1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DẠY học TÍCH hợp LUYỆN từ và câu, tập đọc, CHÍNH tả, TLV

22 4,6K 84

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 135 KB

Nội dung

Các phân môn tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Phân môn Tập đọc: giúp học sinh từ chỗ đọc đúng, đọc trôi chảy, diễn cảm đến chỗ hiểu được nghĩa của từ, ý của câu và nội dung của bài. Phân môn Chính tả: rèn cho học sinh biết quy tắc và có thói quen viết chữ ghi tiếng việt đúng với chuẩn viết đúng chính tả, giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hóa, trong việc viết các văn bản, thư từ. Phân môn Luyện từ và câu: có vai trò quan trọng đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như là phương tiện giao tiếp. Luyện từ và câu còn phát triển năng lực, trí tuệ, ngôn ngữ, những phẩm chất đạo đức ở trẻ em. Nó có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn: là một phân môn sử dụng tổng hợp các hiểu biết về luyện từ và câu, chính tả, khả năng nghe nói tiếng việt, vốn hiểu biết về đời sống của học sinh do bài học khác nhau mang lại. Mỗi bài tập làm văn là sản phẩm của từng cá nhân học sinh trước một đề tài. Sản phẩm này ít nhiều in dấu ấn riêng từng em trong cách suy nghĩ, cách kể, cách tả, cách diễn đạt… Chính Luyện từ và câu, chính tả, tập đọc là nền tảng để học tốt tập làm văn Dạy tích hợp : Luyện từ và câu + Tập đọc + Chính tả + Tập làm văn” nhằm kết nối tri thức trong dạy học các phân môn Tiếng Việt, nâng cao kĩ năng tiếng Việt cho trẻ

ĐỀ TÀI: DẠY TÍCH HỢP LUYỆN TỪ VÀ CÂU, TẬP ĐỌC, CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN A. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Tiếng việt là một môn học cần thiết cho tất cả các bậc học, không những chỉ cần thiết cho bậc tiểu học, trung học mà còn là nền tảng, là cơ sở học tốt các bậc học trên. Ngoài ra, học tốt các phân môn trong tiếng việt là điều rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt lao động và cho việc học các môn khác. Hơn thế nữa, hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế thì “Bồi dưỡng nhân tài” là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì thế mà giáo viên cần cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Trong thực tế giảng dạy, để đạt được mục tiêu đề ra thật không dễ dàng. Qua những năm trực tiếp giảng dạy lớp 5, bản thân tôi nhận thấy các phân môn tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn có mối quan hệ chặc chẽ với nhau. Thật vậy: - Phân môn Tập đọc: giúp học sinh từ chỗ đọc đúng, đọc trôi chảy, diễn cảm đến chỗ hiểu được nghĩa của từ, ý của câu và nội dung của bài. - Phân môn Chính tả: rèn cho học sinh biết quy tắc và có thói quen viết chữ ghi tiếng việt đúng với chuẩn viết đúng chính tả, giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hóa, trong việc viết các văn bản, thư từ. - Phân môn Luyện từ và câu: có vai trò quan trọng đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như là phương tiện giao tiếp. Luyện từ và câu còn phát triển năng lực, trí tuệ, ngôn ngữ, những phẩm chất đạo đức ở trẻ em. Nó có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết. 1 - Phân môn Tập làm văn: là một phân môn sử dụng tổng hợp các hiểu biết về luyện từ và câu, chính tả, khả năng nghe nói tiếng việt, vốn hiểu biết về đời sống của học sinh do bài học khác nhau mang lại. Mỗi bài tập làm văn là sản phẩm của từng cá nhân học sinh trước một đề tài. Sản phẩm này ít nhiều in dấu ấn riêng từng em trong cách suy nghĩ, cách kể, cách tả, cách diễn đạt… Chính Luyện từ và câu, chính tả, tập đọc là nền tảng để học tốt tập làm văn - Xuất phát từ những lý do cơ bản trên nên tôi chọn đề tài “Dạy tích hợp : Luyện từ và câu + Tập đọc + Chính tả + Tập làm văn” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số biện pháp dạy học tích hợp các phân môn luyện từ và câu + tập đọc + chính tả + tập làm văn trong tiếng việt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách nâng cao tiếng việt. - Tham khảo ý kiến của một số đồng nghiệp đang dạy ở các lớp 4, 5. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Tôi nghiên cứu qua các tài liệu: Phương pháp dạy học môn tiếng việt lớp 5, tiếng việt nâng cao lớp 5, “Giúp em học tốt tiếng việt 5” của Đỗ Như Thiên (cử nhân giáo dục tiểu học), Phan Thế Ngọc – Trần Văn Minh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4.1 Nghiên cứu cơ sở tâm lý học sinh tiểu học. 4.2 Nghiên cứu cơ sở ngôn ngữ học. 4.3 Điều tra thực trạng học sinh đang học lớp 5 môn tiếng Việt. 4.4 Đề xuất một số biện pháp dạy tích hợp luyện từ và câu + tập đọc + tập làm văn trong tiếng Việt. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu có nội dung giảng dạy các phân môn trong tiếng Việt để sưu tầm. 2 5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp: qua các tài liệu đã thu thập được tôi phân tích tổng hợp thành từng dạng để rút ra phương pháp dạy học thích hợp cho học sinh dễ hiểu bài hơn. 5.3 Phương pháp thực nghiệm: giảng dạy để khảo sát rút kinh nghiệm. 3 B. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Nội dung cơ sở tâm lý, ngôn ngữ của học sinh tiểu học 1. Cơ sở tâm lý của học sinh tiểu học: 1.1 Đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học Bằng những dụng cụ trực quan, hình ảnh cụ thể học sinh dễ khắc sâu nội dung bài học. Còn những bài học chỉ giảng giải bằng những từ ngữ trừu tượng nghĩa là tài liệu thì học sinh khó tiếp thu hơn mà cũng chóng quên. Ví dụ: để giảng giải từ “ quan trành quết đất” trong bài “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa thì nên sử dụng tranh . 1.2 Đặc điểm tưởng tượng của học sinh tiểu học Đây là một quá trình tâm lý mà học sinh dựa vào những hình ảnh đã biết để tạo ra được hình ảnh mới. Do yêu cầu của hoạt động học, học sinh muốn tiếp thu tri thức mới thì phải tạo cho mình các hình ảnh tưởng tượng. Những học sinh khá, giỏi hình ảnh tưởng tượng hoàn chỉnh hơn về kết cấu, chi tiết, tính logic. Còn những học sinh trung bình, yếu vốn kinh nghiệm còn hạn chế vì tưởng tượng phải dựa vào hình ảnh đã biết. Ví dụ: Nói về con sông: Học sinh trung bình, yếu: con sông uốn cong như một con rắn khổng lồ. Học sinh khá, giỏi: con sông khoác lên mình một bộ áo màu xanh biếc, cong cong uốn lượn quanh làng như một dải lụa mềm. 1.3 Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học Đối với học sinh lớp 5 tư duy trừu tượng bắt đầu chiếm ưu thế so với tư duy cụ thể, nghĩa là học sinh tiếp thu tri thức của các môn học bằng cách tiến hành các thao tác tư duy với ngôn ngữ, với các kí hiệu, qui tắc. Ví dụ: trong tiếng Việt khi học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa học sinh có thể dùng kí hiệu để viết gọn hơn như: kiến thiết đồng nghĩa với xây dựng ( kiến thiết = xây dựng), đen trái nghĩa với trắng (đen>< trắng) 4 Trong toán: a x 0 = 0, a x 1 = a… 1.4 Đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học: Học sinh tiểu học thường chú ý vào những câu hỏi, những tình huống hấp dẫn mà giáo viên nêu ra để hướng chúng vào nội dung bài học. Sự chú ý của học sinh hình thành sẽ đáp ứng nhu cầu hoạt động học - Để duy trì điều này nội dung mỗi tiết học phải trở thành một đối tượng hoạt động của học sinh. Giáo viên chỉ hướng dẫn để học sinh tự tìm ra bài học, có như vậy thì các em mới hứng thú học tập. Ví dụ: Bài chuyện một khu vườn nhỏ của Vân Long, giáo viên có thể hỏi để học sinh tranh luận: Tại sao ban công nhà Thu, Hằng bảo không phải là vườn? Tại sao khi có chim về Thu mừng rỡ đi gọi Hằng? Tại sao ông nói: “Đất lành chim đậu”?. 1.5 Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học: Tình cảm của học sinh tiểu học được biểu hiện qua những cảm xúc, hành động cụ thể đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của học sinh. Học sinh tiểu học dễ xúc cảm hay xúc động khó làm chủ được cảm xúc của mình. Quá trình hưng phấn của các em mạnh hơn ức chế. Chính vì thế mà tình cảm của học sinh chưa ổn định dễ thay đổi nhiều tình cảm mới bắt đầu được hình thành và phát triển. Ví dụ: Bài bà tôi của Mác-xim Go-rơ-ki không những giúp học sinh làm văn mà còn tạo được tình cảm của các em đối với ông bà và người thân trong gia đình. 2. Cơ sở ngôn ngữ học của học sinh tiểu học: 2.1 Ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính bẩm sinh hay di truyền. Nó là kết quả của một sự học hỏi, bắt chước do tiếp xúc với xã hội chung quanh, với những người xung quanh. Điều này có thể chứng minh qua những cứ liệu trong thực tế như sau: - Nếu trẻ sơ sinh phải sống tách biệt với xã hội thì mãi mãi chúng không biết đến ngôn ngữ mặc dầu chúng vẫn có những khả năng bẩm sinh như biết ăn, biết thở, biết đi… - Nếu trẻ sơ sinh sống ở một môi trường ngôn ngữ khác cách ly hẳn với bố mẹ và chủng tộc xuất thân, thì chúng sẽ học nói và nói bằng ngôn 5 ngữ của môi trường xã hội này chứ không phải bằng ngôn ngữ của bố mẹ chúng, của chủng tộc xuất thân. Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ sơ sinh người Việt Nam, ngay khi mới ra đời, vì lí do nào đó, phải sống cách ly với bố mẹ, sống và tiếp xúc với toàn những người nói tiếng Anh… thì sau đó chúng không biết nói tiếng Việt mà chỉ biết nói tiếng Anh. 2.2 Lời nói là sự vận dụng ngôn ngữ của từng cá nhân vào những điều kiện giao tiếp cụ thể. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Sống trong xã hội, con người luôn luôn có nhu cầu cần phải giao tiếp với nhau. Giao tiếp chính là hoạt động trao đổi thông tin hay truyền đạt nhận thức tư tưởng, tình cảm từ người này sang người khác. Nó vừa là khả năng, vừa là nhu cầu của con người, không ai có thể sống cô độc, tách biệt hẳn với những người xung quanh. Thật ra với ngôn ngữ, con người có thể giao tiếp với nhau qua các thời đại cách xa nhau hàng thế kỷ. Những nhận thức, tư tưởng, những kinh nghiệm sống và hoạt động, những tình cảm và thái độ của tổ tiên và các thế hệ đã qua đều được lưu trữ trong ngôn ngữ và truyền đến ngày nay nhờ ngôn ngữ. Nhờ các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, nhờ các tác phẩm văn học truyền miệng hoặc các văn bản viết, các thế hệ đã qua vẫn còn có thể “giao tiếp” được với xã hội ngày nay và thế hệ ngày nay lĩnh hội, hiểu biết được lịch sử, hiểu được những nội dung lưu trữ trong đó. Cùng với chữ viết và các phương tiện kĩ thuật hiện đại như truyền thanh, truyền hình… ngôn ngữ còn giúp cho con người giao tiếp được với nhau trong những không gian vô cùng rộng lớn. 2.3 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thường có ít nhất 2 người: người nói (người viết) và người nghe ( người đọc). Hai người đó dùng cùng một phương tiện ngôn ngữ thông qua các đường kênh giao tiếp mà thông báo và trao đổi các thông tin. Sự giao tiếp luôn luôn diễn ra trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Vì thế muốn hoạt động giao tiếp đạt được kết quả tốt, những người tham gia hoạt động giao tiếp cần nhận thức rõ tất cả các nhân tố của hoàn cảnh giao tiếp. 6 Ví dụ: câu ca dao Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng: “Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?” Hoạt động giao tiếp này diễn ra trong hoàn cảnh một “đêm trăng thanh” với 2 nhân vật là người nam và người nữ trẻ tuổi “anh” và “nàng”. Cái ẩn ý của chàng trai được thể hiện bằng một hình ảnh bóng bẩy “tre non đủ lá đan sàng” những nhân tố ấy tất nhiên rất dễ khiến cho cô gái và cả người đọc nhận ra ẩn ý tế nhị của chàng trai. Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ như vậy đã đạt đến hiệu quả mong muốn! Ngôn ngữ là công cụ của hoạt động nhận thức, tư duy. Ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành nhận thức, tư duy của con người. II. Các nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng việt 1. Các nguyên tắc dạy học tiếng việt: 1.1 Nguyên tắc phát triển lời nói thông qua giao tiếp và thực hành: - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ về âm, vần trong tiếng để giảng dạy phân môn chính tả. Tìm hiểu về nghĩa của từ, ý của câu trong đoạn, trong bài để dạy phân môn tập đọc, luyện từ và câu. - Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung của bài học để đưa ra những câu hỏi gợi ý, những tình huống cụ thể để hướng học sinh hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết - Giáo viên cần tổ chức hoạt động nói của học sinh trong dạy học tiếng Việt nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như là một phương pháp dạy học chủ đạo. 1.2 Nguyên tắc phát triển tư duy: - Trong giờ dạy, giáo viên cần gợi ý để học sinh tự phân tích, so sánh, tổng hợp… để lĩnh hội kiến thức mới. - Học sinh phải hiểu được nội dung các vấn đề cần nói và viết nhất là tiết tập làm văn. Giáo viên định hướng giao tiếp, gợi ý cho học sinh quan sát, tìm ý…và biết thể hiện nội dung này bằng phương tiện ngôn ngữ. 1.3 Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng việt của học sinh: Song song với quá trình học tiếng việt ở trường là quá trình tích lũy, học hỏi tiếng việt của học sinh thông qua môi trường gia đình, xã hội, do 7 đó các em đã có một vốn từ và quy tắc ngữ pháp nhất định. Vì vậy giáo viên cần điều tra nắm vững vốn tiếng việt của học sinh lớp mình chủ nhiệm để xác định nội dung, kế hoạch, phương pháp dạy học đồng thời phải tận dụng và phát huy tối đa vốn tiếng việt của học sinh bằng cách phát huy tính tích cực chủ động của các em. Mặc khác giáo viên cần chú ý hạn chế và xóa bỏ những mặc tiêu cực về lời nói của học sinh. 2. Các phương pháp dạy học tiếng việt: 2.1 Phương pháp phân tích ngôn ngữ: - Giáo viên sử dụng phương pháp này một cách có hệ thống trong việc xem xét các mặt của ngôn ngữ như: cấu tạo tiếng, từ, câu… với mục đích làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị ngôn ngữ, hình thức phát triển cách thức cấu tạo, ý nghĩa của việc sử dụng chúng trong nói năng. - Các bước phân tích thể hiện rất rõ trong tiết luyện từ và câu: từ chỗ hướng dẫn học sinh đọc, quan sát ngữ liệu, giáo viên gợi ý để học sinh phân tích các ngữ liệu nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau để sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định 2.2 Phương pháp luyện tập theo mẫu: - Đây là phương pháp mà học sinh tạo ra các đơn vị ngôn ngữ, lời nói bằng cách mô phỏng mẫu mà giáo viên đưa ra hoặc mẫu có trong sách giáo khao. - Phương pháp này thể hiện rất rõ ở tiết tập làm văn. Chẳng hạn khi tả một đồ vật cụ thể, giáo viên cần thực hiện: + Lựa chọn và giới thiệu mẫu cho cả lớp cùng thấy. + Đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh quan sát, tìm hiểu đặc điểm của mẫu. + Học sinh vận dụng những hiểu biết và kết quả quan sát của mình để mô tả lại đồ vật đó. + Học sinh thể hiện bằng bài viết và giáo viên kiểm tra, đánh giá, nhận xét xem mức độ sáng tạo của mỗi học sinh như thế nào. + Khuyến khích tuyên dương những bài viết sáng tạo và đọc cho cả lớp cùng nghe để học tập,đồng thời sửa sai cụ thể những bài viết của học sinh trung bình,yếu. 2.3 Phương pháp giao tiếp: Đây là phương pháp coi trọng sự phát triển lời nói của từng cá nhân học sinh. Vì thế để thực hiện phương pháp giao tiếp, giáo viên phải tạo 8 ra cho học sinh nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, môi trường giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và các thao tác giao tiếp. Trong thực tế giảng dạy, giáo viên cần sử dụng phối hợp các phương pháp một cách hợp lý, tùy từng nội dung, tùy từng bước lên lớp mà một phương pháp nào đó nổi lên chủ đạo. Có như thế thì tiết học sẽ sinh động, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, kiến thức được khắc sâu hơn. 2.4 Phương pháp rèn học sinh nói và viết: - Giọng nói sử dụng chất liệu là âm thanh, âm thanh chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian, không gian nhất định vì thế dạy nói được dùng trong giao tiếp trực tiếp. - Dạy nói đòi hỏi học sinh phải thực hiện một cách tự nhiên, khi nói các em biết hướng tới người nghe, chú ý tín hiệu phản hồi từ phía người nghe để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa. Có thể sữa chữa theo hướng mà người nghe mong muốn bằng cách điều chỉnh nội dung chẳng hạn trả lời câu hỏi ở phần tìm hiểu bài tiết tập đọc; làm bài tập ở tiết luyện từ và câu, chính tả…cũng có thể điều chỉnh cách diễn đạt mà vẫn giữ nguyên nội dung, phải điều chỉnh âm sắc, giọng nói chẳng hạn phần luyện đọc diễn cảm tiết tập đọc. - Dạy nói được sử dụng trong giao tiếp trực tiếp nên cần rèn học sinh nói với tốc độ vừa phải để các em kịp nghĩ, người nghe kịp theo dõi. Để tạo sự tự nhiên và hào hứng trong giao tiếp dạy nói, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng phối hợp với điệu bộ, cử chỉ thích hợp cụ thể qua tiết tập làm văn “luyện tập thuyết trình tranh luận”. Khi nói giáo viên cần yêu cầu học sinh không nên nói lặp, có thể sử dụng các câu tỉnh lược; sử dụng từ, ngữ, câu, cách diễn đạt và thái độ phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. - Dạy viết sử dụng chất liệu là chữ viết và hệ thống dấu câu thường được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp gián tiếp. Vì thế học sinh có điều kiện sửa chữa, đọc đi, đọc lại văn bản nhiều lần. Dạng viết thể hiện rất rõ qua tiết tập làm văn; bài văn viết của học sinh cần phải đúng trọng tâm đề bài, cấu trúc bài chặc chẽ, sử dụng các phép tu từ để bài văn sinh động. 9 • Chính vì dạy nói và viết có những đặc điểm như trên nên khi dạy nói và viết giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho học sinh nói đúng đặc điểm của dạy nói; viết đúng đặc điểm của dạy viết. III. Thực trạng dạy học môn tiếng việt ở tiểu học 1. Thuận lợi: Công tác giảng dạy hiện nay đã được nhà trường và chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao. Nhà trường tạo mọi điều kiện cần thiết đảm bảo cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả như: phòng học, đồ dùng dạy học, thời gian để các tổ sinh hoạt chuyên môn dự giờ, thao giảng rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng giảng dạy 2. Khó khăn: - Giáo viên: kiến thức tiếng việt còn hạn chế, kinh nghiệm bồi dưỡng cho học sinh còn ít. - Học sinh: có nhiều em trong giao tiếp còn dùng từ địa phương. - Học sinh chưa được tham gia câu lạc bộ tiếng việt (trường chưa có điều kiện tổ chức) để thể hiện tài năng của mình. - Bồi dưỡng học sinh giỏi về phân môn tiếng việt còn hạn chế (chỉ dừng lại ở lớp 4, lớp 5). - Điều kiện kinh tế gia đình của học sinh còn khó khăn, thời gian dành cho việc học tập ở nhà còn ít nhất là các vùng nông thôn, việc mua sắm tài liệu tham khảo còn ít dẫn đến chất lượng chưa cao. • Nói chung, giáo viên cần phải nhiệt tình và kết hợp với nhà trường, phụ huynh học sinh tìm ra cách giải quyết những khó khăn và phát huy những thuận lợi để việc dạy tích hợp này đạt hiệu quả cao. IV. Một số biện pháp dạy tích hợp các phân môn tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, tập làm văn trong tiếng Việt. Để nắm được mối quan hệ giữa các phân môn này, tôi đã xem toàn bộ chương trình về số tiết, bài dạy, nội dung có liên quan với nhau. Chính vì thế nên khi giảng dạy tôi thường lồng ghép chúng với nhau. Cụ thể tôi đã làm như sau: 1. Dạy tập đọc: 1.1 Khi giảng hoặc lúc giao tiếp với học sinh, tôi tránh nói tiếng địa phương, cố gắng sử dụng ngôn ngữ viết thay cho ngôn ngữ nói. 10 [...]... chức 3 Dạy luyện từ và câu: 3.1 Nội dung dạy luyện từ và câu ở lớp 5 gồm có: - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ - Nghĩa của từ - Từ loại - Câu ghép - Văn bản - Ôn tập 3.2 Các biện pháp dạy học: - Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức mới 3.3 Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy luyện từ và câu nhằm đạt hiệu quả thiết thực - Đối với dạng bài mở rộng và hệ thống hóa vốn từ. .. với giờ học luyện từ và câu Ví dụ: trong bài “ mở rộng vốn từ Hữu nghị - Hợp tác” ( trang 56 TV5T1) bài tập 2 có yêu cầu: xếp các từ có tiếng “ hợp cho dưới đây thành 2 nhóm a và b: Hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lý, thích hợp a/ hợp có nghĩa là “ gộp lại” (thành lớn hơn) M: hợp tác 14 b/ hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi…nào đó” M: thích hợp Giáo... bài học Việc học tích hợp các phân môn tập đọc; chính tả; luyện từ và câu; tập làm văn sẽ giúp cho học sinh học tốt các môn học khác, đồng thời làm cho ngôn ngữ tiếng việt của học sinh ngày càng phong phú và trong sáng hơn 18 C PHẦN III PHẦN KẾT LUẬN 1 Khái quát: Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã thực hiện đối với học sinh trong lớp Với đề tài này khi dạy tích hợp các phân môn tập đọc, chính tả, luyện. .. khăn…………………………………………… 11 IV Một số biện pháp dạy tích hợp các phân môn tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, tập làm văn trong tiếng việt 1 Dạy tập đọc………………………………………….11 2 Dạy chính tả…………………………………………13 3 Dạy luyện từ và câu…………………………………15 4 Dạy tập làm văn…………………………………… 17 C Phần III: phần kết luận 1 Khái quát…………………………………………… 21 2 Lợi ích và kết quả vận dụng…………………………21 Tài liệu tham khảo……………………………………………23... của học sinh tiểu học 1 Cơ sở tâm lý của học sinh tiểu học ……………….4 2 Cơ sở ngôn ngữ của học sinh tiểu học ……………5 II Các nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng việt 1 Các nguyên tắc dạy học tiếng việt………………… 7 2 Các phương pháp dạy học tiếng việt……………… 8 III Thực trạng dạy học môn tiếng việt ở tiểu học 1 Thuận lợi…………………………………………… 10 2 Khó khăn…………………………………………… 11 IV Một số biện pháp dạy tích hợp. .. (từ điển, sổ tay luyện từ và câu) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc - Ví dụ: khi dạy bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” của Tô Hoài (Trang 10-STV5T1) tôi lưu ý cho học sinh về cách dùng từ tả màu sắc để vận dụng vào tập làm văn và ghi vào sổ tay như: + lúa: vàng xuộm +nắng: vàng hoe + xoan: vàng lịm + tàu lá chuối: vàng ối + bụi mía: vàng xọng + rơm, thóc: vàng giòn ………… Nói chung khi dạy. .. qua bài viết trong phân môn chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu (viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu) Đây cũng là cơ sở bồi dưỡng văn cảm thụ cho học sinh khá, giỏi Học tốt tập làm văn sẽ giúp các em nhanh hiểu và cảm thụ nội dung bài tập đọc Biết viết đúng yêu cầu trong phân môn chính tả; biết phân tích ngữ liệu một cách logic trong phân môn luyện từ và câu; biết suy luận từ những nhận xét để rút ra... cây xanh tạo cảnh quan trường học vừa xanh – sạch – đẹp Nói chung, giáo viên hướng dẫn học sinh học tốt phân môn chính tả thì học sinh sẽ vận dụng kiến thức này để viết đúng bài tập làm văn viết; biết khai thác từ ngữ ở phân môn luyện từ và câu; khi đã hiểu bài thì học sinh sẽ đọc trôi chảy ở tiết tập đọc và nâng cao cho học sinh khá giỏi về chữ viết đẹp, đúng để tham gia vào các đợt thi viết chữ đẹp... trúc câu, hiểu ý nghĩa câu mà còn giúp học sinh biết lựa chọn vốn từ đã học để vận dụng một cách sinh động, sáng tạo vào một văn cảnh cụ thể Ngoài ra học sinh còn có thể vận dụng những kiến thức này vào bài làm văn hoặc sử dụng dấu câu trong tiết chính tả 4 Dạy tập làm văn: - Đây là một phân môn mà học sinh phải tổng hợp những gì đã được tích lũy qua các bài giảng của giáo viên Chính vì thế, khi dạy. .. hướng dẫn giúp học sinh giải nghĩa từ, giáo viên cũng cần chấp nhận nhiều cách diễn đạt khác nhau, đôi khi còn vụng về, “ngây ngô”, miễn sao học sinh thể hiện được sự cảm nhận đúng và biết dùng từ không sai lạc về nghĩa Từ đó giáo viên uốn nắn để học sinh biết cách giải nghĩa từ cho chính xác - Đối với dạng bài cung cấp kiến thức mới và thực hành luyện tập, giáo viên chủ động dẫn dắt, gợi ý học sinh trao . chức. 3. Dạy luyện từ và câu: 3.1 Nội dung dạy luyện từ và câu ở lớp 5 gồm có: - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ - Nghĩa của từ - Từ loại - Câu ghép - Văn bản - Ôn tập 3.2 Các biện pháp dạy học: -. trong bài học. Việc học tích hợp các phân môn tập đọc; chính tả; luyện từ và câu; tập làm văn sẽ giúp cho học sinh học tốt các môn học khác, đồng thời làm cho ngôn ngữ tiếng việt của học sinh. ĐỀ TÀI: DẠY TÍCH HỢP LUYỆN TỪ VÀ CÂU, TẬP ĐỌC, CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN A. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Tiếng việt là một môn học cần thiết cho tất cả các bậc học, không những

Ngày đăng: 04/10/2014, 22:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w