III. Cách tiến hành
3.2. Thử nghiệm khoa học và kết quả
3.2.1. Mục đích thử nghiệm
Dạy học thực nghiệm nhằm các mục đích sau:
Một là: Đối chiếu, kiểm tra và đánh giá những biện pháp đã đề xuất. Hai là: Đánh giá tính khả thi của những biện pháp đã đề ra.
Ba là: Dạy học thực nghiệm còn là cơ sở để điều chỉnh và bổ sung cho hoàn thiện những biện pháp đã đề xuất.
3.2.2. Đối tượng thử nghiệm
Học sinh thực nghiệm lớp 3A, trường Tiểu học Văn Phú Học sinh đối chứng lớp 3B, trường Tiểu học Văn Phú 3.2.3. Kết quả thực nghiệm
Để đảm bảo tính khách quan của quá trình thực nghiệm, tôi lựa chọn hai lớp trong khối 3 tương đương nhau về trình độ để làm đối tượng thực nghiệm. Trong đó, lớp thực ngiệm là 3A, lớp đối chúng là 3B.
Với lớp 3B, giáo viên vẫn áp dụng các biện pháp thông thường như trước; với lowpa 3A, tôi áp dụng các biện pháp đã đề xuất như trên trong quá trình dạy Kể chuyện lớp 3 từ học kì 1 đến giữa học kì 2, năm học 2013 – 2014.
Sau quá trình thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra dể so sánh kết quả và rút ra kết luận.
So sánh hiệu quả về kĩ năng kể của học sinh giữa các tiết học theo thiết kế thông thường và theo thiết kế thử nghiệm của đề tài.
Mặc dù chúng tôi đã chọn những lớp học sinh có trình độ tương đương cũng như giáo viên có tay nghề như nhau nhưng chúng tôi nghĩ rằng đây chưa phải là những yếu tố để khẳng định tính hiệu quả cao của các tiết dạy thực nghiệm. Chúng tôi chỉ xem sự so sánh này là một bằng chứng để suy nghĩ tiếp mà chưa vội khẳng định tính xác thực, khoa học của các biện pháp đã đề xuất trong đề tài.