Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi “Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của phân môn học.. Tuy nhiên, vấn đề này
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Diễm
Ngày sinh: 24 – 11 – 1992
Lớp: ĐHSPTH K12
Khóa: 2011 – 2015
Trường Đại học Hải Phòng
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Dung – GV Khoa GDTH
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1 Ý thức tổ chức kỉ luật trong quá trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, sinh viên Nguyễn Thị Kiều Diễm luôn
thực hiện tốt các yêu cầu của người hướng dẫn, có thái độ nghiên cứu khoahọc nghiêm túc, có tinh thần học hỏi và cầu tiến cao Mặc dù tham gia nhiềuhoạt động Đoàn – Hội của nhà trường, khoa và lớp nhưng em đã dành thờigian khoa học cho việc nghiên cứu đề tài Với sự nỗ lực, say mê cùng thái độlàm việc nghiêm túc, em đã hoàn thành khóa luận đúng tiến độ và đảm bảochất lượng
2 Khả năng nghiên cứu và vận dụng phương pháp
Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Diễm là một sinh viên có khả năng tựnghiên cứu khoa học tốt, biết cách tìm tòi tài liệu ở nhiều nguồn khác nhau,nắm bắt nhanh các vấn đề khoa học và vận dụng vào quá trình nghiên cứu
Trang 2Bên cạnh đó, em có khả năng hiểu các phương pháp dạy học, biết phântích và tổng hợp kiến thức cũng như vận dụng linh hoạt vào thực tiễn dạy học
ở Tiểu học Và bước đầu đã khẳng định được tính khả thi của vấn đề nghiêncứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện ở Tiểu học nói chung
và dạy học Kể chuyện ở lớp 3 nói riêng
3 Nhận xét khác
Là người hướng dẫn, tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi, say mê nghiêncứu khoa học và sự linh hoạt nhạy bén của sinh viên Nguyễn Thị Kiều Diễmkhi vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình nghiên cứu
Khóa luận đảm bảo tính mới về nội dung và có ý nghĩa thực tiễn cao,
có thể là một tài liệu tham khảo dành cho giáo viên Tiểu học và sinh viênchuyên ngành Giáo dục Tiểu học Kính trình hội đồng xem xét!
Hải Phòng, ngày 22 tháng 5 năm 2015
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Th.s Nguyễn Thị Dung
Trang 3
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểuhọc – Trường Đại học Hải Phòng đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt nhữngkiến thức khoa học chuyên ngành Giáo dục Tiểu học; Ban giám hiệu các trườngTiểu học Nguyễn Văn Tố (quận Lê Chân – Thành phố hải Phòng), trường Tiểuhọc Thực hành (quận Kiến An – Thành phố Hải Phòng) cùng tập thể thầy, cô giáo
và các em học sinh đã nhiệt tình tham gia, góp ý chân thành và tạo mọi điều kiệnthuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận này
Cuối cùng xin được cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luônquan tâm và động viên tôi
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do giới hạn về thời gian, phạm vi đềtài và năng lực của bản thân, nên khóa luận không tránh khỏi những hạn chế,thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến bổ sung, đóng góp quý báucủa thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 22 tháng 5 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Kiều Diễm
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ TÀI 8
1.1 Dạy học Kể chuyện 8
1.1.1 Khái niệm về kể chuyện 8
1.1.2 Vai trò của kể chuyện 8
1.1.3 Vai trò của dạy học Kể chuyện 12
1.2.2 Phương pháp trò chơi có tác dụng kích thích hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 14
1.3 Chương trình dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3 15
1.3.1 Nội dung chương trình dạy học Kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 3 15
1.3.2 Hệ thống bài tập Kể chuyện trong phân môn Kể chuyện lớp 3 17
1.4 Thực trạng dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3 21
1.4.1 Đối tượng và địa bàn khảo sát 21
1.4.2 Nội dung và cách thức tiến hành 22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 27
Chương 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 3 28
2.1 Hiểu biết chung 28
2.2.1 Thi kể chuyện nối tiếp 30
2.2.2 Phân vai dựng lại câu chuyện 34
2.2.3 Sắp xếp ý theo đúng trình tự câu chuyện 37
Trang 52.2.4 Thi đặt tên cho đoạn 39
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 46
3.1 Mục đích thực nghiệm 46
3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 46
3.3 Nội dung thực nghiệm 48
3.4 Cách thức tiến hành thực nghiệm 48
3.5 Kết quả thực nghiệm 49
3.5.1 Đo nghiệm kết quả thực nghiệm 49
3.5.2 Nhận xét kết quả thực nghiệm 50
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 51
KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6Nhà xuất bản Giáo dụcNhà xuất bản Đại học Sư phạmSách giáo khoa Tiếng Việt 1Sách giáo viên
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong xu hướng chung của thế giới, khi cuộc cách mạng khoa học pháttriển như vũ bão kéo theo những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế – xã hội.Khi thế giới đang bước vào thời đại toàn cầu hoá và phát triển bền vững,ngành Giáo dục & Đào tạo đứng trước những thách thức và vận hội mới.Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóaVIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kìcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đã ghi rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản củagiáo dục là nhằm xây dựng những con người thiết tha gắn bó với lí tưởng độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cườngxây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn
và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thứccộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học vàcông nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tácphong công nghiệp, có tính tổ chức và kỉ luật, có sức khỏe; là những ngườithừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dặn củaBác Hồ”
Để đáp ứng mục tiêu phát triển của xã hội, trong những năm gần đâyđổi mới phương pháp dạy học, hướng đến nền giáo dục toàn diện luôn là vấn
đề được quan tâm Giải pháp này nhằm thực hiện chuyển việc truyền đạt trithức thụ động (thầy giảng – trò ghi) sang hướng học chủ động, tư duy trongquá trình tiếp cận tri thức (lấy người học làm trung tâm, dạy cho học tròphương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách chủ động và có hệ thốngnhằm phát triển năng lực của mỗi cá nhân) Do vậy, môn Tiếng Việt ở Tiểuhọc nói chung và phân môn Kể chuyện nói riêng cũng không xa rời xu thế đổimới chung đó
Trang 8Ở Việt Nam, Tiểu học được xem là bậc học nền tảng trong hệ thốngGiáo dục quốc dân Các môn học ở Tiểu học có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, hỗ trợ cho nhau Trong đó, Tiếng Việt là môn học có vị trí vô cùng quantrọng Chương trình Tiếng Việt Tiểu học nhấn mạnh chủ trương: “Hình thành vàphát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để họctập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi” Mỗi phân môn TiếngViệt đều rèn cho học sinh kĩ năng nói, trong đó Kể chuyện là phân môn học sinhtrực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp một cách hứng thú nhất
Kể chuyện là một phân môn khó đối với cả giáo viên và học sinh Dạy Kểchuyện không phải chỉ là dạy học sinh thuộc chuyện, đọc lại chuyện Kể chuyệnvận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để học sinhrèn luyện một cách tự nhiên các kĩ năng tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp, gópphần khêu gợi tư duy hình tượng cho trẻ Trên thực tế, học sinh Tiểu học thườnggiàu trí tưởng tượng, cảm xúc và sáng tạo Song, do các em còn nhỏ nên bộphận sáng tạo ở lứa tuổi này vẫn còn phiến diện, nghiêng về nhận thức cảmtính, tư duy trừu tượng mới chỉ ở bước đầu phát triển Bên cạnh đó chúng tôinhận thấy rằng, giáo dục Tiểu học hiện nay chưa thực sự chú trọng đến việchình thành kỹ năng sống cho trẻ em Đó là những điều đáng tiếc khi cơ hộicủa các em bị bỏ qua.Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thúc đẩy quá trìnhdạy học sao cho có hiệu quả, nhằm đáp ứng được nhu cầu nhận thức của họcsinh, khai thác và điều chỉnh kĩ năng sống – khả năng làm chủ bản thân, khảnăng ứng xử với người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực với cáctình huống trong cuộc sống, phát huy được tính tích cực tự giác của học sinhTiểu học hướng đến thực hiện mục tiêu “Học mà chơi, chơi mà học”
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi “Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3” nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả của phân môn học
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở lứa tuổi Tiểu học, cùng với “học” thì “chơi” là một nhu cầu không
Trang 9thể thiếu của học sinh Dù không còn là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫngiữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa lớn lao đối với các em Có khá nhiều tácgiả đã đề cập tới việc sử dụng trò chơi trong dạy học Tuy nhiên, vấn đề nàychỉ được đề cập ít ỏi trong giáo trình dành cho sinh viên ở các trường Sư phạm.Việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học ở bậc Tiểu họcvẫn chưa nhận được sự quan tâm nghiên cứu thoả đáng của các nhà giáo dục.Nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Kể chuyệncho học sinh lớp 3 là việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.Trong đề tài, chúng tôi sẽ tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu để làmsáng tỏ các vấn đề quan tâm Sau đây, chúng tôi xin điểm qua những côngtrình nghiên cứu, sách, tài liệu đề cập tới Kể chuyện và phương pháp dạy học
Kể chuyện
1) Dạy văn cho học sinh Tiểu học Hoàng Hòa Bình NXBGD, 1998
[4] Tác giả đưa ra được quan niệm dạy văn theo hướng đổi mới dựa trên cáchnhìn hiện đại về cảm thụ văn học, về trẻ em và sự sáng tạo, về cơ cấu tâm lícủa việc hình thành năng lực văn Đồng thời trình bày những nội dung cụ thể
về phương pháp dạy văn theo hướng đổi mới (quy trình dạy các phân môn:Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn ) Vì dung lượng dành cho phân môn Kểchuyện là rất ít (4 trang) tác giả chỉ đưa ra các bước tiến hành và một số điểmcần lưu ý, chưa đưa ra được các biện pháp dạy học cụ thể
2) Những thi pháp của truyện Nguyễn Thái Hòa NXBGD, 2000 [7].
Sách miêu tả những khái niệm cơ sở của Thi pháp học thể loại truyện ở gócnhìn ngôn ngữ học Những dẫn chứng hay ví dụ minh họa nhằm làm sáng tỏcác khái niệm và trình bày các góc độ nghiên cứu, mà không đi sâu phân tíchmột tác giả hay tác phẩm cụ thể nào
3) Dạy học Kể chuyện ở trường Tiểu học Chu Huy NXBGD, 2000
[8] Theo tác giả, nhu cầu kể chuyện đối với học sinh Tiểu học là rất lớn.Cuốn sách này đã đề cập đến vấn đề dạy học kể chuyện từ lớp 1 đến lớp 5 vàxác định vị trí, nhiệm vụ quan trọng của phân môn Kể chuyện Song, đây
Trang 10không phải là một cuốn sách hướng dẫn cụ thể, sách không bổ sung phầnngôn ngữ nói sinh động của các Truyện đọc hoặc sách giáo viên Tiếng Việt.
4) Giáo dục trẻ trong trò chơi Đ.B Menđgieritxkaia NXBGD, 1976 [5] Tác giả đã lí giải và phân tích vai trò của hoạt động chơi, trên cơ sở
những kết quả nghiên cứu của mình Đ.B Menđgieritxkaia đã chỉ ra: chínhnhững trò chơi tạo ra vùng "cận phát triển", là điều kiện đầu tiên thuận lợinhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách; "hoàn cảnh chơi" mang tínhtưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá; việc thực hiện các quy tắcchơi là trường học rèn luyện các phẩm chất ý chí và phẩm chất đạo đức chotrẻ Đây là một công trình đi sâu nghiên cứu về mặt lí luận, chứ không đi sâu
6) Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học Lê
Phương Nga, NXBĐHSP [13] Tác giả đề cập đến các vấn đề về bồi dưỡnghọc sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học và đưa ra một số trò chơi có thể vận dụngvào quá trình tổ chức dạy học Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học nói chung vàquá trình tổ chức dạy học Kể chuyện nói riêng
7) Dạy và kể chuyện văn học ở vườn trẻ M.K Mogoliupxkaia, v.v Septsenko NXBGD, 1976 [11] Tác giả đã đề cập đến vấn đề phương pháp,
những thủ thuật đọc và kể chuyện văn học cho trẻ em Mặc dù, các vấn đề màtác giả đề cập đến là dành cho lứa tuổi mẫu giáo nhưng chúng tôi thấy nhữngvấn đề mà tác giả nêu cũng có những điểm tương đồng với học sinh Tiểu học
Trang 11Nhìn chung, nghiên cứu phương pháp dạy học Kể chuyện cho trẻ em
đã và đang được các nhà giáo dục quan tâm ở những bình diện khác nhau.Song, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách đầy đủ vàtập trung về vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng giao tiếp của học sinh trong giờ học Kể chuyện Căn cứ vào chươngtrình Sách giáo khoa và thực tế dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học hiệnnay, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu vận dụng phương pháp trò chơi vàodạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3 là cần thiết Vận dụng phương phápdạy học tích cực phù hợp với từng hoạt động dạy học Kể chuyện sẽ phát huyđược tính độc lập, sáng tạo của học sinh Từ định hướng trên, chúng tôi chọn
đề tài “Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3” Hi vọng đóng góp nhỏ bé của đề tài là những thể nghiệm có tính
khả thi cho quá trình đổi mới Phương pháp dạy học Kể chuyện ở trường Tiểuhọc hiện nay Đồng thời, cũng hi vọng kết quả nghiên cứu này sẽ là nhữnggợi ý giúp sinh viên sư phạm tiểu học và giáo viên trong việc dạy học Kểchuyện cho học sinh Tiểu học
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi cụ thể hóa thành các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những cơ sở của việc xây dựng đề tài
- Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Kể chuyện cho học sinhlớp 3
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài
Trang 125 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3.
Phạm vi nghiên cứu: Dạy học Kể chuyện là một vấn đề rộng, trong quá trình
tổ chức dạy học phân môn này giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp dạyhọc khác nhau Tuy nhiên, trong khuôn khổ thời gian có hạn chúng tôi chỉ tập trung
đi sâu nghiên cứu Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3 Các trò chơi học tập mà chúng tôi nêu ra nhằm hỗ trợ rèn cho học
sinh khả năng nói tốt, tư duy tốt theo hướng tích cực tạo cơ sở cho các em học tậptốt các kiểu dạng bài Kể chuyện nâng cao ở lớp 4, 5
6 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài, chúng tôi sử dụngnhững phương pháp sau:
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tham khảo tài liệu, sách báo có liên quan đến việc tổ chức các hoạtđộng dạy học Kể chuyện cho học sinh
Tham khảo nội dung, phương pháp, hình thức dạy học Kể chuyện lớp 3
6.2 Phương pháp quan sát, đàm thoại
Quan sát cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của học sinh khi kể chuyện
Trò chuyện, tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tìm hiểunhững khó khăn, nguyện vọng của học sinh trong quá trình rèn luyện từ đóđưa ra biện pháp giải quyết phù hợp
6.3 Phương pháp điều tra, khảo sát
Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu:
- Thực trạng rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh ở những năm trước
- Kết quả rèn kĩ năng kể chuyện của học sinh
- Những khó khăn, nguyện vọng khi rèn kĩ năng kể chuyện
- Đánh giá của học sinh về phân môn Kể chuyện
Trang 13- Những quy định đặt ra cho học sinh và mức độ đạt được của học sinhkhi thực hiện các quy định đó.
6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Liên hệ trường sở tại đồng ý, thiết kế giáo án và tiến hành thực nghiệm
sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài và biện pháp đưa ra nhằm nângcao hiệu quả rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lơp 3
7 Cấu trúc đề tài
Đề tài có cấu trúc gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phầnkết luận Trong đó, phần nội dung gồm 3 chương:
- Chương 1: Những cơ sở của việc xây dựng đề tài
- Chương 2: Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Kể chuyệncho học sinh lớp 3
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 14Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ TÀI 1.1 Dạy học Kể chuyện
1.1.1 Khái niệm về kể chuyện
Kể là một động từ biểu thị hành động nói Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân
chủ biên) giải thích kể là nói rõ đầu đuôi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích Khi
ở vị trí một thuật ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù định nghĩa sau:
- Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loạihình kịch) – còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết
- Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng
- Chỉ tên một loại văn học thuật chuyện trong môn Tập làm văn
- Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường Tiểu học.Theo Chu Huy, Dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học, NXB Giáo dục,
2000: “Kể chuyện là kể lại sự việc đã xảy ra, có diễn biến, có nhân vật với ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng”.
Như vậy, Kể chuyện là hình thức trình bày lại câu chuyện bằng lời kểmột cách hấp dẫn, sáng tạo, giàu ngữ điệu và sự phối hợp diễn xuất qua nétmặt, cử chỉ, điệu bộ của người kể một cách tự nhiên, nhằm truyền cảm đếnngười nghe
1.1.2 Vai trò của kể chuyện
a Trong đời sống
Nhu cầu hiểu biết khám phá thế giới là nhu cầu rất lớn của con người.Con người không chỉ muốn biết những gì đang xảy ra hoặc sắp xảy ra, mà cònmuốn hiểu biết những gì đã xảy ra trong quá khứ (quá khứ gần, quá khứ xa vàrất xa trong lịch sử) Hàng ngày, do vô tình hay cố ý, ta được thông tin về đủmọi chuyện trong nhà, ngoài ngõ, rộng hơn là trong vùng, trong nước và trên
Trang 15thế giới ngày nay hay ngày xưa Từ những chuyện lớn, chuyện nhỏ ta nghe kể
từ tuổi ấu thơ bên bếp lửa của bà, đến những điều nghe thầy cô, bạn bè kể,bình giảng ở trường, nhờ đó sự hiểu biết về thế giới và con người cứ tăng dầnlên theo năm tháng
Thuở hồng hoang của lịch sử loài người cũng vậy Những bộ tộcnguyên thủy tập hợp lại ngày này sang tháng khác nghe kể cổ tích (kể khannhư người Tây Nguyên hiện nay), cúng mo (người Mường), sau này nghenhững người hát rong kể chuyện phiêu lưu, ma quái Ở Trung Quốc ngàyxưa có những người kể chuyện lấy tiền (thuyết thoại nhân) ở xó chợ, quánxá Ở vùng sa mạc Tây á, Bắc Phi, những truyện kể suốt ngày này qua ngàykhác trên lưng lạc đà của các thương nhân, sau này thành bộ truyện cổ tíchNghìn lẻ một đêm, những truyện trào tiếu dân gian thời Trung cổ ở Tây Âuđược nhiều người sưu tập lại, trong đó có những truyện trong sách củaRabelais, Boccacio
Về sau, do nghề in ấn phát triển, lối kể bằng miệng được thay bằngsách in phát hành khắp nơi và thể tiểu thuyết ra đời (ở Trung Quốc nghề in ấnphát triển sớm hơn) Tiểu thuyết trở thành thể loại tự sự phổ biến rộng khắp
mà Hegel ví như là “anh hùng ca của tầng lớp thị dân” Trong những thế kỉgần đây, những thành tựu tiểu thuyết thật vĩ đại với các tên tuổi: M.Cervantes, G Stendhal, G Flaubert, V Hugo, L Tolstoi, F.Đostoievski, M.Gorki, M Solokhov ở châu Âu; La Quán Trung, Thi Nại Am, Tào TuyếtCần Ở châu Á Tiểu thuyết đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nhận thức, giáohuấn của con người hiện đại Kho tàng kể chuyện nói chung và tiểu thuyết nóiriêng là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người Trước khi cócác phương tiện truyền thông hiện đại như phim ảnh, băng hình thì nhờ tiểuthuyết mà con người có thể biết mọi chuyện từ quá khứ đến hiện tại, từ Đôngsang Tây và khám phá thế giới bên trong của con người một cách sinh động,sâu sắc, cụ thể mà không một phương tiện nào có thể làm được
Trang 16Kể chuyện là một hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằngngôn ngữ Mặc dù đã có những phương tiện thông tin đại chúng hiện tại như
ti vi, đài phát thanh, rađiô cát xét, người ta vẫn thích nghe nói chuyện bằngmiệng Theo định nghĩa rộng, thuật ngữ “kể chuyện” có thể bao hàm toàn bộngôn ngữ nói sinh hoạt hàng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy: “Tiếngnói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu Chúng ta phải biết quýtrọng nó, giữ gìn nó, phát triển nó” Nhờ có tiếng nói và lao động mà conngười thoát hẳn khỏi đời sống động vật, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ
xã hội, làm chủ thiên nhiên Bầy người nguyên thủy quây quanh đám lửa trạinướng thịt thú rừng, nướng quả hạt thường kể những truyện săn, bắt, hái,lượm cho nhau nghe Đó cũng là khởi đầu của sự tích lũy tri thức khoa học và
kể chuyện ở đây mang chức năng thông tin Khi ngôn ngữ ngày càng pháttriển, số lượng từ cơ bản tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần ngày mộtphong phú thì kể chuyện không chỉ dừng ở mức độ thông tin nữa mà mangthêm chức năng giải trí, hay cao hơn nữa là chức năng nghệ thuật Nhờ vậy
mà kho tàng đồ sộ truyện cổ dân gian hết sức giàu có, hết sức đa dạng đượctruyền lại đến ngày nay bằng hình thức kể Trải qua 10 thế kỉ Bắc thuộc, dântộc Việt Nam sở dĩ bảo toàn bản lĩnh và bản sắc dân tộc độc đáo, không bịphong kiến phương Bắc xâm lược, đồng hóa thôn tính, một phần là nhờ ởhùng khí những câu chuyện cổ Chùm truyền thuyết về Âu Cơ, Lạc LongQuân, về Hùng Vương, về Thánh Gióng, về Sơn Tinh Thủy Tinh, về AnDương Vương, về bánh chưng bánh giầy, về An Tiêm đã nhem nhóm niềmtin tất thắng về một tương lai của cả một dân tộc bị ngoại bang thống trị Chođến năm 939, với chiến thắng của Ngô Quyền, dân tộc ta đã bẻ gãy cái vòngxiềng xích “quận huyện” của bọn phong kiến nhà Hán Ta lại là ta, ta là dântộc Việt Nam chứ không thể là ai khác Chùm truyện cổ về háo khí dân tộc ấynhờ vậy mà được bảo tồn và phát triển mãi mãi bằng hình thức truyền miệng.Trong một thời gian lịch sử lâu dài, khi đã có văn tự để ghi chép, in ấn rồi thì
Trang 17kể chuyện vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát triển song song với sự phát triểncủa văn tự
b Trong học tập và tiếp nhận tác phẩm của học sinh
Trong học tập và tiếp nhận tác phẩm văn học kể chuyện đóng vai trò vôcùng quan trọng với tư duy nhận thức của trẻ Góp phần phát triển, hình thànhnhân cách, đem lại cho trẻ những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh Bên cạnh đórèn cho các em kĩ năng nghe, nói, diễn đạt một vấn đề có sức thuyết phục
Thích nghe kể chuyện là một đặc điểm của trẻ em Từ thuở nhỏ, trẻ em
đã say mê nghe kể chuyện Nhiều người không bao giờ quên những kỉ niệm
về các buổi tối nghe kể chuyện Puskin từng tâm sự: “Buổi tối tôi nghe kể chuyện cổ tích và lấy việc đó bù đắp những thiếu sót trong sự giáo dục đáng nguyền rủa của mình Mỗi truyện cổ tích ấy mới đẹp làm sao, mỗi truyện là một bài ca” Lớn lên các em đi học, biết chữ, có thể đọc được truyện nhưng
vẫn không giảm hứng thú nghe kể chuyện Kể chuyện có sức mạnh riêngtrong việc giáo dục trẻ em, đem lại những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh Qua
đó, mở rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các em
Mặt khác, giờ Kể chuyện giúp phát triển ngôn ngữ nói của học sinh.Các em học sinh Tiểu học thường mang tư duy trừu tượng, dâng cao cảm xúckhiến trẻ ở lứa tuổi này có một sự thay đổi đáng kể là các em đã thay đổi hoạtđộng sáng tạo bằng lời Trong tiết Kể chuyện, ngôn ngữ được giáo viên vàhọc sinh sử dụng là ngôn ngữ nghệ thuật, tức là phải được chọn lọc, có tínhhàm súc, đáp ứng yêu cầu của quan điểm dạy học luyện nói theo chương trìnhcải cách giáo dục Học sinh trên cơ sở nắm được nội dung truyện, sau đó kểlại, có thể sử dụng nhiều yếu tố phi ngôn ngữ để ghi dấu ấn riêng và thu hútngười nghe vào quá trình tái tạo câu chuyện Qua giờ học Kể chuyện, họcsinh được rèn luyện rất nhiều kĩ năng: nghe, ghi nhớ, kĩ năng nói trước đámđông, diễn tả điều muốn trình bày với lời lẽ gọn gàng, rành mạch, có ngữđiệu, thuyết phục người nghe
Trang 18Từ những cơ sở lí luận trên, chúng tôi thấy việc dạy học Kể chuyện chohọc sinh lớp 3 đòi hỏi rất cao ở người giáo viên về cách thức tổ chức các hoạtđộng dạy học và việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực ở phân mônhọc này.
1.1.3 Vai trò của dạy học Kể chuyện
Kể chuyện là một phân môn của Tiếng Việt Do đó, dạy học Kể chuyệngóp phần thực hiện mục tiêu dạy học Tiếng Việt đề ra
a Phân môn Kể chuyện phát triển kĩ năng tiếng Việt cho học sinh
Trước hết phân môn Kể chuyện phát triển kĩ năng nói cho học sinh.Giờ Kể chuyện rèn cho học sinh kĩ năng nói trước đám đông dưới dạng độcthoại thành đoạn bài theo phong cách nghệ thuật Đồng thời với nói, các kĩnăng nghe, đọc, kĩ năng ghi chép cũng được phát triển trong quá trình kể lạitruyện đã nghe, kể lại truyện đã học
b Phân môn Kể chuyện góp phần phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ ở học sinh
Cùng với sự rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ, tư duy cũng phát triển.Đặc biệt, sống trong thế giới các nhân vật, thâm nhập vào các tình tiết củatruyện, tiếp xúc với nghệ thuật ngôn từ kể chuyện, tư duy hình tượng và cảmxúc thẩm mĩ của học sinh cũng được phát triển
“Truyện cổ tích gắn liền với cái đẹp góp phần phát triển các cảm xúcthẩm mĩ mà thiếu chúng không thể có tâm hồn cao thượng, lòng mẫm cảmchân thành trước nỗi bất hạnh, đau đớn và khổ ải của con người Truyện cổtích cung cấp cho trẻ em những biểu tượng đầu tiên về chính nghĩa và phinghĩa” Những truyện kể, truyện dân gian là một trong những hình thức nhậnthức thế giới của học sinh, giúp các em chính xác hóa những biểu tượng đã có
về thực tế xã hội xung quanh, từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới
và mở rộng kinh nghiệm sống cho học sinh Những tác phẩm ấy giúp cho các
em xác lập một thái độ đối với các hiện tượng của đời sống xung quanh
Trang 19c Phân môn Kể chuyện góp phần tích lũy vốn sống, vốn văn học cho học sinh
Giờ kể chuyện giúp học sinh tiếp xúc với tác phẩm văn học Suốt 5năm ở bậc Tiểu học, học sinh được nghe và tham gia kể hàng trăm câuchuyện với đủ các thể loại Đó là những tác phẩm có gái trị của Việt Nam vàthế giới, từ truyện cổ tích đến truyện hiện đại Nhờ đó, vốn văn học của họcsinh được tích lũy dần Đây là những hành trang quý sẽ theo các em trongsuốt cuộc đời mình
Giờ kể chuyện còn mở rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng chocác em Qua từng câu chuyện, thế giới muôn sắc màu mở rộng trước các em.Các em tìm thấy ở trong truyện từ phong tục tập quán đến cảnh sắc thiênnhiên, từ những thân phận và biết bao hành động nghĩa hiệp của con ngườitrong muôn vàn trường hợp khác nhau Truyện kể đã làm tăng vốn hiểu biết
về thế giới, xã hội loài người xưa và nay của học sinh Truyện còn chắp cánhcho trí tưởng tượng và mơ ước của các em, thúc đẩy sự sáng tạo góp phầnhình thành và phát triển hoàn thiện nhân cách sống cho học sinh
1.2 Phương pháp trò chơi
1.2.1 Phương pháp trò chơi
Theo Từ điển Tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2007)
định nghĩa: “Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượngcủa tự nhiên và đời sống xã hội ”
G.henghen (1770 – 1883) cho rằng: “Phương pháp là hình thức vậnđộng của sự vật ” Ta có thể hiểu mỗi sự vật đều có bản chất và được thể hiệnqua hình thức nhất định Hình thức không bao giờ tồn tại tách rời nội dung,chúng có phương pháp vận động của riêng mình
Trong cuốn Giáo dục học (Phạm Viết Vượng NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2001) có viết: “Phương pháp là hệ thống những hành động tự giác –liên tiếp của con người nhằm đạt tới kết quả ứng với mục đích đã đề ra”
Trang 20Nói tóm lại: “Phương pháp chính là con đường, cách thức tiến hànhmột việc gì đó” Trong dạy học và giáo dục, “Phương pháp chính là conđường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học” Đó là hình thức vận động củamột “hoạt động đặc thù”.
Cũng theo Từ điển Tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học xuất bản năm
2007) định nghĩa: “Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí ”
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người và lịch sử phát triển tròchơi, các nhà Tâm lý học Xô Viết trước đây đã cho rằng: “Trò chơi là mộtnghệ thuật xuất hiện sau lao động và là một hiện tượng mang tính chất xã hội,
là phương tiện chuẩn bị cho đứa trẻ làm quen với xã hội của người lớn”
Theo cách hiểu chung của mọi người thì: “Trò chơi là một hoạt độngthường dùng để giải trí và đôi khi cũng được sử dụng như một công cụ giáodục” Trò chơi còn là một hình thức dưỡng sinh của người lớn tuổi, giúp họthư giãn và vui vẻ…
Trong Giáo dục thì: “Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hànhhiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách – trí dục của trẻ em”
Như vậy, phương pháp trò chơi là phương pháp dạy học trong đó giáoviên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động lĩnh hội tri thức, kĩ năng,
kĩ xảo thông qua việc trực tiếp tham gia các trò chơi học tập
1.2.2 Phương pháp trò chơi có tác dụng kích thích hứng thú học tập cho học sinh lớp 3
Đối với học sinh lớp 3, động cơ học tập của các em chưa thật bền vững,còn thiên về cảm tính Các em tham gia học tập do sự thích thú hấp dẫn của
bộ môn hoặc thầy, cô Vì vậy, bên cạnh việc dạy học sinh kiến thức – kĩ năng,các nhà giáo dục cần tạo cho các em nhưng giây phút thoải mái thông quaviệc nghe cô giáo kể chuyện, các em được đóng vai thành các nhân vật trongtruyện, tham gia thi kể cùng các bạn góp phần phát triển trí tưởng tượng,khả năng sáng tạo và hợp tác
Trang 21Thực tế, hầu hết học sinh ở lứa tuổi này có sự hưng phấn về mặt cảmxúc Do vậy, khi được nghe cô giáo kể và hòa mình vào các nhân vật, sự hứngthú, tò mò ở các em được kích thích Khi có hứng thú học tập, học sinh sẽ yêuthích phân môn Kể chuyện Các câu chuyện có thể còn mới mẻ, khó nhớ đốivới các em nhưng dưới sự tổ chức và vận dụng khéo léo các phương pháp dạyhọc tích cực của giáo viên thì hứng thú đó không bị giảm sút mà nó càng tăngcao hơn Các em được đóng vai thành các nhân vật trong truyện, được hoạtđộng nhóm, được bày tỏ tình cảm của mình về các nhân vật và được tham giacác trò chơi học tập Thông qua những hoạt động này, trẻ được thoải mái thểhiện năng khiếu của bản thân
Bên cạnh đó, mỗi trò chơi học tập được lồng ghép trong bài học sẽ làđiều kiện tốt cho trẻ phát triển tư duy, tăng vốn hiểu biết, gần gũi với cuộcsống xung quanh Để từ đó, bồi dưỡng cho học sinh Tiểu học tình yêu thiênnhiên, yêu con người và những bài học bổ ích rèn kĩ năng sống một cách tựnhiên, thoải mái nhất
1.3 Chương trình dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3
1.3.1 Nội dung chương trình dạy học Kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 3
Qua khảo sát chương trình SGK Tiếng Việt 3, chúng tôi nhận thấy cáctruyện được chọn kể là các tác phẩm có giá trị của Việt Nam và thế giới, đều
có cốt truyện, có độ dài vừa phải, trọn vẹn về nội dung và hình thức của mộtvăn bản truyện, phù hợp với đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của họcsinh lớp 3
Nội dung chương trình được xây dựng theo chủ điểm của tuần học Cáctruyện có nội dung trong sáng, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, có tính giáo dục cao.Mỗi câu chuyện đều mang đến cho các em những bài học bổ ích
Ví dụ: Câu chuyện “Người mẹ” (TV3, tuần 4) nói về sự hi sinh cao cả
của bà mẹ đối với đứa con thân yêu, “vì con người mẹ có thể làm tất cả”… Hay truyện “Hũ bạc của người cha” (TV3, tuần 15) khuyên chúng ta chỉ có lao động chân chính mới làm ra được của cải lâu bền, “hũ bạc tiêu không bao
Trang 22giờ hết chính là đôi bàn tay”…
Qua những câu chuyện đó các em biết ghét sự lười biếng và quý trọng
những người lao động chân chính “Người con gái Tây Nguyên”,“Người liên lạc nhỏ” là những câu chuyện giản dị nhưng cảm động về gương chiến đấu
hi sinh anh dũng để bảo vệ tổ quốc của những người con đất Việt Những câu
chuyện cổ tích: “Sự tích chú Cuội cung trăng”,“Cóc Kiện trời”… như lời giải
thích nhẹ nhàng, dễ hiểu về những hiện tượng thiên nhiên xảy ra xung quanhcác em Mỗi câu chuyện không đơn thuần chỉ là những lời khuyên bổ ích màcòn giáo dục các em cách sống, cách ứng xử hợp đạo lí Những câu chuyện ấythấm vào tâm hồn các em, bồi đắp thêm lòng yêu thương, hiếu thảo, tình đoànkết cho học sinh
Qua việc tìm hiểu nội dung phân môn Kể chuyện trong SGK TiếngViệt 3, chúng tôi nhận thấy chương trình đã xây dựng toàn bộ nội dung tiết
Kể chuyện gắn liền sau tiết Tập đọc Như vậy, trước khi học tiết Kể chuyện,học sinh đã được luyện đọc và tìm hiểu kĩ câu chuyện nên tiết Kể chuyệnkhông mất nhiều thời gian tìm hiểu mà học sinh được rèn nhiều kĩ năng nghe,nói Hệ thống ngữ liệu phong phú với những câu chuyện của nhiều nướcthuộc các thể loại khác nhau: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn,truyện cười Các truyện kể phản ánh nhiều nội dung khác nhau của cuộcsống, gần gũi với lứa tuổi Tiểu học Mỗi truyện đều có tác dụng giáo dục chohọc sinh một quy tắc đạo đức hay một đức tính nào đó
Tuy nhiên, truyện “Hũ bạc của người cha”(TV3, tuần 14) được xếp vào chủ điểm “Anh em một nhà” theo chúng tôi là chưa hợp lí Ngoài những
truyện sáng tác có nội dung gần gũi, dễ hiểu với học sinh, vẫn còn một số
truyện có nội dung chưa hay, chưa hấp dẫn và khó kể, như câu chuyện “Ở lại với chiến khu”,“Hội vật” Điều này gây khó khăn cho các em khi luyện nói
trong giờ Kể chuyện
Trang 231.3.2 Hệ thống bài tập Kể chuyện trong phân môn Kể chuyện lớp 3
Qua khảo sát, chúng tôi hệ thống bài tập Kể chuyện lớp 3 theo bảng sau:
1 1 Dựa vào tranh sau kể lại từng đoạn câu chuyện “Cậu
bé thông minh”
5
2 Dựa vào tranh sau kể lại từng đoạn câu chuyện “Ai
có lỗi” bằng lời của em
12
3 Dựa vào gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện
“Chiếc áo len” theo lời của Lan
21
4 Phân vai (Người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối,
bụi gai, hồ nước, Thần Chết) dựng lại câu chuyện
6 Sắp xếp lại các tranh dưới đây theo đúng thứ tự
trong câu chuyện “Bài tập làm văn”
Kể lại một đoạn câu chuyện bằng lời của em
47
7 Kể lại một đoạn của câu chuyện “Trận bóng dưới
lòng đường” theo lời một nhân vật
10 Dựa vào tranh minh hoạ, hãy kể lại câu chuyện
“Giọng quê hương”
78
Trang 2411 Sắp xếp lại các tranh dưới đây theo đúng thứ tự
trong câu chuyện “Đất quý, đất yêu”
Dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện
86
12 Dựa theo các ý tóm tắt dưới đây, kể lại từng đoạn
của câu chuyện “Nắng phương Nam”
15 Sắp xếp lại các tranh dưới đây theo đúng thứ tự
trong câu chuyện “Hũ bạc của người cha”
Kể lại toàn bộ câu chuyện
20 Dựa theo gợi ý dưới đây, kể lại câu chuyện “Ở lại
với chiến khu”
Trang 2522 Phân vai, dựng lại câu chuyện “Nhà bác học và bà
cụ” (người dẫn chuyện, E-đi-xơn, bà cụ)
33
23 Dựa vào tranh sau, kể lại câu chuyện “Nhà ảo thuật
bằng lời của Xô-phi hoặc Mác”
42
24 Sắp xếp lại các tranh dưới đây theo đúng thứ tự
trong câu chuyện “Đối đáp với vua”
Kể lại toàn bộ câu chuyện
51
25 Dựa vào gợi ý dưới đây, em hãy kể lại từng đoạn
truyện “Hội vật”
59
26 Dựa vào tranh sau, em hãy đặt tên và kể lại từng
đoạn truyện “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử”
65
28 Dựa vào tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện “Cuộc
chạy đua trong rừng bằng lời của Ngựa Con”
82
29 Dựa vào tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện “Buổi
học Thể dục” bằng lời của một nhân vật
90
30 Dựa vào gợi ý dưới đây, kể lại câu chuyện “Gặp gỡ
ở Lúc-xăm-bua” bằng lời của em
99
31 Dựa vào tranh sau, kể lại câu chuyện “Bác sĩ
Y-éc-xanh” theo lời của bà khách
107
32 Dựa vào tranh sau, kể lại câu chuyện “Người đi săn
và con vượn” theo lời của bác thợ săn
113
33 Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại một đoạn câu
chuyện“Cóc kiện trời” theo lời của một nhân vật
trong truyện
124
Trang 2634 Dựa vào gợi ý sau ,kể lại từng đoạn câu chuyện“Sự
tích chú Cuội cung trăng”
132
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 3, các bài Kể chuyện được dạy saumỗi tiết Tập đọc và chỉ chiếm nửa tiết Vì thời lượng không nhiều nên bài tậpcho học sinh trong tiết Kể chuyện thường chỉ có một bài
- Bài tập kể chuyện theo tranh minh hoạ
+ Kể theo đúng thứ tự các tranh
+ Sắp xếp tranh theo đúng thứ tự diễn biến của câu chuyện
+ Kể lại từng đoạn
+ Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Bài tập kể chuyện không có tranh minh họa
+ Kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện theo gợi ý bằng lời
+ Đặt tên cho các đoạn rồi kể
+ Phân vai dựng lại câu chuyện
Nếu trong tiết học có hai bài tập thì đó là những kiểu bài đơn giản
Ví dụ 1: Truyện “Bài tập làm văn” (SGK TV 3, tuần 6)
- Bài tập 1: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện
- Bài tập 2: Kể lại một đoạn câu chuyện bằng lời của em
Ví dụ 2: Truyện “Đối đáp với vua” (SGK TV 3, tuần 24)
- Bài tập 1: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện
- Bài tập 2: Dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện
Việc lấy văn bản trong giờ Tập đọc làm ngữ liệu cho giờ Kể chuyện thểhiện quan điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt, giúp tiết kiệm được khánhiều thời gian, giảm bớt việc kiểm tra bài cũ, hướng dẫn tìm hiểu truyện
Do đó, giáo viên dành được nhiều thời gian tổ chức luyện tập – thực hành chohọc sinh Mặt khác, các bài tập trong phân môn Kể chuyện không chỉ giúp
Trang 27học sinh hình thành kĩ năng độc thoại mà còn hình thành cho các em cả kĩnăng đối thoại.
- Về kĩ năng độc thoại: Học sinh kể lại câu chuyện đã đọc hay đã nghetheo những mức độ khác nhau, cụ thể là:
+ Kể từng đoạn hoặc toàn câu chuyện
+ Kể theo lời trong văn bản, kể bằng lời của mình, kể theo lời nhân vật.+ Kể một cách đầy đủ, trôi chảy, kể có điệu bộ và giọng diễn cảm
- Về kĩ năng đối thoại: Học sinh tập dựng lại câu chuyện theo các vaikhác nhau, bước đầu biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp như: nétmặt, cử chỉ, điệu bộ
Nhìn chung, các bài tập trong SGK TV3 được biên soạn với nhiều kiểubài khác nhau Các bài tập này có nội dung khá phong phú và hình thức bàitập cũng rất đa dạng Trong giờ Kể chuyện, giáo viên chỉ giữ vai trò là người
tổ chức, điều khiển còn học sinh là người chủ đạo chiếm lĩnh tri thức tronggiờ học đó Các em sẽ phải làm việc nhiều hơn, nghĩa là phải nói nhiều hơn
và nghe chăm chú hơn Do các câu chuyện tương đối ngắn lại phân nhỏ ralàm nhiều đoạn nên trong một tiết học số lượng học sinh kể chuyện và nhậnxét bạn kể tương đối nhiều Như vậy, việc biến giờ Kể chuyện thành một giờhọc thực sự sôi nổi không chỉ mang tính chất giải trí mà còn giúp học sinh rènluyện kĩ năng nghe, nói đạt hiệu quả cao nhất
1.4 Thực trạng dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3
1.4.1 Đối tượng và địa bàn khảo sát
Để nắm được thực trạng dạy học phân môn Kể chuyện lớp 3, chúng tôitiến hành khảo sát trên đối tượng là giáo viên và học sinh lớp 3 Tuy nhiên, do hạnchế về mặt thời gian nên chúng tôi tập trung tiến hành khảo sát tại các trường Tiểuhọc trong địa bàn thành phố Hải Phòng, đại diện cho 2 khu vực: Nội thành vàngoại thành Đó là các trường:
1 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố - Quận Lê Chân
Trang 283 Trường Tiểu học Trưng Vương - Quận Lê Chân
4 Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Quận Lê Chân
5 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn - Quận Hồng Bàng
6 Trường Tiểu học Ngô Gia Tự - Quận Hồng Bàng
7 Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ - Quận Kiến An
8 Trường Tiểu học Thực Hành - Quận Kiến An
9 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Huyện Cát Hải
10 Trường Tiểu học Chu Văn An - Huyện Cát Hải
Sự chênh lệch về chuyên môn của các giáo viên và trình độ nhận thứccủa học sinh ở các trường là không nhiều
1.4.2 Nội dung và cách thức tiến hành
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học phân môn Kể chuyệntrong SGK Tiếng Việt 3 của một số giáo viên và khảo sát hứng thú học tập,tính tích cực – tự giác của một số học sinh lớp 3 trong phân môn Kể chuyệnbằng cách xây dựng phiếu hỏi ý kiến giáo viên và phiếu điều tra dành cho họcsinh với nội dung đã chuẩn bị
Nội dung điều tra giáo viên tập trung vào một số vấn đề của phươngpháp dạy học Tiếng Việt nói chung và phương pháp dạy học phân môn Kểchuyện nói riêng Có 7 nội dung cơ bản, có những nội dung tương ứng vớimột câu hỏi, có những nội dung tương ứng nhiều câu hỏi Chúng tôi thống kêthành bảng sau:
hỏi
1 Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về vai trò của dạy
Trang 29Kể chuyện
3 Tìm hiểu công tác chuẩn bị của giáo viên trước giờ
4 Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên khi tổ chức
5 Tìm hiểu thực tế việc dạy học Kể chuyện 6
6 Tìm hiểu nhu cầu cần nâng cao trình độ chuyên môn
của giáo viên khi giảng dạy phân môn Kể chuyện 9
7 Tìm hiểu kinh nghiệm thực tế của giáo viên trong
việc giảng dạy phân môn Kể chuyện lớp 3 10Bên cạnh việc tìm hiểu thực trạng dạy của giáo viên, chúng tôi tiếnhành khảo sát hứng thú học tập phân môn Kể chuyện lớp 3 của các em họcsinh Có 4 nội dung cơ bản, mỗi nội dung tương ứng với một câu hỏi Chúngtôi hệ thống hoá qua bảng sau:
1 Tìm hiểu nhu cầu, hứng thú của học sinh khi học tiết
2 Tìm hiểu những việc học sinh cần chuẩn bị trước khi
3 Tìm hiểu hứng thú của học sinh lớp 3 với các hoạt
4 Tìm hiểu những khó khăn của học sinh lớp 3 khi học
Để khảo sát thực trạng dạy học phân môn Kể chuyện lớp 3, chúng tôi
Trang 30- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu những tài liệu có liênquan đến nội dung khảo sát (SGK, SGV, sách về phương pháp dạy học mônTiếng Việt, tạp chí giáo dục và thế giới quanh ta…).
1.4.3 Phân tích thực trạng vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3
a Về phía giáo viên
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy:
- Đa số giáo viên có chuyên môn vững, có kinh nghiệm vận dụng nhiềuphương pháp dạy học vào quá trình dạy học Kể chuyện, trong đó có phươngpháp trò chơi
- Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phân môn Kể chuyệncũng như sự cần thiết phải tiếp thu, đổi mới cách dạy các môn học nói chung
và phân môn Kể chuyện nói riêng
- Biết vận dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy (giáo ánđiện tử, máy chiếu, máy overhead, ) làm cho giờ học thêm phong phú, sinhđộng và hấp dẫn
- Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo vềchuyên môn, nghiệp vụ (tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cung cấp tài liệu,phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, )
- Tổ chức thao giảng, dự giờ định kì; tổ chức các buổi học chuyên đềthảo luận về chuyên môn để rút ra kinh nghiệm, đề xuất những phương phápdạy học mới, hiệu quả
- Đội ngũ giáo viên có ý thức tốt về trách nhiệm, sẵn sàng giúp đỡ đồngnghiệp về chuyên môn cũng như tháo gỡ những khó khăn trong công tácgiảng dạy và chủ nhệm
Tuy nhiên thực tế giảng dạy, giáo viên vẫn gặp nhiều khó khăn, vướngmắc nhất định Đó là nguyên nhân làm cho chất lượng dạy Kể chuyện chưa cao
- Phân môn Kể chuyện là phân môn không được đưa vào thi như cácphân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, nên giáo viên chưa đầu
Trang 31tư thời gian, công sức thỏa đáng Dẫn đến việc chưa thuộc nội dung câuchuyện, giọng kể thiếu truyền cảm, khó thu hút được sự chú ý của học sinh
- SGK đưa ra hệ thống những bài tập Kể chuyện theo tranh minh hoạ,giáo viên không biết phân tích tranh như thế nào cho đúng, cho hay Hơn nữa,đối với những bức tranh khó quan sát thì giáo viên lúng túng không biết phảilàm thế nào để gợi ý cho học sinh Đây có lẽ là những khó khăn chung củagiáo viên khi tiếp cận với hình thức Kể chuyện theo tranh Và cũng bởi vậy
mà việc vận dụng phương pháp trò chơi đối với kiểu bài này trong phân môn
Kể chuyện còn tồn tại nhiều hạn chế
- Một khó khăn nữa giáo viên hay gặp, đó là việc tổ chức phân vai chohọc sinh Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có một kĩ năng nhất địnhkhi tổ chức cho học sinh hoạt động Mặt khác, ở hình thức này tài liệu hướngdẫn không đưa ra những gợi ý cụ thể để giáo viên làm công cụ giảng dạy.Điều này gây khó khăn không nhỏ
- Bên cạnh đó, giáo viên lúng túng trong quá trình tổ chức, sắp xếp cáctrò chơi sao cho hợp lí vì chương trình Kể chuyện lớp 3 thời gian chỉ có 0,5tiết Trong khi đó, việc giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinhđộng, gây hứng thú cho học sinh còn mất nhiều thời gian đầu tư và chuẩn bịtiết dạy
b Về phía học sinh
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy học sinh có một số ưu điểm sau:
- Các em ngoan ngoãn, biết vâng lời cô giáo, có ý thức học tập, thi đua
và giúp đỡ lẫn nhau
- Đa số học sinh đều thích học phân môn Kể chuyện, vì trong các câuchuyện có nhiều điều lí thú, phù hợp với tâm lí lứa tuổi và có tác dụng giáodục đối với các em Ngoài ra, các em yêu thích phân môn này là bởi vì trongtruyện có nhân vật mà em yêu thích, những nhân vật quen thuộc với các em từnhỏ, đồng thời truyện giúp các em giải trí
Trang 32- Kể chuyện dễ đi sâu vào tâm hồn, tình cảm, nhận thức của học sinh.Nên nhiều em có khả năng nắm bắt nội dung câu chuyện nhanh, dễ dàng kểlại và thể hiện lời kể, lời của nhân vật.
- Ngoài ra, có những em còn dụt dè, e ngại khi bộc lộ khả năng nói,giao tiếp của mình, các em thường cảm thấy nhàm chán khi trả lời trong cácbài tập Kể chuyện theo gợi ý
- Đối với kiểu bài phân vai dựng lại câu chuyện, rất hiếm học sinh thểhiện được vai diễn hoặc cử chỉ, điệu bộ của nhân vật Đa số học sinh đềuthích dạng bài tập này, nhưng các em hầu như chỉ mới thuộc lời của nhân vậtnhưng chưa thể hiện được vai diễn
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, người viết nhận thấy để tổ chức thànhcông một giờ học Kể chuyện là điều không đơn giản Nó đòi hỏi ở các nhàgiáo dục phải tổ chức, sắp xếp các hoạt động dạy học sao cho hợp lí, khoa học
mà không mất đi sự hấp dẫn, sinh động Từ đó tạo sự lôi cuốn, hứng thú họctập, phát huy một cách hiệu quả tính tích cực – chủ động – sáng tạo của họcsinh Và như vậy, việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Kểchuyện cho học sinh lớp 3 là cần thiết
Trang 34Chương 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC KỂ CHUYỆN
CHO HỌC SINH LỚP 3 2.1 Hiểu biết chung
Trò chơi là hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủyếu là vui chơi, giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng.Thông qua trò chơi, người chơi có thể còn được rèn luyện thể lực, các giácquan, sự thông minh, nhanh nhạy, sáng tạo, hoạt bát và đặc biệt là được giaolưu học hỏi với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ… Đối với trẻ em, tròchơi có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt Vì lẽ đó, trong quá trình dạyhọc, các nhà sư phạm nhận thấy rằng nếu biết kết hợp học và vui chơi mộtcách hợp lí sẽ tạo được hiệu quả học tập cao mà không gây ra sự căng thẳng,mệt mỏi, nhàm chán cho học sinh, đặc biệt là đối với lứa tuổi tiểu học
Phương pháp trò chơi học tập là phương pháp dạy học trong đó giáo viêntruyền đạt tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho học sinh thông qua việc soạnthảo và tổ chức các trò chơi học tập Trong dạy học Kể chuyện, việc vận dụngphương pháp trò chơi học tập sẽ hình thành ở học sinh ý thức tự củng cố kiếnthức, kỹ năng, thói quen học tập một cách hứng thú, thói quen làm việc cánhân, theo nhóm
Mỗi tiết học Kể chuyện là một giờ học sinh động, hấp dẫn nhưng nếugiáo viên không khéo léo tổ chức quá trình dạy học, học sinh sẽ khó phát huyhết khả năng và tiết học sẽ kém sôi nổi Việc đưa trò chơi vào giờ học Kểchuyện sẽ tạo một bầu không khí học tập tự nhiên, thoải mái, học sinh khôngcảm thấy e ngại trước giáo viên và các bạn
Như vậy, vận dụng trò chơi học tập trong phân môn Kể chuyện, khôngchỉ giúp học sinh thư giãn mà còn giúp các em rèn luyện kỹ năng nói mộtcách tự nhiên và củng cố lại câu chuyện đã kể, giúp tập thể có bầu không khívui vẻ, đoàn kết, thân ái
Trang 35Trò chơi học tập là một loại trò chơi đặc biệt Do đó để vận dụng thànhcông phương pháp trò chơi trong dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3, giáoviên cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Về nội dung của trò chơi học tập: Việc sáng tạo ra các trò chơi học tậpcủa giáo viên phải xuất phát từ mục đích yêu cầu dạy học và gắn liền với nộidung tri thức, kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh Nếu trò chơi được vận dụngtrong giờ Kể chuyện chỉ mang tính chất vui chơi, giải trí mà nội dung khônggắn với các kiến thức, kĩ năng cần thiết thì đó không phải là trò chơi học tập
- Luật của trò chơi học tập: Trò chơi vui nhưng phải có tổ chức thì mớiđạt hiệu quả cao Vì vậy phải có luật chơi (rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thựchiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện) Ngoài ra, trò chơi học tậpnên diễn ra trong thời gian ngắn, phù hợp với trình độ của học sinh, không quákhó Luật chơi phải được giới thiệu rõ ràng về: nội dung, cách tổ chức chơi,cách tính điểm hay thưởng - phạt cho người chơi, đội chơi
- Thời gian và thời điểm sử dụng trò chơi học tập: Trong dạy học Kểchuyện, trò chơi phải được tổ chức một cách hợp lí và phải trở thành một bộphận của quá trình dạy học Nếu biết sử dụng trò chơi học tập một cách tíchcực trong giờ Kể chuyện sẽ kích thích hứng thú học tập, tạo điều kiện thúcđẩy chất lượng dạy học cao hơn Không nên lạm dụng trò chơi học tập, biến
cả giờ học thành giờ chơi, mà nên sử dụng trò chơi vào cuối tiết học (khi xuấthiện yêu cầu củng cố kiến thức, kĩ năng đã học, khi học sinh có dấu hiệu mệtmỏi) Như vậy, trò chơi học tập không chỉ giúp giáo viên củng cố kiến thứccho học sinh mà còn tạo được sự hưng phấn, thư giãn cho học sinh trước khibước vào tiết học tiếp theo
Ngoài các điều kiện trên, trò chơi học tập chỉ có thể đạt được mục đíchnhư mong muốn một khi giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo các phương tiệncũng như mọi điều kiện vật chất cho trò chơi
Trang 362.2 Vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 3
Hiện nay, trò chơi học tập khá phong phú, đa dạng và có thể áp dụng chonhiều môn học Ngày càng có nhiều giáo viên chú ý vận dụng phương pháp tròchơi vào tiết dạy Tiếng Việt, trong đó có phân môn Kể chuyện Họ đã dành thờigian để nghiên cứu, tìm tòi cũng như sáng tạo và xây dựng các trò chơi học tậpsinh động, hấp dẫn phục vụ cho quá trình dạy học và giáo dục
Trên cơ sở tích luỹ kinh nghiệm dạy học và nghiên cứu tài liệu có liênquan, chúng tôi xin giới thiệu một số loại hình trò chơi học tập có thể vậndụng trong phân môn Kể chuyện lớp 3 nhằm phát huy tính tích cực – chủđộng – sáng tạo của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Kể chuyện nối tiếp là kể chuyện theo nhóm (số học sinh của một nhómtương đương với số lượng các đoạn truyện), học sinh lần lượt kể lại từng đoạntheo trình tự của câu chuyện sao cho đủ ý, liền mạch và hấp dẫn Khi kể cầnbiết cách nhấn giọng, đổi giọng, kéo dài giọng kể, sử dụng một vài động tác(nét mặt, cử chỉ, ) minh họa cho phù hợp diễn biến của đoạn truyện, biếtphối hợp nhịp nhàng với các bạn trong nhóm
Khi tổ chức cho học sinh thi kể chuyện, giáo viên không nên gò ép các
em dập khuôn theo cách kể của thầy, nên để các em tự kể theo giọng điệuriêng, theo cách thể hiện riêng, xuất phát từ cách cảm, cách hiểu của mình,
Trang 37chú ý không được thay đổi nội dung câu chuyện Chỉ khi nào các em quênhoặc không kể được, giáo viên mới gợi ý và hướng dẫn thêm
Trong hoạt động này, giáo viên là người giúp học sinh nắm chắc nộidung và tổ chức cho các em thi kể trước lớp Giáo viên có thể vận dụngphương pháp giao tiếp kết hợp tranh minh họa vào quá trình hướng dẫn tổchức thi kể nối tiếp từng đoạn truyện để học sinh trong lớp có cơ hội đượcgiao tiếp với nhau Thông qua đó, các em có thể trau dồi, bổ sung kiến thứclẫn nhau và tăng tính đoàn kết trong lớp học
b Cách thức tiến hành
Khi tổ chức cho học sinh thi kể nối tiếp, giáo viên có thể áp dụng như sau:
Ví dụ: Truyện Giọng quê hương (Tiếng Việt 3, tuần 10)
- Tiến hành cho học sinh quan sát tranh trong SGK hoặc tranh phóng
to, tranh tự vẽ, Mỗi tranh thể hiện một hành động, một sự việc nào đó củanhân vật, cảnh tượng có trong truyện làm điểm tựa cho học sinh nhớ lại nộidung từng đoạn truyện
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ (tùy thuộc vào độ dài, độ khó của
Trang 38- Cử 3 học sinh làm ban giám khảo Mỗi giám khảo có 1 bộ bìa gồm 4 tấm (kích thước khoảng 20cm x 10cm), mỗi tấm bìa ghi 1 mức xếp loại (A, B,
C, D) dùng để đánh giá kết quả của từng nhóm
- Giáo viên thông báo tiêu chí đánh giá – xếp loại:
Trang 39Chú ý: Nhóm kể chưa đạt được mức D thì không xếp loại và có thể
cho tham gia kể vào lần khác
- Các nhóm lần lượt thi kể chuyện nối tiếp Giáo viên chú ý khích lệtính sáng tạo của học sinh trong lời kể, tuy nhiên các em phải nắm được nộidung câu chuyện, không thêm bớt các tình tiết của truyện
- Mỗi nhóm kể xong, từng giám khảo xếp loại (giơ thẻ) Giáo viên ghilại đánh giá của từng giám khảo lên bảng
- Kết thúc cuộc thi, giáo viên cùng ban giám khảo đánh giá và công bốkết quả hoặc trao phần thưởng (nếu có)
Khi tổ chức tiết học này, giáo viên có thể vận dụng phương pháp giaotiếp kết hợp tranh minh họa Theo Berge, giao tiếp hiểu một cách đơn giản
nhất và chung nhất: “Giao tiếp là quá trình thông tin diễn ra giữa ít nhất là hai người giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và một tình huống nhất định”.
Thực tế khảo sát ở trường tiểu học, chúng tôi nhân thấy không phảigiáo viên nào cũng vận dụng để triệt và linh hoạt nhiều phương pháp tronggiờ học Kể chuyện
Trong một tiết dạy, giáo viên nên tổ chức lớp học theo nhiều hình thứckhác nhau: thảo luận nhóm, cemina, trò chơi học tập để học sinh trong lớp
có cơ hội được giao tiếp với nhau