệt không khôngkhôngtình tình tình nhiệt nhiệtnhiệt

tình tình tình

e Thang điểm đánh giá qua hình vẽ

Thang điểm đánh giá qua hình vẽ là loại thang điểm mà người được hỏi cho

biết ý kiến đánh giá của mình thông qua việc lựa chọn hình vẽ biểu thị mà họ cho làphù hợp với nhận xét của mình nhất Loại thang điểm này có thể đo ở nhiều mứcđộ khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung và qui mô của hiện tượng nghiên cứu.

Trong điều tra xã hội học người ta thường sử dụng các loại thang điểm hìnhvẽ như : thang điểm hình nhiệt kế, thang điểm với các vẻ mặt khác nhau v…v đểnói lên độ đồng tình hay không đồng tình về một vấn đề nào đó.

Tóm lại, ngoài các thang điểm cơ bản trên còn có nhiều cách đặt thang điểm

nữa tuỳ thuộc vào kỹ thuật của các nhà nghiên cứu tuy nhiên mỗi loại thang điểmđều có những ưu nhược điểm riêng vì vậy người nghiên cứu phải biết lựa chọn loạithang điểm nào thích hợp nhất, có khả năng đáp ứng tốt nhất những nhu cầu thôngtin với chi phí thấp nhất, phương pháp truyền đạt dễ dàng, dễ hiểu và dễ trả lời.

3 Các loại câu hỏi trong bảng hỏi

Trong điều tra xã hội học, nội dung của các cuộc điều tra được thể hiện bằngcác câu hỏi trong bảng hỏi Nhờ có các câu hỏi này mà người hỏi có thể hướngngười được hỏi vào một quỹ đạo cần thiết, vì vậy các câu hỏi trong bảng hỏi là“công cụ dẫn đường” vô cùng quan trọng giúp người hỏi có thể hoàn thành đượccông việc thu thập thông tin một cách dễ dàng hơn.

Trang 11

Tuỳ theo từng tiêu thức phân loại khác nhau mà các câu hỏi được chia rathành nhiều loại nhỏ tương ứng với các tiêu thức đó Ta có sơ đồ phân loại các loạicâu hỏi sau : (xem trang bên)

Trang 12

SƠ ĐỒ 1: CÁC LOẠI CÂU HỎI

Các loại câu hỏi

Câu trả lờiCách hỏi

Câuhỏi sự kiện

Câu hỏi tri thức

Câu hỏi quan điểm, thái độ, động cơ

Câuhỏi tâm lý

Câu hỏi lọc

Câu hỏi kiểm tra

Câu hỏi đóng

Câu hỏi mở

Câu hỏi nửa đóng

Câu hỏi trực tiếp

Câu hỏi gián tiếp

Câu hỏi lưỡng cực

Trang 13

3.1 Theo công dụng

a Theo nội dung

Mục đích của cuộc điều tra là phải nắm được nội dung bao gồm tình hình, sựnhận thức hiểu biết, thái độ quan điểm động cơ của người được điều tra Vì vậy câuhỏi về nội dung thường được chia thành 3 loại sau:

- Câu hỏi về sự kiện là những câu hỏi để nắm tình hình bao gồm cả tình hình

về đối tượng điều tra.

Ví dụ : Bạn đã tốt nghiệp đại học chưa ?

Bạn có biết tin tổng thống Nga sắp sang thăm nước ta hay không?

Nhìn chung, những câu hỏi về sự kiện thường dễ trả lời Chính vì vậy, ngườita thường dùng để bắt đầu hỏi trong phỏng vấn những câu hỏi sự kiện để người trảlời quen dần với cuộc toạ đàm hoặc để tạm nghỉ giữa những câu hỏi về quan điểm,thái độ, động cơ…

Thông tin thu được từ các câu hỏi sự kiện thường có độ tin cậy và xác thựccao so với những câu hỏi về nội dung khác Tuy nhiên, khi dùng những câu hỏi vềcác sự kiện trong quá khứ cần đề phòng những sai lầm xảy ra do trí nhớ kém.Trong trường hợp này, người nghiên cứu cũng cần phải giúp người trả lời bằngcách phục hồi lại bối cảnh xung quanh để họ tái hiện thông tin cần thiết.

- Câu hỏi về tri thức là loại câu hỏi nhằm xác định xem người được hỏi có

nắm vững về một tri thức nào đó không, hay nhằm đánh giá trình độ nhận thức vềchủ đề điều tra

giải phóng miền Nam Bạn hãy cho biết đôi điều về diễn biến lịch sửcủa những ngày này 30 năm về trước.

Khi sử dụng những câu hỏi tri thức cần chú ý tránh loại câu hỏi lưỡng cực“có - không” vì người trả lời dễ ngộ nhận là mình có biết Trong trường hợp vẫndùng câu hỏi ấy thì phải kèm theo một số câu hỏi phụ để kiểm tra thêm đối tượngcó thực sự hiểu biết về vấn đề đó hay không.

Nếu so sánh đối chiếu trên những bậc thang về nhận thức thì câu hỏi sự kiện

Trang 14

- Câu hỏi về quan điểm, thái độ, động cơ

Câu hỏi về thái độ (còn gọi là câu hỏi ý kiến) là câu hỏi nhằm thu thập

tất cả những xử sự nói (hoặc viết ra) của người được hỏi thành cácnhận xét, phê phán.

Câu hỏi về quan điểm: quan điểm được hiểu là thói quen xử xự, nghĩa

là các quan hệ tương đối ổn định của con người đối với các hiệntượng, sự vật, nhóm người, xã hội, các chuẩn mực và giá trị củachúng Chức năng của câu hỏi về qun điểm và thái độ có thể gần giốngnhau và khác chăng chỉ là về mức độ Cụ thể: quan điểm là dạng tổnghợp và suy diễn của các ý kiến thái độ.

Câu hỏi về động cơ: động cơ được hiểu là cơ sở bên trong của cách xử

xự và thói quen xử xự và là động lực nguyên nhân của cách xử xự đó.Khi tổng hợp và phân tích những câu hỏi về động cơ cần chú ý một sốvấn đề sau:

Thứ nhất, khó có thể thu thập về toàn bộ kết cấu các động cơkhác nhau nên cần phải tìm ra một số động cơ chính để giải thích vàcoi đó là động cơ duy nhất.

Thứ hai, phải phân biệt rõ ràng đâu là nguyên nhân trực tiếp,đâu là nguyên nhân suy diễn (nguyên nhân gián tiêp).

Thứ ba, các nhầm lẫn (nếu có) khi trả lời câu hỏi này phần lớnlà không có chủ ý.

Thứ tư, khi đặt câu hỏi loại này phải khơi gợi được mối quantâm và đặc biệt là sự tin tưởng của người được hỏi vì nếu người đượchỏi biết rằng những nhận xét, quan điểm của họ có ý nghĩa, hoặc sẽđược phản hồi thì người được hỏi sẽ rất hứng thú trả lời.

b Theo chức năng

Trên thực tế, để truyền tải những nội dung của cuộc điều tra, đặc biệt là tronghình thức phỏng vấn trực diện, cần phải có những câu hỏi mang tính chất kỹ thuật,đó là các câu hỏi chức năng Các câu hỏi về chức năng cũng thường được chiathành 3 loại sau :

Trang 15

- Câu hỏi tâm lý có thể là những câu hỏi tiếp xúc để gạt bỏ những nghi ngờ

có thể nảy sinh, để giảm bớt sự căng thẳng hay chuyển từ chủ đề này sangchủ đề khác (thường chỉ dùng trong phỏng vấn trực diện).

Những câu hỏi tiếp xúc thường có ý đưa người được hỏi lên vị trí củamột chuyên gia, một người từng trải trong cuộc sống là động cơ thúc đẩyngười được hỏi và lôi cuốn họ vào vấn đề nghiên cứu.

Những câu hỏi để giảm bớt sự căng thẳng là những câu hỏi biểu thị sựquan tâm tới người được hỏi về đời sống hàng ngày, gia đình v…vthường không liên quan đến vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu.

Còn những câu hỏi để chuyển sang đề tài khác được sử dụng như mộtchiếc cầu nối giữa các nội dung, thường thì những câu hỏi này cũngkhông liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu.

Nhìn chung, với chức năng tâm lý của nó thì câu hỏi tâm lý không cóliên quan rõ ràng đến nội dung nghiên cứu Chính vì thế việc sử dụngnhững câu hỏi này phải khéo léo và có mức độ Có người đã ví nó như giavị trong một món ăn, sử dụng nhiều hoặc không đúng chỗ có thể gây raphản tác dụng.

- Câu hỏi lọc là loại câu hỏi có tác dụng tìm hiểu xem người được hỏi có

thuộc nhóm người dành cho những câu hỏi tiếp theo hay không Câu hỏilọc có thể dùng trước khi tiến hành cuộc phỏng vấn hay trước đi tiếp vàomột nội dung nào đó.

Khi nghiên cứu câu hỏi lọc, đặc điểm cần chú ý là có một hình thứcbiến dạng của nó thường dùng trong điều tra thống kê nước ta là hướngdẫn “bước nhảy” với ý nghĩa là cho phép chuyển đến hoặc “được phépchuyển đến”, bởi vì nếu không chuyển ngay vào mà vẫn theo trình tự bìnhthường thì các câu trả lời sẽ không có giá trị đích thực.

- Câu hỏi kiểm tra là câu hỏi có tác dụng kiểm tra độ chính xác của những

thông tin thu thập được Câu hỏi kiểm tra có thể thực hiện được một vàichức năng khác nhau Nó có thể kiểm tra những câu trả lời về một vấn đề,nhưng cũng có thể xác định mức tin cậy đối với từng câu hỏi hoặc toàn bộcâu hỏi của bảng Anket nói chung Phương thức để thực hiện có thể rấtkhác nhau, rất linh hoạt Có thể nêu câu hỏi, tiếp sau đưa phương án trả

Trang 16

lời về câu hỏi đó để thử người được hỏi xem có trung thực với câu trả lờicủa mình không Khi đặt câu hỏi kiểm tra cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, trong quá trình phỏng vấn nên chuẩn bị một số cau hỏi kiểmtra đối với các nội dung nghiên cứu chủ yếu và những câu hỏi này phảiđược kiểm tra trong thực tiễn là có thể dùng được.

Thứ hai, câu hỏi kiểm tra không bao giờ được đặt liền với câu hỏi mànó định kiểm tra, mà thường phải cách xa khoảng 3, 4 câu hỏi khác Nếukhông làm như vậy có thể làm phát sinh sự nghi ngờ ở người được hỏi,làm ảnh hưởng đến tiến trình phỏng vấn tiếp theo

3.2 Theo biểu hiện

a Theo biểu hiện của câu trả lời

Theo hình thức biểu hiện này, các câu hỏi thường được chia thành 3 loại

- Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi đã có trước các phương án trả lời, cụ thể là

trong đó đã đề ra cho người trả lời một hoặc vài câu trả lời có thể có được.Bằng cách nào đó người trả lời có thể đánh dấu hoặc gạch dưới câu trả lời đãchọn hoặc những câu hỏi trong bảng hỏi Nếu là phỏng vấn trực diện, nhữngcâu trả lời có thể được đọc lên hay chỉ trên phiếu cho người được hỏi.

Người ta thường phân biệt ba loại câu hỏi đóng sau:

 Câu hỏi lưỡng cực (câu hỏi loại trừ) : loại câu hỏi này là phổ biếnnhất, câu trả lời cho loại câu hỏi này chỉ là “có - không”; “đồng ý-không đồng ý”…Tuy nhiên loại câu hỏi này có nhược điểm đó làthường nhận được câu trả lời thiên về một phía mà lại thường là phíatích cực Vì vậy, để người lời có trách nhiệm hơn và do đó câu trả lờiđược xác thực hơn người ta thường xử lý bằng cách sử dụng câu hỏikiểm tra hoặc bằng việc thay đổi cách diễn đạt.

□ Chưa □ Rồi

 Câu hỏi cường độ: là loại câu hỏi mà người mà người ta đặt ra nhiềukhả năng trả lời theo cường độ của hiện tượng hoặc ý kiến Câu hỏicường độ được đưa ra để tránh sự cực đoan trong câu hỏi lưỡng cực.

Trang 17

Với câu hỏi cường độ, người ta đưa ra số khả năng chọn là 3, 5 hoặcnhiều hơn xoay quanh câu trả lời trung bình.

Ví dụ : Bạn cảm thấy cường độ làm việc trong công ty nàynhư thế nào ?

□ Rất nặng

□ Tương đối nặng□ Bình thường□ Tương đối nhẹ

Rất nhẹ

 Câu hỏi tuỳ chọn (câu hỏi tuyển) : đặc điểm khác cơ bản của câu hỏinày là các khả năng trả lời không loại trừ lẫn nhau, người được hỏi cóthể chọn một số khả năng nào đó mà họ cảm thấy phù hợp với họ.

trọng nhất khiến Anh(Chị) quyết định chọn sử dụngmạng di động của tổng công ty V chúng tôi.

□ Chất lượng mạng tốt□ Giá thành rẻ

Có nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn

Vùng phủ sóng rộng

□ Có nhiều loại hình dịch vụ thú vị

□ Phương thức thanh toán cước phí đa dạng

Những câu hỏi loại này thường được sử dụng khá phổ biến vìtrên phương diện kỹ thuật nó có khá nhiều ưu điểm như:

Về phía người được hỏi, khá thuận tiện cho việc trả lời Họ chỉviệc lựa chọn trong số khả năng trả lời đã có sẵn mà không cần suynghĩ gì thêm

Về phía người sử dụng kết quả, rất tiện cho việc tổng hợp và sửdụng kết quả một cách rõ ràng.

Tuy nhiên, khi sử dụng loại câu hỏi này cũng gặp phải một chút

Trang 18

Khó khăn đầu tiên là về mặt kỹ thuật và tâm lý: người đặt câuhỏi phải tự đặt vị trí của mình vào vị trí của người được hỏi.

Khó khăn thứ hai là về mặt nội dung: người soạn thảo bảng hỏi phảilường trước tất cả những phương án trả lời có thể có và các phươngán trả lời muốn nhận được từ người được hỏi Đồng thời rất khó để tìmkiếm những vấn đề mới nảy sinh.

Còn một vấn đề nữa mà chúng ta nên lưu tâm khi sử dụng loạicâu hỏi này là : Với những câu hỏi loại này, ý kiến trả lời thường cónguy cơ là thiên về những khả năng đầu tiên Điều này có thể do nhiềunguyên nhân nhưng thường là do người trả lời thiếu trách nhiệm, chỉngộ nhận những khả năng đầu tiên là quan trọng nhất…

- Câu hỏi mở là câu hỏi không có sẵn phương án trả lời do người hỏi nghĩ ra

mà ngược lại, người trả lời sẽ tự nghĩ ra phương án trả lời Như vậy, nó cho phépngười trả lời tự thông tin một cách tốt nhất những suy nghĩ của họ.

Do đặc điểm trên nên câu hỏi mở rất có tác dụng trong việc thu thập ý kiến,quan điểm một cách đầy đủ nhất theo một chủ đề hoặc trong một phạm vi nghiêncứu đã đề ra và thường được sử dụng trong những trường hợp sau:

 Được sử dụng vào lúc bắt đầu cuộc nghiên cứu, khi chuẩn bị thăm dòý kiến; nó cho phép rút ra những câu trả lời khác nhau cho một câu hỏinhất định.

 Trong trường hợp muốn làm tăng tính tích cực của người được phỏngvấn, người ta thường bắt đầu phỏng vấn nói chung hoặc đi vào mộtvấn đề cụ thể nào nói riêng bằng những câu hỏi mở để làm cho cuộchội thoại tự nhiên, người hỏi khỏi bị động.

 Để chuẩn đoán nhận thức hay kiểm tra nhận thức của người được hỏi. Để chuẩn đoán động cơ, lý do xử xự, những lo lắng cá nhân, những

vấn đề tồn tại, mong muốn, nguyện vọng…khó cho trước các khảnăng trả lời.

Khó khăn lớn nhất đối với câu hỏi mở là ở vấn đề xử lý Nguyên tắc của việcxử lý là phải tách thành các nhóm mà theo đó có thể thu thập tư liệu từ những câutrả lời Các nhóm ý kiến này do chính người trả lời hình thành Chính vì thế trong

Trang 19

rất nhiều phiếu phỏng vấn, phiếu điều tra, câu hỏi mở được sử dụng rất ít, thậm chíkhông hề có, có khi chỉ là dạng người trả lời được kiến nghị.

Mặt khác, trong trường hợp những người được hỏi có trình độ không đềunhau, quan điểm không nhất quán, việc trả lời những câu hỏi mở thường rất phântán, thậm chí còn trả lời trái ngược nhau Cơ cấu người được hỏi ảnh hưởng đếncâu hỏi mở còn mạnh mẽ, phức tạp hơn.

Cho đến nay, việc sử dụng câu hỏi đóng, mở vẫn còn rất nhiều tranh cãi.Người ta nêu ra các tiêu chuẩn đánh giá là: “tiết kiệm, ổn định, xác thực”, nhưng đivào từng trường hợp cụ thể, khó có loại câu hỏi nào giữ được ưu thế tuyệt đối Mộtvài điểm thống nhất cá biệt có thể là: những câu hỏi lọc bao giờ cũng là những câuhỏi đóng; còn đối với những câu hỏi tiếp xúc, tâm lý, thái độ v…v đều là câu hỏimở.

- Câu hỏi nửa đóng về hình thức là dạng kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu

hỏi mở, còn về nội dung thì nó được sử dụng trong những trường hợp sau đây: Trường hợp khi không tìm hết được những phương án diễn đạt cho

câu hỏi đóng, cần thiết phải cho người trả lời tự diễn đạt vấn đề theo ýhọ.

 Trường hợp khi chỉ cần xử lý tổng hợp theo những phương án trả lờiđã định sẵn nhưng không muốn người trả lời rơi vào thế hụt hẫng.

b Theo biểu hiện của câu hỏi

Tuỳ theo cách hỏi, các câu hỏi được biểu diễn dưới dạng trực tiếp hoặc giántiếp.

- Câu hỏi trực tiếp là cách hỏi thẳng ngay vào nội dung vấn đề, người được

hỏi không bị câu nệ và có thể trả lời vào chính nội dung đó.

không? □ Có□ Không

- Câu hỏi gián tiếp là cách hỏi khôn khéo, thường những vấn đề mà xã

hội gán cho nó tính tiêu cực hay những vấn đề tế nhị thì nên hỏi gián tiếp.

Trang 20

Ví dụ khi muốn hỏi về thu nhập của một người, ta có thể hỏi : “Anh(Chị) chitiêu như thế này chắc thu nhập cũng khá lắm nhỉ? ”; “Thu nhập của Anh(chị) chắccũng đủ dùng và có thể tiết kiệm được một khoản chứ nhỉ”.

Nhìn chung, đối với các nội dung cấm kỵ, nhất là ở các nước phương Đôngthì giữa câu hỏi trực tiếp và gián tiếp có thể có kết quả khác nhau.

4 Các phương pháp thu thập thông tin

Trong điều tra xã hội học, việc tiến hành thu thập thông tin là một trongnhững công việc khá quan trọng và không thể thiếu trong mỗi cuộc điều tra Thôngtin thu thập được có đầy đủ và chính xác thì kết quả phân tích mới thực sự có ýnghĩa Mặt khác, các hiện tượng xã hội lại rất phức tạp, các điều kiện và hoàn cảnhđể thu thập thông tin lại rất khác nhau Vì vậy, để thông tin thu thập đầy đủ vàchính xác, đồng thời tận dụng được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau thì phươngpháp thu thập thông tin phải đa dạng và phù hợp Sau đây, ta sẽ đi sâu nghiên cứumột vài phương pháp thu thập thông tin cơ bản trong điều tra xã hội học.

4.1 Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dựa vào một

bảng hỏi đã được thiết kế sẵn và khi đó bảng hỏi sẽ là cầu nối giữa điều tra viên vàngười được hỏi Do vậy bảng hỏi giữ một vai trò hết sức quan trọng trong phương

pháp này Có 3 phương pháp phỏng vấn cơ bản: Phỏng vấn viết (Anket); phỏng vấn

trực diện; phỏng vấn qua điện thoại (xem sơ đồ trang 22)

Trang 21

SƠ ĐỒ 2 : CÁC LOẠI PHỎNG VẤN

Các loại phỏng vấn

Phỏng vấn viết

(Anket)Phỏng vấn trực diệnPhỏng vấn qua điện thoại

Theo nội dung,trình tự tiến h nhành

Theo đối tượng phỏng vấn

Phỏng vấn tiêu chuẩn hoá

Phỏng vấn bán tiêu chuẩn

Phỏng vấn tự do

Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn cá nhân

Phỏng vấn nhómPhỏng

vấn định hướng

Trang 22

a Phương pháp Anket (phỏng vấn viết)

Phương pháp Anket là phương pháp trong đó sự tiếp xúc với người được hỏi

được thực hiện thông qua bảng hỏi, người được hỏi tự điền câu trả lời vào bảng hỏivà vì vậy những nguyên tắc tâm lý trong sắp xếp bảng hỏi đều hướng vào người trảlời.

Phương pháp Anket có những đặc điểm cơ bản phù hợp với yêu cầu điều traxã hội học Cụ thể :

- Dễ tổ chức: chỉ cần một bảng hỏi lập sẵn là có thể tiến hành điều tra hay

phỏng vấn mà không cần có địa điểm và nghi thức gặp gỡ, không cần cómặt người phỏng vấn Bên cạnh đó, khi điều tra những vấn đề về tâm tư,tình cảm, thái độ hay những vấn đề về tâm lý phức tạp thì sự vắng mặtcủa người điều tra là thích hợp Mặt khác, việc dấu tên người phỏng vấncho phép điều tra sâu và rộng ở nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực khác nhau.- Nhanh chóng: Việc điều tra có thể tiến hành với nhiều người cùng một

lúc Nếu có đông người cùng tập trung tại một địa điểm trong một thờigian thì có thể nhanh chóng thu thập được ý kiến cần thiết của tất cả mọingười.

- Tiết kiệm chi phí: với phương pháp này có thể tiết kiệm được cả chi phí

lẫn cả thời gian Với bảng hỏi đã lập sẵn, cùng một lúc có thể tiến hànhđiều tra được nhiều người mà không cần nhiều cán bộ điều tra.

Tuy nhiên bên cạnh đó, phương pháp này vẫn còn một số hạn chế như: - Điều kiện áp dụng: phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho những vùng

có trình độ dân trí cao như các thành phố chẳng hạn, không thể áp dụngcho vùng sâu vùng xa vì trình độ dân trí của người dân ở đây thấp và tinhthần trách nhiệm không cao.

- Tỉ lệ trả lời thấp: không phải tất cả các phiếu hỏi đều thu được phiếu trả

lời mà số lượng trả lời còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như : sự hấp dẫncủa chủ đề cuộc điều tra, hình thức và độ dài bảng hỏi, chất lượng của thưgiải thích về mục đích nghiên cứu và những vấn đề có liên quan, phươngpháp sử dụng để phân phát bảng hỏi.

- Ít có cơ hội để giải thích các vấn đề: nếu vì bất kì lý do gì người được

phỏng vấn không hiểu một vài câu hỏi, thì họ không có cơ hội để được

Trang 23

giải thích rõ ràng hoặc câu hỏi được hiểu với nhiều ý nghĩa khác nhau thìsẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin thu được.

- Câu trả lời của câu hỏi này bị ảnh hưởng bởi câu hỏi khác: Bởi vì trước

khi trả lời, người được hỏi có thể đã đọc lướt qua tất cả các câu hỏi, nêncách trả lời một câu hỏi cụ thể nào đó có thể bị ảnh hưởng bởi nội dungcủa các câu hỏi khác.

- Người được hỏi có thể tham gia ý kiến với người khác: với bảng hỏi được

phát thì người được hỏi có thể tham khảo ý kiến của người khác trươc khitrả lời.

- Phương pháp Anket không thể kết hợp với các phương pháp khác để thuthập thông tin: một cuộc phỏng vấn đôi khi có thể kết hợp các phương

pháp để thu thập thông tin ví dụ như kết hợp phỏng vấn trực diện vớiphương pháp quan sát chẳng hạn, nhưng phương pháp Anket không cóđược lợi thế này.

b Phương pháp phỏng vấn trực diện

Phương pháp phỏng vấn trực diện thông thường được hiểu là cuộc nói

chuyện riêng hay trò chuyện có chủ định mà ở đó người điều tra trực tiếp tiếp xúcvới người được điều tra

Như vậy, với định nghĩa như trên ta thấy phỏng vấn trực diện khác với cuộcnói chuyện thông thường ở hai điểm: Thứ nhất, mục đích của cuộc nói chuyện nàylà do chương trình nghiên cứu qui định từ trước Thứ hai, vai trò của người nóichuyện đã được qui định, thậm chí được chuẩn hoá Vì thế, phỏng vấn trực diệncòn được coi là “cuộc tiếp xúc giả tạo”.

Do việc tiếp xúc trực tiếp như vậy nên phỏng vấn trực diện có nhiều ưu điểmmà phương pháp Anket không có được như:

- Việc tiếp xúc trực tiếp tạo ra những điều kiện đặc biệt để có thể hiểu đốitượng sâu sắc hơn, từ đó làm cho chất lượng thông tin thu được thường cóđộ chính xác cao, làm cho người nói chuyện có thể hiểu vấn đề một cáchđầy đủ, toàn diện, sâu sắc và sát với thực tế hơn.

- Do tiếp xúc trực tiếp nên có thể kết hợp việc phỏng vấn với quan sát đốitượng từ hình dạng bên ngoài cho đến thay đổi tâm lý thái độ, tình cảm và

Trang 24

- Dễ dàng giải thích cho đối tượng những cau hỏi, những thuật ngữ, nhữngvấn đề mà người ta chưa hiểu hoặc hiểu không chính xác, trên cơ sở đólàm cho chất lượng thông tin tốt hơn.

Tuy nhiên, phương pháp phỏng vấn trực diện cũng có một số hạn chế cầnphải lưu ý như:

- Tốn kém: so với các phương pháp khác, thì chi phí cho các phương pháp

này tốn kém hơn rất nhiều với các khoản như tiền ăn ở, phương tiện đi lạicho điều tra viên cũng như thời gian và công sức mà điều tra viên bỏ ra.- Tổ chức khó khăn: việc tổ chức đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ càng về

điều tra viên, địa điểm, nghi thức gặp gỡ

- Câu trả lời có thể chịu ảnh hưởng bởi ý kiến cá nhân của điều tra viên:

vì đây là cuộc gặp trực tiếp, điều tra viên giải thích cho đối tượng điều tra,nên nếu điều tra viên không hiểu rõ vấn đề đang nghiên cứu hoặc giảithích có tính chủ quan thì có thể ảnh hưởng đến chất lượng trả lời.

Xét một cách toàn diện, một cuộc phỏng vấn trực diện có 4 tính chất sau đây:- Tính một chiều: cuộc phỏng vấn trực diện là cuộc giao tiếp một chiều do

người phỏng vấn điều khiển Người phỏng vấn phai làm chủ cả quá trìnhphỏng vấn từ khi mở đầu đến lúc kết thúc Chính do tính chất một chiềuvà làm chủ đó mà người phỏng vấn phải tạo được không khí cởi mở, dễdàng thổ lộ cho người trả lời.

- Tính qui định: tính chất này biểu hiện ở chỗ nội dung và các khả năng xử

xự trong cuộc nói chuyện được qui định sẵn trong bảng hỏi và trong kếhoạch phỏng vấn.

- Tính giả định: là các yêu cầu và tình huống giả định để thu lại những

phản ứng khác nhau của người được phỏng vấn.

- Tính phi hậu quả: có nghĩa là các cuộc phỏng vấn phải đảm bảo không

gây hậu quả cho người được phỏng vấn Mức phi hậu quả bắt nguồn từhai lý do sau đây: Thứ nhất, từ tính giả định của cuộc phỏng vấn Thứ hai,từ nguyên tắc nặc danh, yêu cầu được giữ bí mật của cuộc phỏng vấn,tránh những điều phiền toái, truy cứu những người trả lời.

Trang 25

Tuỳ theo tiêu thức phân loại là nội dung trình tự tiến hành hay đối tượng tiếp

xúc mà phỏng vấn trực diện được chia ra làm các loại khác nhau với những ưu

Với tính chất như trên, loại phỏng vấn này có ưu điểm là số liệu có thểso sánh trực tiếp được với nhau phục vụ việc tổng hợp dễ dàng và thườngphù hợp với việc kiểm định giả thuyết.

- Phỏng vấn bán tiêu chuẩn : thực chất là hình thức trung gian giữa phỏngvấn tiêu chuẩn hoá và phỏng vấn tự do Cụ thể là ở đây các câu hỏi cótính chất quyết định hay các câu hỏi chủ yếu được tiêu chuẩn hoá, còn cáccâu hỏi khác thì có thể phát biểu tuỳ tình hình thực tế

Như vậy, phỏng vấn bán tiêu chuẩn sẽ tận dụng được ưu điểm và hạnchế nhược điểm của phỏng vấn tiêu chuẩn và phỏng vấn tự do.

- Phỏng vấn tự do : là cuộc phỏng vấn không có những câu hỏi đã địnhtrước và cũng không theo kế hoạch đã định trước mà chỉ đưa ra đề tài vàngười phỏng vấn hoàn toàn tự do tiến hành như một cuộc nói chuyện.

Loại phỏng vấn này có ưu điểm là người trả lời được tự do trình bày ýkiến, quan điểm của mình sâu rộng một cách tuỳ ý còn người phỏng vấn thìchủ động thực hiện mục đích của mình mà không bị gò bó.

Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của loại phỏng vấn này là người phỏngvấn phải có trình độ chuyên môn cao, biết duy trì và dẫn dắt câu chuyệnđến đích.

- Phỏng vấn sâu khác với phỏng vấn tự do ở chỗ ngoài những đề tài nóichuyện chung, người ta còn đặt trước một số câu hỏi hoặc vấn đề nhấtđịnh cần phải được trả lời.

Trang 26

Phỏng vấn sâu có một đặc điểm khá khác biệt với các loại khác làkhông cần nhiều đối tượng điều tra, thậm chí chỉ cần một vài người để hỏivề những vấn đề sâu kín, tiềm ẩn mà không phải ai trong số họ cũng cócảm nhận hoặc nói ra.

Cũng như phỏng vấn tự do, ở đây đòi hỏi người phỏng vấn phải cótrình độ cao, có phương pháp tâm lý và dẫn dắt tâm lý.

- Phỏng vấn định hướng : khác với những loại phỏng vấn trên, phỏng vấnđịnh hướng là cuộc phỏng vấn được đặt mục đích nghiên cứu rõ ràng haynói khác đi là nó tập trung vào một mục tiêu cụ thể nào đó.

Theo đối tượng tiêp xúc, người ta chia phỏng vấn trực diện ra làm 2 loại:phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm (tập thể).

- Phỏng vấn cá nhân : có thể là tất cả các loại phỏng vấn tiêu chuẩn, bántiêu chuẩn, tự do, phỏng vấn sâu, phỏng vấn định hướng Trong loạiphỏng vấn này, điều tra viên tiếp xúc với từng cá nhân đối tượng điều trađể tiến hành thu thập số liệu.

- Phỏng vấn nhóm (tập thể) : Khác với phỏng vấn cá nhân có thể áp dụngtất cả các loại phỏng vấn trên thì phỏng vấn nhóm thường chỉ áp dụngnhóm tiêu chuẩn (cơ cấu tiêu chuẩn, đồng nhất) và nhóm tự do (khôngđồng nhất) trong khi vẫn tuân thủ nội dung phỏng vấn tiêu chuẩn hoặc tựdo đã nói trên.

c Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại

Đây là loại phỏng vấn trên thực tế chỉ áp dụng đối với phỏng vấn cá nhân,người phỏng vấn và người được phỏng vấn không gặp mặt trực tiếp mà thông quađiện thoại.

Ngày nay, khi điện thoại đã trở nên phổ biến và quen thuộc trên toàn thế giớithì phương pháp phỏng vấn này được áp dụng ngày càng nhiều hơn Thông thường,phương pháp này được sử dụng trong các cuộc điều tra có nội dung tế nhị, bởi vìnếu sử dụng các hình thức điều tra khác thì rất khó khăn trong việc thu thập thôngtin và nếu có thu thập được thì thông tin không chính xác, kết quả thu được khôngnhư mong đợi.

Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại có rất nhiều ưu điểm như :

Trang 27

- Tiết kiệm chi phí và thời gian hơn vì với phương pháp này không phải bỏra những chi phí đi lại, chi phí gặp gỡ và thời gian không cấn nhiều đểtiến hành phỏng vấn

- Mặt khác, phương pháp này còn có khả năng đảm bảo tính khách quanhơn vì có rất nhiều vấn đề, đặc biệt là những vấn đề về tâm tư, tình cảmthì việc trao đổi qua điện thoại thì thuận tiện hơn rất nhiều so với gặp mặttrực tiếp.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng không tránh khỏi những hạn chế như : - Mất nhiều công sức để chọn số điện thoại (vì điều tra qua điện thoại phải

thông qua danh bạ điện thoại), mà trong số những số điện thoại chọn ngẫunhiên chỉ có một số là thành công trong việc phỏng vấn vì nhiều lý dokhác nhau.

- Phỏng vấn qua điện thoại có thể làm giảm hứng thú đối với người phỏngvấn và người trả lời vì nhiều khi người phỏng vấn đưa ra câu hỏi dài quágây mất tập trung cho người trả lời, và ngược lại, khi người được phỏngvấn trả lời dài dòng quá sẽ gây ra sự nhàm chán cho người phỏng vấn.- Vì phỏng vấn qua điện thoại không có sự gặp mặt trực tiếp của người

phỏng vấn và người được phỏng vấn nên việc đưa ra các gợi ý hay hỗ trợthêm bằng quan sát là không thực hiện được.

4.2 Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát được hiểu là phương pháp thu thập thông tin bằng tri

giác trực tiếp trong điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên và ghi chép lại Tuy nhiên,quan sát ở đây không chỉ đơn thuần là quan sát bằng cơ quan cảm giác bình thườngmà là bằng óc quan sát thông thường được dùng trong điều tra chuyên khảo Trongphương pháp này người quan sát phải sử dụng tất cả các giác quan của mình, sửdụng sự nhạy cảm của mình để thu nhận được thông tin về sự vật, hiện tượng xảyra trong thực tiễn

Phương pháp quan sát thông thường được sử dụng với hai mục đích : Thứnhất, được dùng trong việc nghiên cứu hay dự định thăm dò vấn đề khi chưa cókhái niệm rõ ràng về nó, mặt khác lại không có yêu cầu về tính đại diện Thứ hai,được dùng trong việc nghiên cứu, miêu tả với qui mô lớn.

Trang 28

Tuy nhiên, phương pháp này có hai hạn chế cơ bản là : đòi hỏi tốn nhiềucông sức và chi phí; trong khi đó, nhiều nội dung trong nghiên cứu không thể thựchiện được bằng phương pháp quan sát.

Tuỳ theo các giác độ khác nhau mà quan sát có thể được phân thành nhiềuloại (xem sơ đồ trang 30)

Trang 29

SƠ ĐỒ 3 : CÁC LOẠI QUAN SÁT

Các loại quan sát

Theo tính chất

tham giaTheo thời gianTheo hình thức hoáTheo địa điểm

Quan sát có tham dự

Quan sát không tham dự

Quan sát ngẫu nhiên

Quan sát có hệ thống

Quan sát tiêu chuẩn hoá

Quan sát không tiêu chuẩn hoá

Quan sáttrong phòng thí nghiệm

Quan sát tại hiện trường

Quan sát tham dự thông

Quan sát tham dự tích cực

Trang 30

a Theo tính chất tham gia:

Theo tính chất tham gia, quan sát được chia ra thành 2 loại : quan sát cótham dự và quan sát không tham dự

Quan sát có tham dự là hình thức quan sát trong đó người quan sát trực tiếp

tham gia vào quá trình hoạt động của đối tượng quan sát Mức độ tham gia thể hiệnở các hình thức sau :

- Quan sát kín (cũng gọi là quan sát từ bên trong, quan sát thụđộng): nghĩalà người quan sát tuy tham dự nhưng không để cho người bị quan sát biếtsự có mặt của mình Phương pháp này có ưu điểm là để cho các đối tượngbị quan sát hoàn toàn tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt củangười quan sát do đó các vấn đề được bộc lộ một cách khá trung thực- Quan sát trung lập : là hình thức quan sát mà người quan sát tuy công

khai quan sát nhưng đóng vai trò là người ngoài cuộc

- Quan sát tham dự thông thường : là hình thức quan sát mà người quan sátđóng vai trò như một người trong cuộc, một người bình thường tham giatất cả các hoạt động của tập thể đó.

- Quan sát tham dự tích cực : là hình thức quan sát mà người quan sát đóngvai trò hoạt động tích cực trong tập thể, tham gia tranh luận và thúc đẩycâu chuyện

Sử dụng phương pháp này có ưu điểm là có thể thu thập thông tin mộtcách toàn diện, tránh được những ấn tượng tức thời, ngẫu nhiên Nhưngdo việc tham gia tích cực hay quá lâu của người quan sát có thể mang lạinhững kết quả không tốt vì trong khi công khai bày tỏ ý kiến của mình cóthể làm mất tính khách quan của những thông tin thu được, hơn nữa, việcquá quen với những thái độ, hành động của các thành viên trong tập thểcó thể dẫn đến chủ quan, bỏ qua diễn biến mới trong phản ứng của họ

Để hạn chế ở mức thấp nhất những nhược điểm trên, người quan sátcần cố gắng theo hướng sau : chỉ nên đóng vai trò là một thành viên bìnhthường trong tập thể; không xuất đầu lộ diện, không tỏ ra chú ý nhiều đếnnhững sự kiện đã và đang xảy ra; nghe và quan sát nhiều hơn, đặt câu hỏiít hơn; những lời phát biểu cần mang tính chất trung lập và không có tínhchất đánh giá.

Trang 31

Quan sát không tham dự là hình thức quan sát mà người quan sát hoàn toàn

đứng ngoài, không can thiệp vào quá trình xảy ra và không đặt câu hỏi nào Hìnhthức quan sát này được sử dụng để miêu tả bầu không khí chính trị, xã hội trong đóxảy ra sự biến mà người nghiên cứu quan tâm

Phương pháp này có ưu diểm là có thể khắc phục được nhược điểm của cácphương pháp quan sát có tham dự do người quan sát gây nên Tuy nhiên, do ngườiquan sát không tham dự nên không thể thấy hết nội tình của vấn đề do vậy nhữngđiều giải thích, đánh giá hiện tượng không phải lúc nào cũng đúng.

b Theo thời gian

Theo thời gian, các hình thức quan sát được chia ra thành hai loại : quan sátngẫu nhiên và quan sát có hệ thống.

Quan sát ngẫu nhiên là hình thức quan sát không được quy hoạch trước là sẽ

tiến hành vào thời điểm nào Ưu điểm đặc biệt của quan sát ngẫu nhiên là đảm bảotính chất khách quan cao của thông tin nhận được.

Quan sát có hệ thống là hình thức quan sát được đặc trưng bởi tính thường

xuyên và lặp lại Tính thường xuyên là có thể quan sát hàng ngày, hàng tuần, hàngtháng Ưu điểm của loại quan sát này là có thể so sánh tiến trình của việc quan sáttrong cả khoảng thời gian cần thiết nào đó Tuy nhiên, nó không tránh khỏi hạn chếlà tính khách quan của số liệu không được đảm bảo.

c Theo hình thức hoá

Theo hình thức hoá, các hình thức quan sát được chia ra thành hai loại : quansát tiêu chuẩn hoá và quan sát không tiêu chuẩn hoá.

Quan sát tiêu chuẩn hoá (hay còn gọi là quan sát có kiểm tra) là hình thức

quan sát trong đó những yếu tố cần quan sát được vạch sẵn trong chương trình vàđược tiêu chuẩn hoá dưới dạng những bảng, phiếu, hay những biên bản quan sátđồng thời với việc sử dụng những phương tiện kĩ thuật phụ trợ khác…Ngoài ra,việc kiểm tra được thực hiện bằng cách tăng số lượng người quan sát cũng như việctăng số lần quan sát trên cùng một đối tượng…

Quan sát tiêu chuẩn hoá được sử dụng hết sức rộng rãi trong những cuộcnghiên cứu thực nghiệm và cả trong những cuộc nghiên cứu có tính chất miêu tả.Ngược lại, nó rất ít được sử dụng trong những cuộc nghiên cứu có tính chất thămdò.

Trang 32

Quan sát không tiêu chuẩn hoá là hình thức quan sát trong đó không xác

định được trước những yếu tố của quá trình nghiên cứu hoặc tình huống sẽ quansát, chỉ có bản thân đối tượng và mục đích nghiên cứu trực tiếp là được xác định từ

trước, do vậy không chặt chẽ, chi tiết Hình thức này được sử dụng trong việc

nghiên cứu mang tính chất thăm dò, khảo sát chuẩn bị hoặc tìm đối tượng nghiêncứu.

d Theo địa điểm

Theo địa điểm, các hình thức quan sát cũng được chia ra làm hai loại : quansát tại hiện trường và quan sát trong phòng thí nghiệm.

Quan sát tại hiện trường là quan sát thực trạng trong cuộc sống Tuy vậy, nó

cũng có thể có mức độ khác nhau về tiêu chuẩn hoá Đây là hình thức quan sát phổbiến nhất.

Quan sát trong phòng thí nghiệm là quan sát trong đó những điều kiện của

môi trường xung quanh và tình huống quan sát được định sẵn nói khác đi tìnhhuống quan sát được hình thành một cách nhân tạo, kể cả việc sử dụng rộng rãi cáckỹ thuật bổ trợ như thiết bị điện ảnh, máy ghi âm, máy ảnh…Nhược điểm cơ bảncủa hình thức này là dù có dùng nhiều cách khác nhau cũng không tránh khỏi thayđổi thái độ, thậm chí có khi là đột ngột của người tham gia.

Hạn chế chung nhất của các loại quan sát đó là : do bản chất các thông tin cóđược là do quan sát, nên thường chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài, không đi sâuvào phân tích bản chất của hiện tượng nếu như không kết hợp với các phương phápkhác

4.3 Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm là tạo ra một tình huống gần giống với tình huống

thực tế để quan sát thu thập thông tin về các ứng xử của người trong cuộc.

Mục đích chủ yếu của phương pháp này là chủ yếu dùng để kiểm tra mộtnhận định sơ bộ nào đó Khó khăn của phương pháp này là khả năng tạo ra các tìnhhuống giống hệt các hiện tượng thực tế là rất khó, điều này đòi hỏi các chuyên giaphải có trình độ khá cao.

4.4 Phương pháp phân tích tư liệu

Trang 33

Phương pháp phân tích tư liệu là phương pháp thu thập thông tin dựa trên

các tài liệu đã có và đã phát hành Với phương pháp này chi phí để tiến hành là tiếtkiệm nhất Các loại tư liệu thông thường được phân thành 3 nhóm sau :

- Phương tiện để đọc : báo chí, sách, kỉ yêú, hội thảo khoa học, số liệu niêngiám, báo cáo tổng kết, tư liệu điện tử khác…

- Phương tiện để nghe : băng ghi âm trên đài phát thanh.- Phương tiện để nhìn : phim, ảnh, truyền hình

Có hai phương pháp dùng để phân tích tư liệu đó là phương pháp định tínhvà phương pháp định lượng.

Phương pháp định tính là phân tích, lý giải tài liệu đặc biệt là phân tích theo

chiều sâu để tìm ra các nguyên nhân sâu xa, những nội dung tiềm ẩn của các loại tàiliệu đó Nội dung của việc phân tích cụ thể bao gồm : xác định đó là loại tài liệu gì;xuất xứ của tài liệu đó; tác giả của tài liệu đó là ai; độ tin cậy và tính xác thực củatài liệu và sự kiện; các kết luận rút ra từ các sự kiện cũng như các nhận định đánhgiá; ngoài ra cũng cần phân tích thêm về mặt tâm lý.

Phương pháp định lượng là phương pháp nhằm phân tích qui mô, độ sâu,

rộng của tài liệu cố gắng lượng hoá những khía cạnh có thể lượng hoá được.

Hai phương pháp trên đi theo hai hướng khác nhau nhưng không loại trừnhau mà bổ sung cho nhau nhằm cùng một mục tiêu là thu thập những thông tintrung thực, tin cậy vì vậy cần phải tiến hành đồng thời.

Phân tích tư liệu tuy là một phương pháp tiết kiệm và tương đối dễ thực hiệnnhưng cũng cần chú ý một số vấn đề sau : thứ nhất, phân tích tư liệu là nguồn thôngtin quan trọng trong giai đoạn đầu nhất là khi đối với vấn đề còn chưa rõ ràng, tuynhiên việc thu thập những thông tin chủ yếu trong các giai đoạn sau sẽ phải thựchiện bằng các phương pháp khác Thứ hai, tư liệu được viết ra và tập hợp lại lànhằm những mục đích khác nhau do vậy khi sử dụng tư liệu cho mục đích nghiêncứu thì thường không phù hợp và bị động vì vậy cần phải phân tích, lựa chọn, thậmchí điều tra thêm.

4.5 Phương pháp nghiên cứu điền dã

Phương pháp nghiên cứu điền dã là phương pháp thu thập thông tin bằng tri

giác trực tiếp và ghi chép lại Ở phương pháp này yêu cầu người nghiên cứu phảithâm nhập vào một cộng đồng dân cư nào đó để quan sát, phỏng vấn, ghi chép tất

Trang 34

cả các mặt thuộc lối sống xã hội trong cộng đồng đó Phương pháp này thườngđược dùng cho các nghiên cứu định tính để đưa ra các bức tranh chung về môitrường nghiên cứu.

5 Bảng hỏi – kỹ thuật xây dựng và các vấn đề có liên quan

5.1 Những nguyên tắc cụ thể của việc xây dựng bảng hỏi

Bảng hỏi không phải đơn thuần là tổng số các câu hỏi riêng rẽ mà cần mangnhiều ý nghĩa hơn nữa Nguyên tắc sắp xếp các câu hỏi là nguyên tắc tâm lý chứkhông phải căn cứ theo lôgic nội dung; đồng thời ý nghĩa của mỗi câu hỏi thườngđược đánh giá cùng với vị trí của nó trong bảng hỏi Qua thực tế việc xây dựngbảng hỏi cần theo những nguyên tắc sau :

Thứ nhất, bảng hỏi phải gợi ý và duy trì sự quan tâm nhiệt tình trả lời của

người được hỏi Cụ thể phải lưu ý một số vấn đề sau :

- Phần đặt vấn đề phải nêu rõ mục đích, ý nghĩa và lợi ích xã hội của việcphỏng vấn Phần này cần xúc tích, ngắn gọn và thích hợp với người đượcphỏng vấn.

- Đặt câu hỏi đầu tiên là vấn đề quan trọng có tác dụng khởi động sự quantâm của người được hỏi, nếu câu hỏi đầu tiên không hấp dẫn đụng đếnnhững vấn đề khó trả lời sẽ làm giảm nhiệt tình trả lời.

- Các câu hỏi về các vấn đề riêng tư, tế nhị nên xếp vào gần cuối.- Các câu hỏi đơn điệu nên xé nhỏ và xen kẽ với các câu hỏi khác.

Thứ hai, cần tôn trọng và thúc đẩy lòng tự tin của người được hỏi Muốn vậy

Thứ ba, trong các cuộc phỏng vấn dài thì các câu hỏi càn bố trí theo độ tập

trung tư tưởng tăng dần nhưng càng về cuối lại giảm dần và cuối cùng là một câuhỏi mở để người được hỏi được trả lời theo ý họ.

Thứ tư, người được phỏng vấn phải được dẫn dắt chuyển đề tài một cách hợp

lý Muốn vậy, khi xây dựng bảng hỏi nên vạch ra một khung dàn ý theo lôgic

Trang 35

chung để gắn các câu hỏi lại với nhau Đặc biệt, các câu hỏi về nhận thức, ý kiến,quan điểm thì cần được sắp xếp hợp lý.

Thứ năm, về mặt thời gian, đối với các cuộc phỏng vấn dài cũng phải theo

sức chịu đựng của tâm lý, việc trả lời hết bảng hỏi cũng không nên quá một giờ.

Thứ sáu, hình thức của bảng hỏi có ảnh hưởng đến nhiệt tình tham gia vì vậy

cần phải đáp ứng các yêu cầu thẩm mỹ trong yêu cầu cho phép.

Thứ bảy, bảng hỏi nhất định phải có phần mở đầu và phần kết thúc Tuỳ theo

cách bố trí lời mở dầu hay kết thúc nhưng về đại thể phải bao gồm các nội dung sauđây : tự giới thiệu cá nhân hoặc cơ quan tiến hành phỏng vấn; lời kêu gọi, khích lệtham gia đề tài; hứa đản bảo giữ bí mật; giới thiệu cách trả lời bảng hỏi; cám ơn.5.2 Bố cục chung của một bảng hỏi

Thông thường một bảng hỏi thường có bố cục như sau :

- Thư giải thích : mục đích chủ yếu của thư giải thích là để cho người trả

lời biết được mục đích của bảng hỏi và đề nghị họ tham gia.

- Hướng dẫn trả lời : phần này phải có hướng dẫn chi tiết về các vấn đề

như người trả lời phải đưa ra câu trả lời của mình như thê nào và ở đâu;phải có các chỉ dẫn thật rõ ràng cho các câu hỏi lọc.

- Hướng dẫn gửi trả bảng hỏi

- Các câu hỏi nội dung

- Lời cảm ơn : cần ngắn gọn, nhã nhặn để cám ơn người trả lời đã bỏ thời

gian và công sức ra để hoàn thành bảng hỏi và có thể hẹn hợp tác trongnhững lần sau.

5.3 Kỹ thuật câu hỏi trong bảng hỏi

Trong quá trình lập bảng hỏi, việc sắp xếp trình tự câu hỏi sao cho hợp lý làmột vấn đề kỹ thuật rất quan trọng Kết cấu chung của các câu hỏi trong bảng hỏithông thường theo trình tự sau:

- Câu hỏi tiếp xúc để tạo hứng thú trả lời cho người được hỏi

- Câu hỏi nội dung nhằm thu thập thông tin cần thiết về những vấn đề cần

nghiên cứu.

- Những câu hỏi xen kẽ, kiểm tra hay câu hỏi tâm lý để làm giảm bớt sự

căng thẳng

Trang 36

Các câu hỏi nội dung là các câu hỏi chính trong bảng hỏi nhằm thu thậpthông tin cần thiết về vấn đề nghiên cứu vì vậy trình tự của các câu hỏi này đượcsắp xếp có hợp lý hay không ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thông tin thuđược Theo Galup các câu hỏi nội dung có thể được triển khai theo lược đồ sau:

- Câu hỏi thứ nhất thường là câu hỏi lọc nhằm tìm hiểu xem người được

hỏi có am hiểu gì về vấn đề nói chung hay không.

- Câu hỏi thứ hai thường là câu hỏi sự kiện, tri thức của vấn đề để thu nhận

những nội dung cụ thể thường dùng câu hỏi đóng hay nửa đóng.

- Câu hỏi thứ ba câu hỏi về thái độ để xen người được hỏi nói chung có

thái độ như thế nào đối với vấn đề nghiên cứu và thường là câu hỏi nửađóng hay câu hỏi mở.

- Câu hỏi thứ tư thường là câu hỏi động cơ để tìm hiểu nguyên nhân của

thái độ nói trên và thường dùng câu hỏi nửa đóng.

- Câu hỏi thứ năm thường là câu hỏi cường độ nhằm tìm hiểu sức mạnh,

cường độ của quan điểm nói trên và thường dùng câu hỏi đóng.

II QUY TRÌNH CỦA MỘT CUỘC ĐIỀU XÃ HỘI HỌC

Thông thường một cuộc điều tra xã hội học được tiến hành tuần tự theo támbước như sau :

Bước 1 : Xác định mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu là “kim chỉ nam” xuyên suốt toàn bộ cuộc điều tra.Việc xác định mục đích nghiên cứu biểu hiện qua việc xác định vấn đề và tên đề tàinghiên cứu

Việc xác định vấn đề nghiên cứu tức là phải trả lời câu hỏi : nghiên cứu ai?nghiên cứu cái gì? Đồng thời, tên đề tài nghiên cứu cũng phải nêu bật được cả haiý trên.

Bước 2 : Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu được hiểu là sự giả định của người tổ chức điều tra vềthực trạng và mối liên hệ của vấn đề được nghiên cứu Nói cách khác, giả thuyếtnghiên cứu là sự khẳng định chủ quan của người nghiên cứu mà thông qua đó ta cómột số nhận định sơ bộ, một số hiểu biết tương đối về bản chất của vấn đề Kết quảnghiên cứu sẽ là sự khẳng định hay bác bỏ các giả thuyết đã được xây dựng này.Cái hay trong nghiên cứu xã hội học không phải là sự khẳng định hay bác bỏ một

Trang 37

giả thuyết nào đó, mà là nêu lên được một giả thuyết sát hợp với tình hình thực tếvà vấn đề đang được quan tâm.

Số lượng các giả thuyết về vấn đề nghiên cứu tuỳ thuộc vào nội dung, mụcđích của cuộc điều tra và khả năng bao quát của người chủ trì việc nghiên cứu.

Bước 3 : Xây dựng mô hình lý luận và thao tác hoá khái niệm

- Xây dựng mô hình lý luận :

Mô hình lý luận là hướng tiếp cận của người nghiên cứu tới vấn đề nghiêncứu Sự cần thiết của việc xây dựng mô hình lý luận là vì thực tế xã hội rất đa dạng,phong phú và đan xen lẫn nhau Nếu không có cách nhìn tổng quát và toàn diện thìthông tin thu được sẽ rời rạc, không biết sắp xếp chúng như thế nào, vào đâu? Việcxây dựng mô hình lý luận sẽ giúp chúng ta khái quát hoá vấn đề, đưa ra những lýgiải có tính khoa học.

Ngoài ra, mô hình lý luận còn được coi là những khuôn mẫu để sắp xếp cácthông tin rời rạc thành một thể thống nhất, nhưng khi sử dụng nó cần phải chú ýrằng: một mô hình lý luận về các vấn đề xã hội học luôn thể hiện thực tế xã hội Vìvậy phải đảm bảo sự liên hệ thực tế giữa mô hình lý luận với hiện thực cuộc sống,giữa vấn đề nghiên cứu với các vấn đề khác.

- Thao tác hoá khái niệm

Đây là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu xã hội học vì quá trình xâydựng giả thuyết nghiên cứu cũng như các mô hình lý luận thường phải sử dụngnhững khái niệm mới, khoa học Có rất nhiều khái niệm rất phức tạp, dễ làm chongười khác hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và do đó sự đo lường chúng cũng trởnên sai lệch Mặt khác, việc thao tác hoá khái niệm lại dựa trên quan điểm chủ quancủa mỗi người, do đó khó thống nhất được những khái niệm đã thao tác.

Bước 4 : Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin

Việc lựa chọn phương pháp thu thập thông tin là rất cần thiết vì mỗi loạiphương pháp đều có ưu nhược điểm riêng Việc lựa chọn các phương pháp cần phảiđược căn cứ vào tình huống cụ thể của việc điều tra như mục đích nghiên cứu, khả

Trang 38

năng tài chính, bản thân vấn đề được nghiên cứu và năng lực của người điều tra Dođó, ta cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để phát huy tối đa thế mạnh vàhạn chế tối thiểu nhược điểm của từng phương pháp Trong điều tra xã hội họcngười ta rất hay kết hợp nhiều phương pháp với nhau, điều quan trọng là phải chọnđược một phương pháp chủ đạo.

Bước 5 : Soạn thảo bảng hỏi

Bảng hỏi là một tổ hợp các câu hỏi được vạch sẵn nhằm thu thập những dữliệu ban đầu cần nghiên cứu Việc soạn thảo bảng hỏi có ý nghĩa rất quan trọng,gần như quyết định đến kết quả điều tra, vì nó là phương tiện để thu thập thông tintheo đề tài, nội dung được nghiên cứu

Một bảng hỏi được xây dựng tốt giúp ta thu thập được thông tin đầy đủ và tincậy Ngược lại, nếu không đáp ứng được yêu cầu đó thì thông tin sẽ thừa hay thiếu,thậm chí có thể làm xuyên tạc hay méo mó vấn đề.

Soạn thảo bảng hỏi đòi hỏi đầu tư lượng chất xám lớn, nhưng thực tế khôngxác định được bảng hỏi một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh Muốn làm được điều đóphải thực hiện quá trình sau :

- Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nội dung nghiên cứu vạch ra đượcnhững vấn đề cần được nghiên cứu.

- Xem nội dung có những vấn đề gì ?

- Từ nội dung đã xác định được ở trên phán đoán xây dựng bảng tổng hợp.- Phân chia cho từng người làm bảng hỏi.

- Tổ chức thảo luận những bảng hỏi đó và đưa ra một bảng hỏi tốt nhất.- Nếu có thời gian và kinh phí thì đem điều tra thử bảng hỏi.

Trang 39

Bước 6 : Chọn mẫu điều tra

Giả thuyết cơ bản của việc chọn mẫu là số mẫu đó có thể phản ánh một cáchkhá trung thực với mức độ tin cậy đầy đủ Mục đích cơ bản của các hình thức chọnmẫu là để có thể giảm thiểu khoảng cách giữa dữ liệu thu được từ số chọn mẫu đãchọn và dữ liệu thực tế trong giới hạn chi phí cho phép.

Có 3 phương pháp chọn mẫu cơ bản là : chọn mẫu ngẫu nhiên; chọn mẫuphi ngẫu nhiên; chọn mẫu hỗn hợp

Thông thường người ta hay sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên vì

hai lý do sau : Thứ nhất, mẫu ngẫu nhiên được chọn đại diện cho toàn bộ tổng thểnên những kết luận từ đó có thể suy rộng ra cho cả tổng thể ngẫu nhiên Thứ hai,

một số phương pháp kiểm định thống kê chỉ có thể áp dụng cho những dữ liệuđược thu thập từ mẫu ngẫu nhiên

Bước 7 : Tổ chức điều tra thực tế

Trong bước này, người điều tra đóng vai trò quyết định Kết quả điều tra cótốt hay không là phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ tổ chức điều tra Việc phân bổ kinhphí, thời gian, tìm nguồn nhân lực phù hợp…trong giai đoạn này cần phải được lênlịch một cách chi tiết để không có sai xót đáng tiếc nào xảy ra.

Để đảm bảo giai đoạn này tốt thì việc cần thiết nữa là phải liên hệ với nơiđiều tra, tránh tình trạng chờ đợi làm tốn thời gian và tiền bạc Đây là giai đoạn cóchi phí về tài chính lớn nhất.

Bước 8 : Phân tích dữ liệu nghiên cứu và trình bày kết quả

Sau khi thu thập được số liệu, cán bộ nghiên cứu mã hoá bảng hỏi, nhập sốliệu vào máy, chạy chương trình để đưa ra kết quả Từ kết quả thu được tiến hành

Trang 40

phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp Cuối cùng là viết báo cáo và trình bày bảovệ kết quả nghiên cứu

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w