1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DẠY kể CHUYỆN lớp 3 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH SÁNG tạo của học SINH

36 5,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 426 KB

Nội dung

Kể chuyện là một phân môn của chương trình môn Tiếng Việt tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kĩ năng nghe nói, một kĩ năng quan trọng hàng đầu trong giao tiếp xã hội, ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Có kĩ năng nghe nói, đặc biệt là kĩ năng nói, con người sẽ làm chủ được phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người phương tiện ngôn ngữ. Dạy kể chuyện lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh để góp phần dạy học tiếng mẹ đẻ được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội, đảm bảo mục tiêu dạy học. Một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện theo hướng phát huy tính sáng tạo cho học sinh lớp 3: Xây dựng một số bài tập Kể chuyện nhằm nâng cao kĩ năng nói cho học sinh lớp 3. Vận dụng các phương pháp tích cực để dạy luyện nói cho học sinh lớp 3 trong phân môn Kể chuyện . Đề tài được thử nghiệm thực tế trong quá trình dạy ở trường Tiểu học và có tính khả thi.

DẠY KỂ CHUYỆN LỚP 3 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân. Nắm ngôn ngữ, lời nói là điều kiện tiên quyết, thiết yếu của việc hình thành tính tích cực xã hội của nhân cách. Môn Tiếng Việt vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác. Trẻ em muốn có được kĩ năng học tập, trước hết cần nắm vững tiếng mẹ đẻ của mình với những kĩ năng nghe - nói - đọc - viết. Đó là chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển để các em tham gia vào cuộc sống xã hội hiện đại, vào sự phát triển. Vì vậy, môn học Tiếng Việt- tiếng mẹ đẻ là môn học trung tâm ở trường tiểu học. Năm 2001, Bộ giáo dục và đào tạo chính thức ban hành Chương trình tiểu học mới- chương trình của giáo dục tiểu học trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Cùng với chương trình các môn học khác, chương trình môn Tiếng Việt được biên soạn nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trên cơ sở phát huy những kinh nghiệm đã có và tiếp cận với những thành tựu hiện đại của việc dạy tiếng nói chung, dạy tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông nói riêng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc đổi mới nội dung tất yếu sẽ dẫn đến đổi mới phương pháp dạy học cho từng môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng. Khi dạy các loại bài học tiếng Việt cần có sự linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng vùng, miền. Dù sử dụng phương pháp nào, nguyên tắc cao nhất là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, là tạo nhiều cơ hội cho học sinh luyện tập trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Kể chuyện là một phân môn của chương trình môn Tiếng Việt tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kĩ năng nghe - nói, một kĩ năng quan trọng hàng đầu trong giao tiếp xã hội, ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Có kĩ năng nghe - nói, đặc biệt là kĩ năng nói, con người sẽ làm chủ được phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người - phương tiện ngôn ngữ. Nhờ biết nghe - nói, bên cạnh biết đọc - viết, con người có thể tiếp thu được tinh hoa của nhân loại. Biết nghe - nói con người có thể tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức mối quan hệ xã hội, tự nhiên và phát triển tư duy. Kể chuyện là một dạng của lời nói, đòi hỏi phải có nội dung nói là một câu chuyện, hình thức nói là một dạng nói có nghệ thuật, sử dụng ngữ điệu kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để hỗ trợ cho lời nói thêm hấp dẫn cuốn hút ng- ời nghe. Như vậy ngoài mục đích giao tiếp, việc kể chuyện góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ em. Gìê Kể chuyện góp phần rèn luyện 1 và phát triển kĩ năng nói và kể trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khêu gợi tư duy hình tượng của trẻ. Thực tiễn khảo sát việc dạy và học phân môn Kể chuyện thuộc môn Tiếng Việt hiện nay trên cả hai đối tượng giáo viên và học sinh cũng có những vấn đề cần quan tâm. Thực tế một số trẻ còn nhút nhát, e dè khi đứng trước lớp. Một số khác còn nói ngọng theo lứa tuổi hoặc khả năng diễn đạt còn yếu về dùng từ, diễn đạt; đặc biệt việc xâu chuỗi các sự việc trong truyện và nhớ các chi tiết truyện còn khó khăn với các em. Ở những yêu cầu như đặt tên lại cho truyện, viết lại đoạn kết truyện hoặc viết tiếp truyện đối với các em lớp ba là một yêu cầu cao, các em rất lúng túng. Bản thân giáo viên cũng còn hạn chế khi tìm cách gợi ý cho học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng của Kể chuyện trong chương trình môn Tiếng Việt và xuất phát từ những khó khăn đang đặt ra cho thực tiễn dạy Kể chuyện trong trường tiểu học, tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề Dạy kể chuyện lớp ba theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh để góp phần dạy học tiếng mẹ đẻ được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội, đảm bảo mục tiêu dạy học. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài đặt ra mục đích nghiên cứu thực trạng dạy học Kể chuyện, các cơ sở lí luận để dạy Kể chuyện, từ đó xác lập một quy trình dạy học bằng một tổ hợp câu hỏi và bài tập, một số phương pháp nhằm phát triển kĩ năng nói trong phân môn kể chuyện, nhằm giúp học sinh lớp ba biết kể chuyện có đầu có cuối bằng lời của mình một cách sáng tạo trên cơ sở câu chuyện đã có trong văn bản. Hơn nữa, giúp các em có hiểu biết ban đầu về đặc trưng của một văn bản tự sự. Đề tài sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện quá trình dạy Kể chuyện ở tiểu học, nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt nói chung. III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Khách thể nghiên cứu: Phương pháp dạy học kể chuyện ở tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện – một dạng của kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Văn Phú. IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM Giáo viên và học sinh khối 3 trường tiểu học Văn Phú. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài, tôi có sử dụng các phương pháp sau: 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Là phương pháp nghiên cứu tài liệu và sách giáo khoa về nội dung của vấn đề nghiên cứu, từ đó lấy cơ sở cho việc xây dựng nội dung của đề tài. - Được sử dụng để phân tích, tổng hợp khái quát các quan điểm, luận điểm khoa học trong các tài liệu thuộc ngành khoa học có liên quan để xác lập cơ sở khoa học cho việc dạy Kể chuyện. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.1. Phân tích chương trình, sách giáo khoa và sách giáo viên. 2 - Sử dụng các phiếu điều tra, sử dụng các biên bản dạy học, dự giờ, phỏng vấn giáo viên và học sinh …để đo nghiệm, thăm dò, kiểm chứng. - Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu và phân tích nội dung chương trình SGK, SGV ở lớp 3 để lấy căn cứ cho việc nghiên cứu. 2.2. Khảo sát thực trạng dạy và học. - Phiếu điều tra giáo viên, học sinh. 2.3. Thống kê, phân loại và đánh giá số liệu: - Được sử dụng để xem xét đối chiếu thực nghiệm dạy học. 3. Nhóm nghiên cứu bổ trợ: - Thống kê toán học 4. Nhóm phương pháp dạy học thực nghiệm: Tổ chức dạy học thực nghiệm nhằm xác định tính hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất đưa ra trong đề tài. VII. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu: Năm học 2013-2014. Bắt đầu từ tháng 9/2013 và kết thúc vào tháng 5/2014. NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA “DẠY KỂ CHUYỆN LỚP 3 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH” 1. 1. Căn cứ khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy Kể chuyện a. Vận dụng lí thuyết hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ để tổ chức dạy Kể chuyện * Đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ Khi dạy Kể chuyện, người giáo viên phải cho học sinh nắm được một số từ quan trọng nói lên đại ý hoặc ý nghĩa của truyện. Nói cách khác, học sinh phải nắm được những từ ngữ chìa khoá của văn bản kể chuyện. Đơn vị lớn hơn từ là câu và trên câu là đoạn, đơn vị lớn nhất của ngôn ngữ là văn bản. Các từ được liên kết với nhau theo những quy tắc nhất định của Tiếng Việt để tạo thành câu. Các câu lại được liên kết với nhau theo mô hình nhất định tạo thành đoạn văn. Mỗi đoạn lại thể hiện về một ý tương đối trọn vẹn. Các đoạn kết hợp với nhau tuỳ theo chức năng đoạn: đoạn mở đầu, các đoạn khai triển, đoạn kết thúc để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh. Như vậy khi dạy Kể chuyện, ta phải cho học sinh nắm được câu chuyện có mấy đoạn, mỗi đoạn nói về một nội dung hoặc sự kiện gì, thứ tự các đoạn thế nào. Sau khi nắm được nội dung truyện, nghĩa là nắm được cái biểu đạt, ta còn phải giúp học sinh nắm được ý nghĩa của truyện, nghĩa là nắm cái được biểu đạt. * Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ Khi dạy Kể chuyện người giáo viên cần hướng dẫn học sinh kể theo trật tự tuyến tính, cái gì diễn ra trước kể trước, cái gì diễn ra sau kể sau. Đó là trật tự thông thường. Khi kể có thể đóng vai để kể câu chuyện cho sinh động. Mỗi nhân 3 vật của truyện được đóng vai kể xưng “tôi” sẽ tạo ra những bản kể sáng tạo cho các em, buộc các em đặt mình vào vai nhân vật để kể. b. Vận dụng lí thuyết văn bản vào việc dạy Kể chuyện Dạy học Kể chuyện làm sao để thông qua những giờ học đó mà củng cố, mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gic, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống thông qua nội dung câu chuyện. c. Vận dụng lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ vào dạy luyện nói cho học sinh lớp 3 trong phân môn Kể chuyện Việc dạy Kể chuyện thực chất là dạy các em thực hành những ngôn bản nói để phục vụ hoạt động và giao tiếp. Trước một bài tập Kể chuyện hay một tình huống giao tiếp HS cần có kĩ năng tìm kiếm những nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, hiện thực giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng, ngôn bản).Các em phải xác định được: cần thông báo nội dung gì, hướng nội dung đó đến ai. Chính điều này sẽ quyết định việc thực hiện lựa chọn từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, giọng điệu, phong cách….để thực hiện ngôn bản nói. Như vậy GV cần biết chuyển những bài tập kể chuyện thành những môi trường giao tiếp thông thường, gần gũi với HS giúp các em vận dụng kinh nghiệm của mình để thực hành giao tiếp và phát triển lời nói một cách tự nhiên nhất. Ví dụ 1: Câu chuyện “ Người liên lạc nhỏ” (TV3-tuần 14) Bài tập: Dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện. Nếu chỉ thực hiện theo đúng yêu cầu của bài tập, nghĩa là từng HS sẽ nhìn vào tranh và kể câu chuyện, như vậy các em sẽ đọc y nguyên câu chuyện được học qua giờ Tập đọc mà không có sự sáng tạo trong lời kể. Để HS kể đúng và kể hay câu chuyện, GV cần chú ý vận dụng lí thuyết giao tiếp vào hướng dẫn HS kể chuyện. GV nên đặt câu hỏi để HS xác định nội dung, đối tượng nghe kể chuyện, mục đích và hoàn cảnh kể chuyện (Em kể chuyện gì? Kể cho ai nghe? Kể trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì?) Từ các nhân tố đã xác định HS lựa chọn ngôn từ, lời kể cho phù hợp. Sau khi xác định như trên, các em cần được tìm hiểu hoàn cảnh diễn ra câu chuyện, tìm hiểu về nhân vật chính (anh Kim Đồng). Vì đây là câu chuyện lịch sử kể về cậu bé Kim Đồng đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến tranh để bảo vệ tổ quốc. Trong suy nghĩ của các em “chiến tranh” là một cái gì đó rất xa lạ, nên khó có thể hình dung và kể lại một cách sinh động. Ví dụ: Câu chuyện kể về ai?(Anh Kim Đồng), câu chuyện diễn ra ở đâu, trong hoàn cảnh nào (ở chiến khu Việt Bắc, thời kì kháng chiến chống Pháp) Lúc này GV phải là người tổ chức lớp một cách linh hoạt để HS hiểu từ ngữ của truyện, tạo cơ hội cho HS được thực hành trong môi trường giao tiếp để tự kể một cách tự nhiên, hào hứng mà không bị gò ép theo khuôn mẫu của câu chuyện đã học. Ngoài những từ ngữ các em được tìm hiểu qua tiết Tập đọc như: ông ké, Nùng, Tây đồn giáo viên cần cho học sinh hiểu thêm về sự hi sinh, mất mát của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập (thực dân Pháp đã đưa lính 4 sang xâm chiếm nước ta, những tên lính Pháp với vóc dáng to lớn, hung dữ, đi đến đâu tàn phá làng bản của dân ta đến đó ) Khi đã hiểu được những nhân vật trong truyện HS sẽ dễ tạo lập được ngôn bản mới cho mình 1.1.2. Cơ sở văn học của việc dạy Kể chuyện Mỗi văn bản để kể chuyện là một văn bản tự sự. Tự sự là phương thức trình bày diễn biến sự việc theo một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Văn bản tự sự thường có cốt truyện. Cốt truyện thực ra là diễn biến sự việc. Có truyện chỉ có một sự việc. Cũng có truyện gồm nhiều sự việc tiếp diễn có quan hệ với nhau.Trong những sự việc đó, có sự việc mở đầu, các sự việc khai triển, sự việc kết thúc. Văn bản tự sự bao giờ cũng có nhân vật. Nhân vật có thể là người, có thể là vật. Nhân vật thực hiện các hành động làm nên các sự việc. Mỗi văn bản tự sự bao giờ cũng nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đấy về mặt xã hội. Như vậy, khi dạy Kể chuyện ta cần phải cho học sinh nắm được câu chuyện với các sự việc diễn biến của nó có quan hệ với nhau như thế nào. Nhân vật nào là chính, nhân vật nào là phụ. Ý nghĩa xã hội của truyện nghiêng về phía nhân vật nào để nói lên cái gì. Thông qua câu chuyện kể mà tôi bồi dưỡng cho các em những tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập. 1.1.3. Cơ sở tâm lí học của việc dạy Kể chuyện ở lớp 3 Với trẻ em, việc nắm nghĩa từ gắn liền với hoạt động và tình huống cụ thể. Mỗi nét nghĩa được tiếp nhận thông qua những hoạt động khác nhau, được tiếp nhận dần dần, từ cụ thể gắn với hiện thực khách quan sau đó đến trừu tượng. Các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn cũng vậy. Các nhà nghiên cứu tâm lí cũng khẳng định nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ gồm hai thành tố: thành tố biểu cảm hình tượng và thành tố lôgic. Đối với trẻ em, thành tố biểu cảm hình tượng đứng đằng sau từ, câu, đoạn và chiếm ưu thế. Dần dần, cả hai thành tố đó gắn liền với các tình huống. Bởi vậy, việc dạy kể chuyện theo lí thuyết hệ thống là hợp lí với lứa tuổi các em và cần thiết cho sự phát triển tư duy. Tâm lí cũng chỉ rõ trẻ em lớp 3 đang bước vào thời kì bắt đầu có nhận thức khái quát, tổng hợp. Hoạt động của học sinh lớp 3 đã gắn liền với nhà trường và xã hội. Những hoạt động này tạo nên sự phát triển lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu cỏ cây hoa lá, yêu đất nước và những người tốt, yêu thích sự khám phá và thể hiện niềm cảm xúc này. Từ đây, đã nảy sinh ý nguyện tô điểm cho cuộc sống của mình thêm đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thấu hiểu vẻ đẹp của các đơn vị từ ngữ, đặc biệt là từ trong các truyện đã diễn đạt những giá trị tinh thần cao đẹp mà các em yêu quý. Đây là một khó khăn khi dạy trẻ nhỏ. Vì vậy, việc nhận biết nghĩa từ, câu đoạn…cần có sự dẫn dắt của giáo viên hướng cho các em tới đích mong muốn. Quy luật thống nhất giữa dạy và học cho thấy mọi hoạt động của thầy trên lớp nhằm hướng tới sự phát triển của trò. Cụ thể là thầy thiết kế bài dạy, phần dạy cho học sinh thực hiện các thao tác đi theo hướng học sinh tự thực hiện các thao tác dưới sự hướng dẫn của thầy, cô để tự kể được câu chuyện. Cần phải chia các thao tác từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Giáo viên đưa ra các 5 câu hỏi và bài tập để học sinh tự xác định nội dung, chủ động kể chuyện. Đồng thời giáo viên cần giúp học sinh tự xác định được việc sử dụng các yếu tố phụ trợ khi kể chuyện như thế nào. 1.1.4. Định hướng đổi mới khi dạy phân môn Kể chuyện ở Tiểu học Chương trình môn tiếng Việt cấp tiểu học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Theo “Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn” (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm thực hiện 3 mục tiêu: 1) Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. 2) Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. 3) Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu dạy Tiếng Việt được cụ thể hóa thành mục đích, ý nghĩa của dạy học phân môn Kể chuyện 1) Kể chuyện Nhằm thỏa mãn nhu cầu cũng như mang lại những cảm xúc cho các em. 2) Những câu chuyện sẽ góp phần giáo dục cho các em một cách hết sức nhẹ nhàng thoải mái 3) Thông qua các câu chuyện, vốn văn học của các em ngày càng được tích lũy, mở rộng. Đồng thời còn giúp cho các em hiểu biết hơn về cuộc sống xung quanh. 4) Trí tưởng tượng và ước mơ hoài bão của các em cũng phát triển. 5) Kể chuyện rèn cho các em kĩ năng nói, kể một cách mạnh dạn, tự tin. Trên cơ sở mục tiêu của môn Tiếng Việt tiểu học và mục tiêu dạy học phân môn Kể chuyện, việc định hướng đổi mới khi dạy học phân môn Kể chuyện ở lớp 3 tập trung vào thực hiện Phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực chính là nhằm tích cực hóa hoạt động của người học; là phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó người thầy đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh. Mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển. Trong phân môn Kể chuyện lớp 3, hoạt động của học sinh là hoạt động giao tiếp là đặc thù của môn Tiếng Việt và hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lí thuyết như ở các môn học khác. Cả hai loại hoạt động trên có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau: - Làm việc độc lập. - Làm việc theo nhóm. 6 - Làm việc theo lớp. Trong phần lớn các trường hợp, nhất là trong trường hợp câu hỏi, bài tập đề ra rất cụ thể, học sinh được tổ chức làm việc độc lập. Trong trường hợp câu hỏi, bài tập tương đối trìu tượng hoặc đòi hỏi một sự khái quát nhất định và trong trường hợp nếu làm việc chung theo đơn vị lớp sẽ có ít học sinh được hoạt động thì làm việc theo nhóm là giải pháp tốt nhất. Hình thức làm việc chung theo đơn vị lớp được áp dụng chủ yếu trong trường hợp giáo viên thực hiện các khâu: giới thiệu bài, củng cố bài, nêu những câu hỏi không yêu cầu phải suy nghĩ lâu hoặc để học sinh trình bày kết quả làm việc. Hoạt động của giáo viên trong giờ học theo phương pháp dạy học mới về phần giáo viên chủ yếu là: - Giao việc cho học sinh: cho học sinh trình bày yêu cầu của câu hỏi, cho học sinh làm mẫu một phần. Tóm tắt nhiệm vụ, dặn dò học sinh. - Kiểm tra học sinh xem học học sinh có làm việc không? xem học sinh có hiểu việc phải làm không? và trả lời thắc mắc của học sinh. - Tổ chức báo cáo kết quả làm việc: Các hình thức báo cáo đó là: báo cáo trực tiếp với giáo viên, báo cáo trong nhóm, báo cáo trước lớp. Các biện pháp báo cáo: bằng miệng, bằng bảng trên lớp, bằng phiếu học, bằng giấy… hoặc thi đua giữa các nhóm và trình bày cá nhân. - Tổ chức đánh giá. Các hình thức đánh giá: + Tự đánh giá. + Đánh giá nhóm. + Đánh giá trên lớp. Các biện pháp đánh giá gồm: khen, chê định tính, cho điểm định hướng. Tóm lại, Kể chuyện có mục tiêu, nhiệm vụ rất quan trọng trong trường tiểu học. Ngoài việc góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh, Kể chuyện còn tạo cho các em hứng thú học tập. 1.1. Cấu trúc chương trình Kể chuyện lớp 3 Phân phối chương trình Môn Kể chuyện lớp 3 Tiểu học (Theo công văn số 9832/BGD&ĐT-GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) HỌC KÌ 1 HỌC KÌ 2 7 1- Cậu bé thông minh. 2- Ai có lỗi? 3- Chiếc áo len. 4- Người mẹ. 5- Người lính dũng cảm. 6- Bài tập làm văn. 7- Trận bóng dưới lòng đường. 8- Các em nhỏ và cụ già. Ôn tập giữa học kì I 9- Giọng quê hương. 10- Đất quý, đất yêu. 11- Nắng phương Nam. 12- Người con của Tây Nguyên. 13- Người liên lạc nhỏ. 14- Hũ bạc của người cha. 15- Đôi bạn. 16- Mồ Côi xử kiện. Ôn tập cuối học kì I 17- Hai Bà Trưng. 18- Ở lại với chiến khu. 19- Ông tổ nghề thêu. 20- Nhà bác học và bà cụ. 21- Nhà ảo thuật. 22- Đối đáp với vua. 23- Hội vật. 24- Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử. Ôn tập giữa học kì II 25- Cuộc chạy đua trong rừng. 26- Buổi học thể dục. 27- Gặp gỡ ở Lúc – xăm – bua. 28- Bác sĩ Y-éc-xanh. 29- Người đi săn và con vượn. 30- Cóc kiện trời. 31- Sự tích chú Cuội cung trăng. Ôn tập cuối HK II 1.1.1. Các thể loại truyện được chọn trong chương trình Tiểu học Chương trình kể chuyện ở bậc tiểu học có các thể loại truyện sau: Thần thoại, truyền thuyết; cổ tích, truyện cười; truyện ngụ ngôn; truyện danh nhân lịch sử; truyện khoa học; truyện "người thực, việc thực"; truyện sinh hoạt. Cấu trúc dạng bài tập đọc, kể chuyện: - Câu chuyện có lời thoại 22 bài. - Câu chuyện dạng tự sự 9 bài. Yêu cầu của phần kể chuyện: - Yêu cầu dựa vào tranh để kể 17 bài. - Yêu cầu dựa vào câu gợi ý 7 bài. - Các yêu cầu khác 7 bài. 1.1.2. Cấu trúc bài học Kể chuyện lớp 3. Kể chuyện ở lớp 3 cũng gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc. Khác với chương trình kể chuyện 165 tuần của lớp 2, chương trình kể chuyện lớp 3, tiết kể chuyện chỉ có nửa tiết còn lại của tiết Tập đọc. Tuy thời lượng của tiết kể chuyện ít nhưng những câu chuyện kể đều là sự tiếp nối những câu 8 chuyện kể trong giờ Tập đọc nên theo quy trình dạy học, thầy và trò không bị mất thời gian cho việc kiểm tra bài cũ, tìm hiểu nội dung truyện… Hơn nữa việc dạy học kể chuyện theo nhóm cũng tạo cơ hội cho học sinh tham gia. Vì vậy, 17 phút kể chuyện theo SGK Tiếng việt 3 thực sự là 17 phút rèn kĩ năng của học sinh. Vì thời gian không nhiều nên bài tập cho học sinh trong tiết Kể chuyện chỉ có một bài. Ví dụ: Bài tập 1: Sắp xếp lại các tranh đã cho theo đúng thứ tự trong câu chuyện. Bài tập 2: Dựa vào tranh trên kể lại toàn bộ câu chuyện. Việc dạy luyện nói cho học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dưỡng mà chương trình đề ra là một việc làm không dễ dàng, đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian và sự phối hợp chặt chẽ giữa các phân môn. Kể chuyện không phải phân môn duy nhất có nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng nói. Vì vậy chương trình Tiếng Việt tạo ra mối quan hệ giữa Kể chuyện với Tập đọc và Làm văn một việc làm khoa học. * Phân môn kể chuyện chương trình mới đã tạo ra được một phong cách mới, khoa học, hợp lý trong việc dạy kể chuyện, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ với các phân môn khác có cùng nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng nói, thể hiện quan điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt. * Số lượng truyện thay đổi so với chương trình cải cách giáo dục. Thể loại truyện cổ tích giảm, các thể loại truyện được phân bố đều hơn. Truyện sinh hoạt tăng về số lượng tạo cơ hội cho học sinh được tiếp xúc với các tác phẩm văn học hiện đại ngay từ bậc tiểu học. Thể loại truyện khoa học, người thực, việc thực và truyện cười còn thiếu vắng cần bổ sung thêm. Thể loại truyện phong phú, sắp xếp xen kẽ, gồm cả truyện trong nước và truyện dịch từ nước ngoài. * Mức độ biểu hiện của kĩ năng nói So với chương trình cải cách giáo dục, kĩ năng giao tiếp đặc biệt là kĩ năng giao tiếp bằng lời của chương trình mới có những thay đổi mang tính tích hợp. Điều đó được thể hiện trước hết ở việc đưa phân môn Kể chuyện vào dạy chung với phân môn Tập đọc, nội dung các câu chuyện trùng với nội dung các bài tập của các bài tập đọc đầu tuần. Điều này hoàn toàn không gây ra sự nhàm chán đối với các em bởi hình thức tổ chức dạy học, các kiểu dạng câu hỏi, bài tập luôn phong phú và hấp dẫn. Biến giờ Kể chuyện thành một giờ học thực sự sôi nổi không chỉ mang tính chất giải trí mà còn giúp học sinh phát triển khả năng nghe, nói. * Về nội dung: Chương trình mới đưa vào nhiều câu chuyện sinh hoạt có nội dung gần gũi như: mẹ - con (giữa mẹ và con), thầy (cô) với em (giữa thầy và trò) những nội dung này đã tạo môi trường giao tiếp gần gũi với học sinh để các em được luyện nói một cách tự nhiên mà không bị gò ép . * Về hình thức các câu hỏi và bài tập: Chương trình mới có hình thức câu hỏi và bài tập phong phú, hấp dẫn với các em nhằm hình thành kĩ năng độc thoại (tự kể câu chuyện) mà còn hình thành cho các em cả kĩ năng đối thoại qua hình thức bài tập sắm vai dựng lại câu chuyện. Hình thức bài tập này buộc các em phải làm việc theo nhóm phối hợp với nhau ăn khớp, diễn đạt lưu loát. Muốn vậy, đòi hỏi các em phải bạo dạn, tự tin trước thầy cô giáo và các bạn. Hơn nữa, các em không những chỉ nhớ được cốt truyện mà còn phải nhập được vào vai 9 nhân vật, không chỉ dùng lời nói mà còn dùng cả cử chỉ, nét mặt để thể hiện. Những dạng bài tập này thực sự rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng làm việc tập thể tốt Phân môn Kể chuyện được soạn trong sách giáo khoa với các hình thức rèn kĩ năng kể chuyện: 1. Kể từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện theo tranh minh họa. Trong sách có các dạng bài Kể chuyện theo tranh như sau: - Kể theo đúng thứ tự các tranh minh họa và câu hỏi gợi ý. - Kể theo tranh không có câu hỏi gợi ý. - Sắp xếp lại tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câu chuyện, sau đó kể lại. Các tranh minh họa giúp häc sinh nhớ lại nội dung bài Tập đọc đã học, làm chỗ dựa cho các em kể chuyện. Đôi khi, các tranh này được đảo lộn thứ tự so với nội dung câu chuyện đã học. 2. Kể theo dàn ý hoặc câu hỏi gợi ý cho sẵn (Chiếc áo len): Trong phần Kể chuyện sau bài Tập đọc, SGK có thể cung cấp cho häc sinh dàn ý dưới dạng những câu hỏi hay những tên đoạn, những câu hỏi gợi ý để làm chỗ dựa cho häc sinh kể lại câu chuyện đã học. 3. Tự tóm tắt nội dung và kể lại từng đoạn truyện (Hội vật): Hình thức này rÌn khả năng khái quát, nén thông tin của các em. 4. Kể một đoạn truyện bằng lời của mình (Cuộc chạy đua trong rừng): Rèn cách dùng từ đặt câu sáng tạo, rèn cách diễn đạt rõ thêm một vài ý qua sự tưởng tượng của mình. 5. Kể phân vai, diễn lại một đoạn hay cả câu chuyện: Học sinh tiểu học rất thích đóng kịch, dù đó không phải là những vở kịch có tính xung đột, có diễn biến phức tạp. Hình thức này rèn kĩ năng nói và kể, đồng thời giúp các em hiểu sâu hơn tính cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đã học. 2. Quy trình dạy Kể chuyện Phân môn tập đọc-kể chuyện lớp 3, mỗi tuần bắt đầu bằng một truyện kể, chuyện này được học tập đọc trong 1,5 tiết và 0,5 tiết cho học sinh kể lại câu chuyện mới học. Quy trình và các biện pháp dạy học chủ yếu: A. Tập đọc (1,5 tiết) 1. Luyện đọc - Đọc mẫu: GV đọc mẫu toàn bài nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế học tập cho học sinh. Vì vậy yêu cầu giáo viên thể hiện giọng đọc phù hợp với từng tình tiết, từng nhân vật trong truyện. - Đọc câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu (đọc 1-2 vòng tùy thuộc vào câu chuyện dài hay ngắn, số lượng học sinh của lớp). Có thể ví việc HS đọc từng câu là bước “cày vỡ” tạo cơ hội cho nhiều em hứng thú tiếp xúc với văn bản là chủ yếu, chưa đặt ra yêu cầu đọc hiểu. Qua quá trình nối tiếp câu, HS phát hiện những từ khó cần luyện đọc; từ đó GV giúp các em đọc đúng. 10 [...]... học khắc phục được phần nào thực trạng dạy học đã nêu ở trên trong nhà trường Tiểu học hiện nay Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 3 VÀ KẾT QỦA THỬ NGHIỆM 3. 1 Một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện theo hướng phát huy tính sáng tạo cho học sinh lớp 3 16 3. 1.1 Xây dựng một số bài tập Kể chuyện nhằm nâng cao kĩ năng nói cho học sinh. .. Dự một tiết dạy kể chuyện của cô giáo Hoàng Thị Minh Thuỷ lớp 3A (tổng số 38 em), dạng bài Kể chuyện yêu cầu dựa vào tranh để kể: …  Tiết 2: Dự một tiết dạy kể chuyện của cô giáo … lớp 3B (tổng số 38 em), dạng bài Kể chuyện yêu cầu dựa vào câu gợi ý: …  Tiết 3: Dự một tiết dạy kể chuyện của cô giáo … lớp 3C (tổng số 38 em), dạng bài Kể chuyện theo các yêu cầu khắc (phân vai dựng lại câu chuyện, đặt... động cơ học tập và kích thích hứng thú học tập cho HS khi học phân môn Kể chuyện Qua những tiết dạy Kể chuyện trong chương trình Tiếng Việt lớp 3, tôi đã áp dụng các biện pháp, phương pháp dạy học kể chuyện theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã nêu và thu được kết quả rất khả quan - Không khí lớp học rất sôi nổi - Học sinh nào hứng tham gia thi kể chuyện mà không còn rụt rè, e ngại như trước... chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập môn Tiếng Việt Vì vậy rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 là một việc làm thật sự cần thiết nhất là trong giai đoạn đổi mới như hiện nay 34 Qua qúa trình dạy học Dạy kể chuyện lớp ba theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tôi nhận thấy, nhu cầu và hứng thú học phân môn Kể chuyện của HS hơn hẳn so với khi chưa vận dụng những phương... bình Tỉ Tỉ Tỉ Tỉ SL lệ SL lệ SL lệ SL lệ 13, 9 51,2 34 ,9 0 0% 6 % 22 % 15 % Qua tiến hành kiểm tra khảo sát về phía học sinh khi học Kể chuyện, tôi nhận thấy: Học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng rất thích được nghe kể chuyện và còng thích kể chuyện cho người khác nghe Các em luôn háo hức chờ đợi được học tiết kể chuyện Với các hình thức dạy Kể chuyện như hiện nay, các em vô cùng thích... hình thành nhân cách cho HS Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 3 2.1 Đặc điểm của trường Tiểu học … 2.1.1 Thuận lợi 2.1.2 Khó khăn 2.2 Thực trạng của việc rèn kĩ năng Kể chuyện cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học … 2.2.1 Thực trạng dạy Kể chuyện của giáo viên 1) Khảo sát tình hình thực tế Dựa trên mục tiêu của phân môn Kể chuyện kết hợp với các luận chứng mà tôi tham khảo,... gợi mở, hướng dẫn HS kể lại từng đoạn của câu chuyện + Sử dụng câu gợi ý hoặc dàn ý, hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện + Sử dụng những câu hỏi gợi trí tưởng tượng hoặc gợi nhận xét - cảm nghĩ, hướng dẫn học sinh nhận xét bằng lời của mình + Hướng dẫn học sinh phân vai, dựng lại câu chuyện theo hình thức đối thoại * GV cần lưu ý: + Tế nhị khi hướng dẫn học sinh kể chuyện: - Nếu có em đang kể bỗng... hiện yêu cầu này rất khó khăn Các em nhớ và kể lại được chuyện đã là một cố gắng lớn Đa số học sinh đều thích học phân môn Kể chuyện, vì ở tiết Kể chuyện nhu cầu kể chuyện cho các bạn nghe, và nhu cầu được nghe các bạn kể chuyện rất cao Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh rất có hứng thú kể chuyện cho các bạn nghe hoặc rất tập trung chú ý khi các bạn kể lại để các em nhận xét Tuy nhiên, các em... ra của lớp thực nghiệm và đối chứng Bảng 1: Kết quả kiểm tra phân môn Kể chuyện của học sinh trước khi thực nghiệm Kết quả 9+ 10 7+8 5+6 . trúc bài học Kể chuyện lớp 3. Kể chuyện ở lớp 3 cũng gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc. Khác với chương trình kể chuyện 165 tuần của lớp 2, chương trình kể chuyện lớp 3, tiết kể chuyện chỉ. TẠO CHO HỌC SINH LỚP 3 VÀ KẾT QỦA THỬ NGHIỆM 3. 1. Một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện theo hướng phát huy tính sáng tạo cho học sinh lớp 3 16 3. 1.1. Xây dựng một số bài tập Kể chuyện nhằm. tiết dạy kể chuyện của cô giáo Hoàng Thị Minh Thuỷ lớp 3A (tổng số 38 em), dạng bài Kể chuyện yêu cầu dựa vào tranh để kể: ….  Tiết 2: Dự một tiết dạy kể chuyện của cô giáo …. lớp 3B (tổng số 38

Ngày đăng: 03/10/2014, 23:12

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w