VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI vào dạy học NGỮ văn ở TRƯỜNG TRUNG học cơ sở

90 4.4K 35
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI vào dạy học NGỮ văn ở TRƯỜNG TRUNG học cơ sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương pháp dạy học bằng trò chơi là phương pháp giáo viên cung cấp và tổ chức cho người học tiến hành các trò chơi. Hệ quả là người học thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và kĩ năng hành động (trí óc và chân tay) sau khi kết thúc trò chơi. Đề tài nhằm trang bị cho giáo viên kiến thức lí luận về dạy học bằng trò chơi, vận dụng trò chơi trong giờ dạy chính khóa cũng như ngoại khóa (thiết kế nội dung trò chơi, thiết kế trò chơi trên phương tiện hiện đại).

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY LÊ MINH THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010 – 2011 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, với mục tiêu học tập để cùng chung sống với nhau (thực chất là học thích ứng với người khác và với xã hội nói chung) và học để làm người thì các phương pháp dạy học tổ chức tương tác hành động ngày càng trở thành phương pháp dạy học trụ cột trong nhà trường hiện đại. Dạy học bằng trò chơi là một trong ba nhóm dạy học tổ chức tương tác hành động (các phương pháp kịch, các phương pháp trò chơi, dạy học tương tác phát triển) Phương pháp dạy học bằng trò chơi là phương pháp giáo viên cung cấp và tổ chức cho người học tiến hành các trò chơi. Hệ quả là người học thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và kĩ năng hành động (trí óc và chân tay) sau khi kết thúc trò chơi. Phương pháp dạy học bằng trò chơi xuất phát từ những trò chơi trong thực tế cuộc sống: Trong dân gian có rất nhiều trò chơi, có trò chơi vận động, có trò chơi trí tuệ. Tất cả đều hướng tới mục đích thông qua trò chơi mà rèn các kĩ năng, tích lũy tri thức, phát triển trí tuệ. Phương pháp dạy học bằng trò chơi xuất phát từ yêu cầu của quá trình dạy học: Dạy học cần đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học để giờ học sinh phát huy được tính tích cực của người học; dạy học trên cơ sở nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng học sinh. Phương pháp trò chơi học tập đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy học. Phương pháp dạy học bằng trò chơi xuất phát từ thực tế dạy học: Phương pháp trò chơi học tập là tổ chức một số hoạt động dạy học bằng hình thức trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. Hình thức trò chơi trong học tập rất phổ biến trong dạy học hiện nay. Đây là hình thức học vui: học mà chơi, chơi mà học. Hình thức này tạo nên sự say mê và hứng thú trong học tập. “Biết mà học không bằng vui mà học” (Khổng Tử). Song trên thực tế, các trò chơi được giáo viên phổ thông thực hiện còn khá hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu vì nhiều lí do khác nhau. Thực tế dạy học ở trường phổ thông cho thấy, một số giáo viên không chọn hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn bằng trò chơi vì quan niệm rằng mất thời gian, phá vỡ đặc trưng giờ học bộ môn. Một số rất thích hình thức này nhưng kĩ năng thiết kế trò chơi về nội dung còn nhiều hạn chế, chỉ một số giáo viên biết thiết kế trò chơi trên phương tiện dạy học hiện đại. Chính vì vậy việc vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Ngữ văn còn nhiều hạn chế. Tài liệu tham khảo về vấn đề này cả về lí luận cũng như thiết kế cụ thể rất thiếu, không đáp ứng nhu cầu của giáo viên. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy cần thiết phải có thêm các tài liệu tham khảo về phương pháp trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở cho giáo viên và học sinh vì: Trò chơi là một phương pháp dạy học, một hình thức tổ chức dạy học được dùng khá phổ biện trong dạy học ngày nay. Có thể vận dụng phương 2 pháp trò chơi để dạy học kết hợp với các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác trong dạy học môn Ngữ văn để giờ học có hiệu quả cao. Nhiều giáo viên hiện nay chưa mạnh dạn vận dụng phương pháp này trong dạy học Ngữ văn vì còn lúng túng trong định hướng. Nhiều giáo viên hiện nay chưa được trang bị kiến thức lí luận về dạy học bằng trò chơi nên còn nhiều lúng túng khi vận dụng trò chơi trong giờ dạy chính khóa cũng như ngoại khóa (thiết kế nội dung trò chơi, thiết kế trò chơi trên phương tiện hiện đại). Nhiều giáo viên hiện nay chỉ dùng trò chơi trong tổ chức hoạt động ngoại khóa, ít quan tâm tới sử dụng trong giờ chính khóa. Từ những lí do cơ bản trên, với tư cách là giáo viên CĐSP trực tiếp tham gia dạy phương pháp dạy học Ngữ văn, chúng tôi thực hiện đề tài ‘‘Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở” với mong muốn giúp đỡ sinh viên ngành Văn và giáo viên THCS có thêm tư liệu về phương pháp trò chơi trong dạy học Ngữ văn để vận dụng trong giờ chính khóa cũng như hoạt động ngoại khóa. 2. Lịch sử vấn đề Hoạt động trò chơi trong dạy học Ngữ văn mặc dù không có sách lí luận nghiên cứu sâu như như những vấn đề khác trong dạy học Ngữ văn nhưng A.I Xôrôkina đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng về đặc thù của dạy học kết hợp với trò chơi: “Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi…Khi các mối quan hệ chơi bị xóa bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy, trò chơi biến thành tiết học, đôi khi biến thành sự luyện tập”. Đây chính là đặc trưng và vai trò tác dụng của trò chơi trong dạy học. Về tài liệu hướng dẫn hoạt động trò chơi trong dạy học Ngữ văn dùng cho giáo viên và sinh viên hiện nay, có thể kể đến các tài liệu sau: Trong Dự án Việt Bỉ: Với sự hợp tác tích cực của các chuyên gia quốc tế, chuyên gia trong nước, Dự án đã biên soạn nhiều tài liệu dạy học tích cực gồm lý luận chung về dạy học tích cực, các Phương pháp và kĩ thuật dạy học cụ thể, quy trình thực hiện…Dự án giới thiệu các hình thức tổ chức dạy học, trong đó một số hình thức dạy học vui, tích cực được xem như phương pháp học vui. Phương pháp học vui được vận dụng cho tất cả các môn học ở các cấp học khác nhau, đặc biệt là ở phổ thông. Cho tới nay, đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục về vấn đề dạy học tích cực có đề cập tới phương pháp trò chơi. Tiến sĩ Trần Thị Minh Hằng trong bài giảng “Một số vấn đề về phương pháp dạy học tích cực” (nguồn Thư viện Bài giảng điện tử) trình bày quan niệm, đặc trưng phương pháp dạy học tích cực và nhận diện những phương pháp dạy học tích cực thường sử dụng trong DH ở trường THCS, trong đó có phương pháp trò chơi. 3 Một số tác giả đã biên soạn thiết kế trò chơi: Nguyễn Thế Truyền có cuốn “Vui học Tiếng Việt dành cho học sinh THCS”, Lê Minh Thu và Nguyễn Thị Thúy có cuốn “Tiếng Việt lí thú”, “Vui học tiếng Việt”… Nhìn chung, các tác giả của các tài liệu trên đã đưa ra định hướng dạy học tích cực theo lí thuyết hoạt động hoặc đi vào cung cấp các tư liệu cụ thể về trò chơi dạy học chủ yếu là phần tiếng Việt. Các tài liệu chưa đi sâu nghiên cứu về tình huống đưa ra trò chơi học tập, cách thiết kế cho từng kiểu trò chơi về nội dung, về hình thức. Các tài liệu chưa hình thành được một mô hình hệ thống các trò chơi có thể vận dụng trong dạy học Ngữ văn. Các dạng trò chơi còn đơn điệu hoặc khó có thể thực hiện. Các câu hỏi trong trò chơi chưa đi vào chiều sâu, kiến thức trọng tâm của bài học, chưa có tính khái quát cao. Các câu hỏi trong trò chơi chưa phân loại được mức độ nhận thức, kĩ năng một cách hợp lí theo thang của Bloom. Các trò chơi chưa có hướng dẫn cụ thể về phương pháp cách đánh giá, cách thức vận dụng cho giáo viên trong từng tình huống điển hình…. Từ những định hướng của công trình nghiên cứu trên, đề tài lựa chọn nghiên cứu về việc vận dụng sao cho có hiệu quả phương pháp trò chơi, phát huy tích cực của người học phù hợp với dạy học theo đúng đặc trưng môn học, tổng hợp lý thuyết, kĩ năng môn học và vận dụng hiệu quả vào từng đơn vị bài học Ngữ văn trong SGK THCS. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Lý luận dạy học hiện đại đã xác định nhiệm vụ đầu tiên và cuối cùng là phát hiện và áp dụng những phương pháp dạy học nào làm cho giáo viên lao động sư phạm ít mà học sinh học được nhiều, làm cho không khí nhà trường bớt nhàm chán, giảm sự đơn điệu, cứng nhắc trong giờ học, tăng cường sự thích thú, tăng cường sự tự do và đạt đến những tiến bộ thực sự. Bởi vậy đề tài “Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy Ngữ văn ở trường THCS” được nghiên cứu với mục đích: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học: Khai thác hình thức “học vui” dạy học Ngữ văn. Giới thiệu và vận dụng những trò chơi học tập trong dạy học Ngữ văn nhằm giúp sinh viên và giáo viên THCS có thêm tư liệu tham khảo để dạy học tích cực. Đề tài này nếu nghiên cứu thành công cũng có thể sử dụng như một tài liệu để bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên Ngữ văn THCS. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Xây dựng cơ sở lí thuyết, lí luận về phương pháp trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS. 4 - Khảo sát thực trạng hoạt động trò chơi trong dạy học Ngữ văn trường THCS trong các kì đi thực tập sư phạm của sinh viên Văn Trường CĐSP Hà Tây, khảo sát thực trạng hoạt động trò chơi trong dạy học Ngữ văn của giáo viên Trường THCS trên một số địa bàn Hà Nội. - Đề xuất những giải pháp vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Ngữ văn theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. - Dạy học thực nghiệm tại một số trường THCS ở địa bàn của thành phố Hà Nội và đề xuất phương án triển khai ứng dụng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp trò chơi trong dạy học; vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Ngữ văn ở THCS phục vụ dạy học học phần Phương pháp dạy học Ngữ văn, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Tự chọn ở trường CĐSP. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ khảo sát thực trạng và dạy học thực nghiệm về phương pháp trò chơi học tập Ngữ văn trên một số địa bàn tiêu biểu của thành phố Hà Nội. Đề tài chỉ nghiên cứu sự vận dụng phương pháp trò chơi học tập Ngữ văn nói chung, không hướng dẫn cụ thể cách thiết kế trò chơi trên máy tính. Đề tài chỉ nghiên cứu phương pháp trò chơi với các hình thức trò chơi vào việc dạy học Ngữ văn ở trường THCS hiện nay, không đề cập đến việc vận dụng trò chơi vào dạy học tiếng Việt tiểu học hoặc Ngữ văn THPT 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp điều tra khảo sát. Chúng tôi thực hiện điều tra khảo sát tình tình vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Ngữ văn trên địa bàn Hà Nội ở một số trường THCS. Từ đó có được những đánh giá chung về các mặt được và chưa được, những khó khăn và yêu cầu, kiến nghị của SV, GV trực tiếp thực hiện vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Ngữ văn. Đây chính là cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu lí luận về phương pháp trò chơi trong dạy học. Lí luận về phương pháp trò chơi trong dạy học là cơ sở lí thuyết cho việc thực hiện đề tài. Đồng thời để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu SGK Ngữ văn mới ở THCS với các đơn vị bài học tuần cụ thể, với ba phân môn có trong chương trình. Từ đó có thể đề xuất việc “Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy Ngữ văn ở trường THCS” . 5.3. Phương pháp đối chiếu so sánh, phân tích, tổng hợp. Các phương pháp đối chiếu so sánh, phân tích, tổng hợp rất cần thiết cho việc nghiên cứu của đề tài. Đây đồng thời là các thao tác để chúng tôi có thể nghiên cứu kĩ lường từng khía cạnh của vấn đề rồi tổng hợp lại theo mục đích mà đề tài đặt ra. 5.4. Phương pháp dạy học thực nghiệm. 5 Dạy học thực nghiệm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đề tài, để đánh giá tính khả thi của những đề xuất mà đề tài đưa ra. Trong đề tài này, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên các đối tượng là SV và GV của trường CĐSP và THCS trên địa bản Hà Nội. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài này nếu được thực hiện thành công sẽ giúp cho: - Sinh viên Văn CĐSP có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho môn Phương pháp dạy học Ngữ văn, đi thực tập sư phạm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm. - Giáo viên phổ thông có thêm tư liệu tham khảo khi thiết kế bài giảng Ngữ văn. - Giáo viên sư phạm dạy phương pháp Ngữ văn có thêm tư liệu tham khảo để hướng dẫn sinh viên thiết kế bài giảng, thiết kế chương trình ngoại khóa Ngữ văn. - Dùng làm tài liệu cho chuyên đề bồi dưỡng giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. - Học sinh phổ thông có thêm hệ thống trò chơi để tự học, tự kiểm tra kết quả học tập của mình khi tự học ở nhà môn Ngữ văn. - Phụ huynh học sinh có thể sử dụng tài liệu tham khảo này để kiểm tra kiến thức của con em mình về môn Ngữ văn. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương và phần phụ lục Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Ngữ văn ở THCS. Chương 2: Vận dụng dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Ngữ văn ở THCS. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Phần phụ lục bao gồm: phiếu điều tra khảo sát thực trạng, bài giảng minh họa, đề kiểm tra thực nghiệm, hệ thống trò chơi Ngữ văn thiết kế minh họa. 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TRỊ CHƠI TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1.Khái niệm trò chơi học tập Phương pháp dạy học bằng trò chơi là giáo viên cung cấp và tổ chức cho học sinh tiến hành các trò chơi. Hệ quả là học sinh thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và kĩ năng hành động (trí óc và chân tay) sau khi kết thúc trò chơi. Trò chơi học tập là một vấn đề thời sự Bộ Giáo dục – Đào tạo thực hiện chương trình thay sách giáo khoa bậc Trung học cơ sở nhằm đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Mục đích là để nâng cao mặt bằng dân trí, chuẩn bò đào tạo nguồn nhân lực cho công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của giáo dục THCS là giúp củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, đào tạo học sinh cóù trình độ học vấn phổ thông cơ sở và hiểu biết ban đầu về kó thuật hướng nghiệp để các em tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động. Như vậy bậc THCS không chỉ nhằm mục tiêu lên trung học phổ thông mà còn chuẩn bò vào sự phân luồng sau THCS. Học sinh học THCS phải có những giá trò đạo đức lối sống phù hợp với mục tiêu, có những kiến thức phổ thông gắn với cộng đồng và thực tiễn cuộc sống, có khả năng vận dụng kiến thức đã học đểû giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống, bản thân, gia đình và cộng đồng. Để thực hiện một mục tiêu trên của Bộ Giáo dục – Đào tạo, các giáo viên lâu năm trong nghề có kiến thức và phương pháp dạy tương đối vững vàng, đứng trước sự đổi mới của phương pháp dạy học văn ln ln trăn trở làm thế nào để thực hiện được ý đồ của Bộ Giáo dục là đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp học. Trong đó sự đổi mới về phương pháp mang tính quyết đònh tới sự thành công của bài dạy. Bởi vì nếu chỉ đổi mới về mục tiêu, nội dung mà phương pháp không đổi thì chắc chắn kết quả đổi mới sẽ không có được. Một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, trong đó có hình thức sử dụng trò chơi trong dạy học. Hình thức này đang được các trường, các giáo viên ưa thích vận dụng. Trò chơi học tập ở đây được hiểu theo nghóa “Đố vui để học”. Người dạy có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đạt được mục đích cuối cùng là học sinh hiểu bài, khắc sâu kiến thức, khơi dậy trong các em niềm yêu thích bộ môn văn. Các em không còn thấy nặng nề, buồn chán, thụ động trong giờ học văn. 7 Xét về mặt mục đích và y đồ dạy học, thì phương pháp trò chơi trong dạy học bao giờ cũng thể hiện y đồ của người giáo viên đứng lớp, cho nên mỗi trò chơi được vận dụng trong giờ dạy là một cố gắng vận động tích cực, sáng tạo, một tấm lòng của giáo viên gửi gắm. Ý đồ đó bao giờ cũng được thể hiện qua một trò chơi mang nội dung học tập nhằm giải quyết một nội dung học tập nào đó và dưới một hình thức trò chơi cụ thể thích hợp. Bản chất của trò chơi học tập A.I Xôrôkina đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng về đặc thù của dạy học kết hợp với trò chơi: “Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi…Khi các mối quan hệ chơi bị xóa bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy, trò chơi biến thành tiết học, đôi khi biến thành sự luyện tập.” Trò chơi, bản thân nó là một hoạt động trực tiếp với tính hấp dẫn tự thân của mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của người học. Học tập thông qua trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn. Trò chơi học tập khác với trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và luật chơi trong trò chơi đòi hỏi người chơi phải huy động trí óc làm việc thực sự nhưng chúng lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là phương tiện, học là mục đích). Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó, khơi dậy hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng cho người học. Trong quá trình chơi, giải quyết nhiệm vụ chơi, người học phải dùng các giác quan để tiếp nhận thông tin ngôn ngữ, phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại và khái quát hóa, tùy theo nhiệm vụ nhận thức của mỗi trò chơi làm cho tư duy ngôn ngữ mạch lạc hơn, tư duy trực quan hình tượng phát triển hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành. Qua trò chơi học tập, người học tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu nhiều tri thức, nhiều khái niệm và hình thành những biểu tượng rõ rệt về các sự việc, hiện tượng xung quanh. Trò chơi học tập giúp học sinh lĩnh hội những tri thức và kỹ năng khác nhau mà không có chủ định từ trước. Đồng thời, giúp người học cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả hành động của mình, từ đó thúc đẩy tính tích cực, mở rộng, củng cố và phát triển vốn hiểu biết của người học. HS thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở. HS tiếp thu tự giác. HS được củng cố và hệ thống hóa kiến thức. Tăng cường khả năng giao tiếp. Trò chơi học tập là một loại trò chơi đặc biệt, không chỉ nhằm giúp người học giải trí mà còn là hình thức giúp học sinh tự lãnh nhận kiến thức thông qua trò chơi hoặc củng cố những gì đã học. Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung cao của người học. Những kiến thức khô khan và cứng nhắc sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn nếu được tổ chức dưới hình thức trò chơi. Và nhờ đó kết quả học tập của học sinh sẽ tăng lên. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm tăng tình cảm của các em đối với môn học và cả thầy cô giáo của mình. 8 Người học tham gia tích cực vào q trình học. Họ được quyền đưa ra quyết định, tự giải quyết các vấn đề và phản ứng với kết quả của các quyết định do mình đưa ra. Trong trò chơi, nhất là những trò chơi trí tuệ thường hàm chứa yếu tố kích thích, thi đua, sự thử thách và khả năng nâng cao hiểu biết, sự sáng tạo và tính kiềm chế của người chơi. 1.1. 2. Cơ sở lí luận của vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy học 1.1.2.1. Phương pháp dạy học tích cực và trò chơi trong dạy học Căn cứ vào những đặc trưng chủ yếu của Phương pháp tích cực, chúng ta có thể xác định việc tổ chức những trò chơi trong q trình dạy học là hợp lí, có cơ sở, góp phần tích cực hóa hoạt động học tập. Trong những trò chơi học tập, chúng ta nhận thấy tất cả các dấu hiệu biểu hiện của dạy học tích cực. Dạy học bằng tổ chức trò chơi là một hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm: Trong PP dạy học tích cực người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không tiếp thu thụ động kiến thức có sẵn. Những hoạt động của HS bao gồm: nghe, nói, đọc, ghi chép, làm báo cáo, thực hành thí nghiệm, thảo luận, điều tra, nghiên cứu… Tức là phải đặt HS vào tình huống giải quyết vấn đề. GV không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức mà còn hướng dẫn HS hoạt động. Trong PP dạy học tích cực, học chữ và học làm phải song hành “Từ học làm đến biết làm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại và phát triển như nhân cách một con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo” (Nguyễn Kỳ –Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm) Khi tham gia trò chơi học tập, người học được hoạt động tự giác, đầy hào hứng. Thơng qua hình thức hoạt động này, người học sẽ phát huy được tính tích cực chủ động, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Dạy học bằng tổ chức trò chơi là một hình thức dạy học tổ chức các hoạt động của học sinh: GV tổ chức cho người học – Chủ thể hoạt động, tự mình tìm ra kiến thức thông qua hành động của chính mình. PP dạy học tích cực dựa trên cơ sở tâm lý học cho rằng nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động chủ động, hành động có ý thức. Trí tuệ của trẻ chỉ thực sự phát triển thông qua sự đối thoại giữa chủ thể với đối tượng và môi trường. “Học để hành, học và hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích; hành mà không học thì không trôi chảy” (Hồ Chí Minh) “Cách tốt nhất để hiểu là làm” (Kant) 9 PPTC dựa trên cơ sở tâm lí học cho rằng nhân cách của trẻ được hình thành thơng qua các hoạt động có y thức. Nhiều tác giả cho rằng: Trí thơng minh là hoạt động có chủ định được điều khiển từ nội tâm bằng cách xác lập những mối liên hệ giữa chủ thể với hành động. Trí thơng minh của trẻ phát triển nhờ sự đối thoại giữa chủ thể hoạt động với với đối tượng và mơi trường. Hồ Chí Minh cũng đã nói: “Học để hành, học với hành phải đi đơi. Học mà khơng hành thì vơ ích. Hành mà khơng học thì hành khơng trơi chảy”. Theo PPTC, dạy học thơng qua hình thức tổ chức trò chơi khơng chỉ cung cấp tri thức mà còn phải hướng dẫn hành động. Khả năng hành động là một u cầu đặt ra khơng chỉ đối với từng cá nhân trong mỗi trò chơi cụ thể mà thơng qua đó, nó góp phần trau giồi khả năng hành động cả ở cấp độ cộng đồng từ nhỏ tới lớn, từ địa phương tới tồn xã hội. Chương trình giảng dạy giúp cho từng cá nhân người học biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng. Mục đích của học tập theo các giai đoạn phát triển của xã hội đã có sự phát triển: Từ học để biết đến học để hành rồi đến học để thành người (đảm bảo cho học sinh phát triển thành cơng dân có trách nhiệm và hành động có hiệu quả). Các trò chơi rất phong phú và đa dạng về hình thức, cách thức hành động, gắn với từng nội dung tri thức và kĩ năng cụ thể. Tham gia trò chơi học tập, người học khơng chỉ tích lũy được tri thức khoa học một cách nhẹ nhàng mà sâu bền mà còn đồng thời được tích lũy những kĩ năng học tập, kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng sống. Điều này đồng nghĩa với mục đích của học tập là hình thành nhân cách cho người học. Dạy học bằng tổ chức trò chơi là một hình thức dạy học chú trọng việc rèn luyện phương pháp tự học: Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là biện pháp nâng cao chất lượng học tập mà còn là mục tiêu dạy học. “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, còn người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý”(Desterwerg). Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện, do vậy rèn luyện kỹ năng tự học nhắm phát triển khả năng tư duy độc lập của học sinh trong việc khám phá sáng tạo chiếm lónh tri thức. Trong xã hội hiện đại sự bùng nổ thông tin, sự phát triển khoa học công nghệ diễn ra như vũ bão thì việc dạy phương pháp tự học lại càng cần thiết. Đây là cách hữu hiệu để tạo ra những con người thích ứng với xã hội học tập. Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu. Nếu rèn luyện cho người học thói quen và phương pháp tự học họ có thể biết linh hoạt giải quyết những tình huống nhận thức mới, khơi gợi lòng ham học. Bản chất của phương pháp tự học là tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động tích cực. Để hoạt động tự học đạt hiệu quả, giáo viên cần đònh hướng cho học sinh ý thức và phương pháp tự học một cách thường xuyên. Cụ thể là những việc làm sau: 10 [...]... liệu dạy Ngữ văn ở trường THCS - Thực trạng vận dụng trò chơi vào dạy Ngữ văn ở trường THCS của giáo sinh ngành Văn trường CĐSP, của giáo viên trường THCS Việc khảo sát thực trạng vận dụng trò chơi vào dạy Ngữ văn ở trường THCS nhằm: - Có tư liệu tin cậy về thực hiện trò chơi học tập trong dạy học Ngữ văn 16 - Xác lập cơ sở và phương pháp cho việc đề xuất các phương án thích hợp khi vận dụng phương pháp. .. loại trò chơi học tập tương ứng với các mục đích dạy học trong bài học Ngữ văn 1 Trò chơi khởi động 2 Trò chơi chiếm lĩnh nội dung bài học 3 Trò chơi luyện tập 3.1 Trò chơi phần luyện tập trong một bài học 3.2 .Trò chơi luyện tập trong giờ ơn tập, tổng kết cụm bài 4 Trò chơi củng cố bài học 5 Ngoại khóa Ngữ văn 2.2.2 Thiết kế trò chơi học tập mơn Ngữ văn 2.2.2.1 Hệ thống câu hỏi trong trò chơi học tập... pháp trò chơi học tập trong dạy học Ngữ văn 1.2.2 Đối tượng khảo sát - Sinh viên Văn khoa Xã hội trường CĐSP Hà Tây: + Chuẩn bị hoạt động trò chơi trong dạy học Ngữ văn như thế nào? + Thể hiện hoạt động trò chơi trong dạy học Ngữ văn như thế nào? - Giáo viên Ngữ văn trường THCS ở một số địa bản thành phố Hà Nội + Chuẩn bị hoạt động trò chơi trong dạy học Ngữ văn như thế nào? + Thể hiện hoạt động trò chơi. .. người học Phương pháp trò chơi học tập được vận dụng, giới thiệu sẽ cung cấp cho sinh viên, các giáo viên Ngữ văn tương lai nhiều y tưởng giúp phát triển các kĩ năng vận dụng ngơn ngữ cơ bản của học sinh và hố trợ phát triển học tập chủ động của các em trong lớp 1.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ VẬN DỤNG TRỊ CHƠI TRONG DẠY HỌC 1.2.1 Mục đích khảo sát Để đánh giá thực trạng vận dụng trò chơi vào dạy Ngữ văn ở trường. .. mang lại cho giờ học một khơng khí mới, một màu sắc mới, tạo ra hiệu quả học tập tốt Mỗi phân mơn với các kiểu bài học khác nhau đều có thể vận dụng những trò chơi thích hợp trong giờ học, đáp ứng nhu cầu học tập của các em 22 CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỊ CHƠI TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 2.1 Chương trình, sách giáo khoa và khả năng sử dụng phương tiện trò chơi học tập 2.1.1 Sách... loại trò chơi học tập tương ứng với các mục đích dạy học trong bài học Ngữ văn 2.2.1 Các loại trò chơi học tập tương ứng với các mục đích dạy học trong bài học Ngữ văn Muốn xây dựng một trò chơi học tập cho một bài học, trước hết người giáo viên cần phải dựa trên mục tiêu bài học cần đạt được những chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ gì Trên cơ sở mục tiêu bài học mà nảy sinh y tưởng trò chơi học tập... động ngoại khố Ngữ văn 30 Các hình thức hoạt động ngoại khố Ngữ văn trong phạm vi lớp học, trường học: - Báo tường - Thi sáng tác thơ, văn, kịch - Thi đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện… - Dạ hội văn học - Câu lạc bộ Ngữ văn - Các trò chơi Ngữ văn - Sưu tầm thành ngữ, tục ngữ, ca dao - Sổ tay từ ngữ, sổ tay văn học - Góc Ngữ văn - Nhóm Ngữ văn Các hình thức hoạt động ngoại khố Ngữ văn ngồi nhà trường: - Tham... trường THCS của SV Văn trường CĐSP, của GV Văn trường THCS chúng tơi đã tiến hành khảo sát việc vận dụng trò chơi vào dạy Ngữ văn ở trường THCS của SV và GV ở một số trường thuộc địa bàn huyện Thường Tín, thị xã Hà Đơng… Việc khảo sát được tiến hành bằng nhiều hình thức: Phiếu đo nghiệm khách quan, quan sát giờ dạy của giáo sinh, giáo viên có vận dụng trò chơi vào dạy Ngữ văn ở trường THCS Nội dung... việc sử dụng các phương pháp tuỳ theo tình huống, đối tượng dạy cụ thể Dạy học trên tinh thần phân hóa đối tượng học đòi hỏi GV phải đa dạng hoá phương pháp dạy tùy theo từng tình huống và đối tượng dạy học cụ thể Phương pháp trò chơi học tập mang tính tích cực cao, coi trọng vai trò chủ động của người học khi tham gia chơi trực tiếp cũng như khi cổ vũ ủng hộ đội chơi Phương pháp trò chơi học tập cũng... tập cho bài học đó như thế nào? Trò chơi được tổ chức vào thời điểm nào: khởi động, củng cố hay luyện tập? Vào mỗi thời điểm khác nhau sẽ chọn hình thức trò chơi khác nhau (tùy theo phân mơn) 24 Dựa trên các mục đích dạy học dạy học trong bài học Ngữ văn của ba phân mơn, có thể có các loại trò chơi tương ứng: 1 Trò chơi khởi động 2 Trò chơi chiếm lĩnh tri thức mới 3 Trò chơi luyện tập, 4 Trò chơi củng . là phương pháp trò chơi trong dạy học; vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Ngữ văn ở THCS phục vụ dạy học học phần Phương pháp dạy học Ngữ văn, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Tự chọn ở trường. TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY LÊ MINH THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN NĂM. trò chơi vào dạy học Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở với mong muốn giúp đỡ sinh viên ngành Văn và giáo viên THCS có thêm tư liệu về phương pháp trò chơi trong dạy học Ngữ văn để vận dụng

Ngày đăng: 04/10/2014, 20:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • N

    • Ê

    • Ê

      • U

      • N

        • H

          • Â

            • ÃÖ

              • Á

              • N

                • T

                  • N

                  • U

                    • C

                      • L

                      • N

                      • G

                        • L

                          • N

                          • R

                            • ÄÖ

                            • B

                              • T

                                • H

                                  • Ä

                                  • N

                                  • N

                                    • Æ

                                    • ÅÏ

                                    • C

                                    • M

                                    • N

                                    • N

                                      • G

                                      • ÅÌ

                                        • I

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan