1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4

24 738 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 187,5 KB

Nội dung

Đây là nguyên tắc dạy học xuyên suốt, làm cơ sở cho việc tổ chức cáchoạt động dạy học cũng như huy động phương pháp, biện pháp dạy học.Mặt kháctrong hoạt động dạy học, TTC học tập không

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Tính tích cực (TTC) trong học tập là một trong những vấn đề khoa học cơbản của lý luận dạy học, đồng thời là nội dung được quan tâm, nghiên cứu từ các bìnhdiện của lý thuyết tâm lý, giáo dục Tính tích cực học tập có vai trò quyết định hiệuquả học tập của HS

1.2 Phát huy TTC học tập của HS là một phương diện cơ bản của lý luận đổimới dạy học Đây là nguyên tắc dạy học xuyên suốt, làm cơ sở cho việc tổ chức cáchoạt động dạy học cũng như huy động phương pháp, biện pháp dạy học.Mặt kháctrong hoạt động dạy học, TTC học tập không chỉ tồn tại như một trạng thái, một điềukiện mà nó còn là kết quả của hoạt động học tập, là mục đích của quá trình dạyhọc.Tính tích cực học tập là một phẩm chất nhân cách, một thuộc tính của quá trìnhnhận thức giúp cho quá trình nhận thức luôn luôn đạt kết quả cao, giúp cho con người

có khả năng học tập không ngừng

1.3 Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triểnnhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp sau này Lànhững chủ nhân tương lai của đất nước, HS không chỉ cần có vốn kiến thức cơ bản, kĩnăng phổ thông cần thiết mà còn phải có một ý thức học tập tích cực Đây là một thóiquen tốt nếu rèn luyện được sẽ rất hữu ích cho quá trình học tập lâu dài sau này củacác em

1.4 Nhiệm vụ của môn tiếng Việt ở tiểu học là nhằm trang bị cho HS nhữngkiến thức về hệ thống tiếng Việt, chuẩn tiếng Việt, rèn cho HS kĩ năng sử dụng tiếngViệt trong giao tiếp Môn Tiếng Việt tập trung thể hiện ở bốn kỹ năng (nghe – nói– đọc – viết) Đây là những kỹ năng quan trọng để HS học tập và giao tiếp trongcác môi trường hoạt động của lứa tuổi Đồng thời là cơ sở để HS tiếp thu và họctốt các môn học khác ở các lớp trên Thông qua việc dạy và học tiếng Việt gópphần rèn luyện các thao tác của tư duy

Trang 2

Trong môn Tiếng Việt, phân môn LTVC có nhiệm vụ góp phần cung cấpcho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con đường qui nạp và rènluyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói – viết), bên cạnh đó còn cung cấp những hiểubiết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hoá, văn học của Việt Nam vànước ngoài Ngoài ra phân môn LTVC còn giúp HS bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt

và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phầngiúp HS hình thành nhân cách và nếp sống văn hoá của con người Việt Nam Vì vậyquá trình dạy học phân môn LTVC là quá trình khái thác tiềm năng và tâm lực của

HS, phát triển TTC hoạt động nhân thức và năng lực tự hoàn thiện bản thân của HS 1.5 Trong những năm trở lại đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo mạnh

mẽ việc đổi mới dạy học ở các bậc học, cấp học theo hướng tích cực hóa hoạt độnghọc tập, phát huy tính chủ động sáng tạo và phát triển năng lực cho HS Đây cũng làmột trong những nội dung cơ bản của định hướng đổi mới chương trình, SGK saunăm 2015

1.6 Thực tiễn cho thấy, HS tiểu học còn gặp nhiều khó khăn trong học tập mônTiếng Việt, đặc biệt là phân môn “Luyện từ và câu” lớp 4 Một trong những nguyênnhân ấy chính là TTC, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS chưa được cao, chưađược khuyến khích, phát huy, nuôi dưỡng

Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề tài :“Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4”.

2 Lịch sử nghiên cứu:

2.1 Về tính tích cực, tính tích cực học tập :

Tính tích cực trong học tập là vấn đề đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà tâm lý,

giáo dục học.Trong cuốn “Dạy trẻ học”, Robert Fisher đã trình bày 10 chiến lược dạy

học.Xuất phát từ quan điểm “những người học thành công không chỉ giàu kiến thức

mà họ còn biết phải học thế nào”; mục đích của tác giả là làm cho người học có tưduy để học tập có hiệu quả.Tác giả đã trình bày khung hình cho một chính sách học

Trang 3

tập tích cực cho HS.Đó là “1.Tư duy để học; 2.Đặt câu hỏi; 3.Lập kế hoạch; 4.Thảoluận; 5.Vẽ sơ đồ nhận thức; 6.Tư duy đa hướng; 7.Học tập hợp tác; 8.Kèm cặp;9.Kiểm điểm; 10.Tạo nên một cộng đồng học tập” Tác giả đã nêu lên các cách thứchọc tập hiệu quả và một hệ thống bài tập để HS bộc lộ, hình thành, phát triển các cáchthức học tập đó, một thành phần của hoạt động học tập, đó là hành động tích cực lĩnhhội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của nhân loại chuyển thành tâm lý, ý thức của bản thân.

Carrol.E.Jzard trong tác phẩm “Những cảm xúc của người” đã công bố công

trình nghiên cứu về hệ thống thái độ của con người – thành phần không thể thiếu củaTTC của con người, bởi “có thể phán đoán vị trí xã hội trên bậc thang văn minh theomức độ phổ biến tính tò mò trong các thành viên của nó, rằng sự phát triển và sự sụp

đổ của các nền văn minh có liên quan ở mức độ nào đó, đến những bộ óc vĩ đại củanhững nền văn minh này theo đuổi khát vọng khái quát lý luận và tìm kiếm cái mới,chứ không phải là suy ngẫm những thành tựu của quá khứ”.Tác giả đã trình bày ảnhhưởng chi phối của cảm xúc với ý thức, mức độ phát triển cao của TTC Tác giả cònnghiên cứu sâu sắc thành phần tâm lý quan trọng của TTC của con người mà biểuhiện từ mức độ thấp là “tính tò mò” và ở mức độ cao là “khao khát nghiên cứu”,khao khát khám phá cũng như tính lựa chọn trong tri giác và chú ý …Trong tác phẩmnày tác giả đã tiếp thu thành tựu của các tác giả nghiên cứu về các hiện tượng trênmột cách có chọn lọc, có phê phán như Freud, Tomkins, Murphy, Mc Dougall,Berlyne, Shand…

Đặc biệt nghiên cứu của S.Franz về những biểu hiện thái độ học tập tích cực đãđược công nhận và sử dụng rộng rãi đó là: 1/ trên lớp chú ý nghe giảng; 2/ học bài vàlàm bài đầy đủ; 3/ cố gắng vươn lên học được nhiều; 4/ không vội vàng phản ứng tiêucực nếu có chỗ nào chưa hiểu hoặc không nhất trí với bài giảng; 5/ đảm bảo kỷ luật

để học tốt; 6/ cố gắng đạt thành tích học tập tốt và nâng cao thành tích học tập củamình một cách trung thực; 7/ thích độc lập thực hiện nhiệm vụ học tập; 8/ hăng háinhiệt tình trong giờ thảo luận và chữa bài tập; 9/ hoàn thành nhiệm vụ học tập mộtcách nghiêm túc; 10/ giữ gìn tài liệu học tập cẩn thận

Trang 4

Các nhà Tâm lý học Việt Nam như Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn, TrầnTrọng Thuỷ, Hồ Ngọc Đại, Trần Hữu Luyến, Nguyễn Kế Hào, Bùi Văn Huệ, NgôCông Hoàn…tiếp cận quan điểm duy vật biện chứng và hoạt động đều coi nhân cách

là chủ thể có ý thức Tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách.Tính tích cực củanhân cách bao gồm các thành tố tâm lý như nhu cầu, động cơ, hứng thú, niềm tin, lýtưởng Các thành tố tâm lý này của TTC luôn tác động qua lại lẫn nhau, được thể hiện

ở những hoạt động muôn màu, muôn vẻ và đa dạng nhằm biến đổi, cải tạo, thế giớixung quanh, cải tạo bản thân con người, cải tạo những đặc trưng tâm lý của mình

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng “hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiếnhành Đó chính là con người đang hoạt động Tính chủ thể bao hàm trước hết TTC.Đây cũng là đặc tính chung của sự sống và đến con người tính tích cực phát triển tớiđỉnh cao thành tính chủ động, say mê, nhiệt tình Con người là chủ thể hoạt động,đồng thời con người càng tích cực hoạt động tính chủ thể càng phát triển cao và do đócon người sẽ dần dần hoàn thiện” Như vậy tác giả đã vạch ra được mối liên hệ chặtchẽ giữa TTC với hoạt động của con người

Tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc khi nghiên cứu thực trạng thái độhọc tập của HS cũng đã nêu ra các chỉ số như chú ý, hăng hái tham gia vào mọi hìnhthức của hoạt động học tập, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, đọc thêm và làmcác bài tập khác, vận dụng hay chuyển tải những gì đã học vào thực tế, hình thành vàphát triển các quan hệ với thầy, với bạn nhằm mục đích giúp bản thân học tập tốt hơn

Có thể nói các tác giả đã thành công trong quá trình nghiên cứu thái độ học tập – mộtthành phần không thể thiếu của TTC học tập của HS - bởi khi HS có thái độ học tậpđúng đắn thì các em mới tích cực tìm ra các cách thức tối ưu để lĩnh hội tri thức từ đómới chuyển thành tâm lý, ý thức của bản thân một cách có hiệu quả

Nguyễn Ngọc Bảo khi công bố các công trình nghiên cứu của mình về “kháiniệm tính tích cực, tính độc lập nhận thức và mối liên hệ giữa chúng” cũng đã đề cậptới TTC và TTC nhận thức dưới góc độ Triết học và Tâm lý học Theo tác giả, TTCnhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở

Trang 5

mức độ cao của các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề nhận thức.Nóvừa là mục đích học tập vừa là phương tiện vừa là điều kiện để đạt mục đích, vừa làkết quả của học tập.Nó là sản phẩm hoạt động cá nhân.

2.2 Về dạy học phân môn Luyện từ và câu

Ở lĩnh vực khoa học này, Phan Thiều và Lê Hữu Tỉnh – trong tài liệu Dạy học

từ ngữ ở Tiểu học - đã trình bày cơ sở lí luận chung của việc dạy từ ngữ, phân tích

những ưu điểm và hạn chế của chương trình và tài liệu dạy học từ ngữ ở Tiểu học,đồng thời cũng đưa ra quy trình dạy học các dạng bài, trong đó có quy trình dạy học

lí thuyết về từ ngữ cho HS lớp 4, 5 Tất cả những nhận xét về nội dung và đề nghị vềphương pháp dạy đều dựa trên chương trình và SGK cải cách

Trong Hỏi đáp về dạy - học Tiếng Việt 4 và Hỏi đáp về dạy - học Tiếng Việt 5,

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết và các cộng sự đã giúp GV nắm được những vấn đề cầnquan tâm trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt, giải đáp những băn khoăn thắcmắc của nhiều GV hiện nay về nội dung và phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việtcũng như đã đưa ra quy trình, các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá vaitrò của người học cũng như những điều cần lưu ý trong khi dạy và học các bài líthuyết về từ ngữ

Trong khi đó, với giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học,

GS.TS Lê Phương Nga đã nêu lên một số nguyên tắc và thủ thuật dạy học LTVC.Ngoài ra tác giả còn gợi ý về việc tổ chức dạy các kiểu bài, các thể loại theo nội dungdạy học LTVC ở tiểu học Tác giả đưa ra những ví dụ cụ thể làm dẫn chứng, đồngthời khái quát lên thành các dạng bài để rèn luyện các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ởTiểu học

Tác giả Trần Mạnh Hưởng, trong sách Luyện từ và câu, đã đưa ra những điều

cần lưu ý về môn Tiếng Việt và phân môn LTVC ở lớp 4, từ đó giúp GV có cái nhìnbao quát hơn về phân môn này để giúp các em học tập ở nhà Đồng thời, tác giả cũngđưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc học từng tiết LTVC trên lớp, mỗi tiết học tác

Trang 6

giả đưa ra mục đích, yêu cầu, hình thức luyện tập của từng bài tập trong SGV, mức

độ cần rèn luyện , cách thưc hướng dẫn HS làm bài tập để giúp HS học tập ở nhà tốthơn

Ở cuốn Vở Bài tập nâng cao Từ và Câu 4, GS.TS Lê Phương Nga và TS Lê

Hữu Tỉnh giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về Từ ngữ, Ngữ pháp đã học,mặt khác giúp các em hình thành phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt Các bàitập này vừa có tính chất cơ bản, phù hợp với đa số trình độ HS lớp 4, lại vừa mangtính chất nâng cao nhằm giúp các em mở rộng sự hiểu biết về các đơn vị kiến thưctrong từng bài học Đây là một tài liệu học tập bổ ích cho các em HS tiểu học

Tuy vậy, chưa có tác giả nào nghiên cứu TTC học tập phân môn LTVC và pháthuy TTC học tập phân môn này của HS lớp 4 một cách sâu sắc, đầy đủ các thànhphần của nó Đặc biệt việc đi sâu tìm hiểu các thành phần cơ bản của TTC để từ đókích thích HS tích cực học tập phân môn LTVC ở lớp 4 cho một địa bàn cụ thể là huyệnBình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Trong đề tài nghiên cứu này, một mặt, chúng tôi tiếp tục kế thừa kết quảnghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, mặt khác, trên cơ sở đó đề xuất các biệnpháp cụ thể để phát huy TTC học tập của HS trong dạy học phân môn LTVC lớp 4

3 Mục đích nghiên cứu

Luận văn có mục tiêu nghiên cứu là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về TTChọc tập của HS tiểu học, đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy TTC học tập củacác em trong phân môn “Luyện từ và câu” lớp 4 Từ đó, góp phần nâng cao chấtlượng dạy học phân môn này ở các trường Tiểu học, nhất là ở tỉnh Vĩnh Phúc

4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

- Luận văn chỉ tập trung vào lý thuyết về TTC trong học tập của HS từ bìnhdiện của lý luận dạy học

Trang 7

- Phạm vi đề tài chỉ tập trung vào một phân môn ở một khối lớp là “Luyện từ

và câu” lớp 4

- Học sinh khối 4 trường Tiểu học Gia Khánh – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về TTC học tập của HS nói chung và tínhtích cực học tập trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng

- Phân tích thực trạng TTC học tập phân môn “Luyện từ và câu” của học sinhlớp 4 và nguyên nhân của thực trạng đó

- Đề xuất các biện pháp phát huy TTC học tập của HS lớp 4 trong phân môn

“Luyện từ và câu”

- Thử nghiệm tác động một số biện pháp nhằm nâng cao TTC học tập phânmôn “Luyện từ và câu” của HS lớp 4 trường Tiểu học Gia Khánh, Bình Xuyên, VĩnhPhúc

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi sử dụng một

số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phươngpháp quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp thựcnghiệm sư phạm; Phương pháp thống kê

7 Giả thuyết khoa học

Tính tích cực học tập phân môn “Luyện từ và câu” của HS lớp 4 ở các trườngtiểu học, trong đó có trường Tiểu học Gia Khánh chưa cao Nếu áp dụng thành côngcác biện pháp dạy học theo quan điểm phát huy TTC trong học tập của HS thì chẳngnhững có thể cải thiện chất lượng dạy học phân môn “Luyện từ và câu” lớp 4 mà còngóp phần nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt tiểu học nói chung

8 Bố cục của luận văn

Trang 8

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tính tích cực trong học tập

1.1.1.1 Cơ sở triết học của tính tích cực trong học tập

Triết học Mác – Lênin khẳng định nhận thức của con người không chỉ là hoạtđộng phản ánh thế giới khách quan mà còn cải tạo và biến đổi cái thế giới ấy Quátrình nhận thức không bao giờ tách rời chủ thể của hoạt động nhận thức Học tậpcũng là một hoạt động nhận thức, đó là quá trình lĩnh hội và vận dụng kiến thức củacon người Nó phản chiếu rất rõ tính tích cực và chưa tích cực của con người trongkhi học tập

1.1.1.2 Cơ sở tâm lý học của tính tích cực trong học tập

Ở đây chúng tôi cho rằng TTC của cá nhân gắn liền với trạng thái hoạt độngcủa chủ thể Tính tích cực bao hàm tính chủ động, sáng tạo, tính có ý thức của chủ thểtrong hoạt động Tính tích cực của cá nhân là một thuộc tính của nhân cách được đặc

Trang 9

trưng bởi sự chi phối mạnh mẽ của các hành động đang diễn ra đối với đối tượng,tính “trương lực” của những trạng thái bên trong của chủ thể ở thời điểm hành động,tính qui định của mục đích hành động trong hiện tại, tính siêu hoàn cảnh và tính bềnvững tương đối của hành động trong sự tương quan với mục đích đã thông qua Tínhtích cực thể hiện ở sự nỗ lực cố gắng của bản thân, ở sự chủ động, tự giác hoạt động

và cuối cùng là kết quả cao của hoạt động có mục đích của chủ thể Tính tích cựcđược nảy sinh, hình thành, phát triển trong hoạt động

1.1.1.3.Cơ sở giáo dục học của tính tích cực trong học tập

Để quá trình dạy học đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta phải đảm bảo cho hoạtđộng của thầy và hoạt động của trò thống nhất với nhau Vì vậy, một mặt phải pháthuy đúng mức vai trò tự giác, tích cực , tự tổ chức, tự điều chỉnh hoạt động nhận thứccủa trò Chỉ có sự phối hợp hữu cơ và sự liên hệ qua lại chặt chẽ giữa những tác độngbên ngoài của GV , biểu lộ trong việc trình bày tài liệu chương trình va tôt chức côngtác học tập của HS, với sự căng thẳng trí tuệ “ bên trong “ của các em mới tạo nênđược cơ sở của sự học tập có kết quả

1.1.1.4 Quan niệm về tính tích cực trong học tập

1.1.1.4.1.Khái niệm về tính tích cực

Chúng tôi cho rằng TTC của cá nhân gắn liền với trạng thái hoạt động của chủthể Tính tích cực bao hàm tính chủ động, sáng tạo, tính có ý thức của chủ thể tronghoạt động Tính tích cực của cá nhân là một thuộc tính của nhân cách được đặc trưngbởi sự chi phối mạnh mẽ của các hành động đang diễn ra đối với đối tượng, tính

“trương lực” của những trạng thái bên trong của chủ thể ở thời điểm hành động, tínhqui định của mục đích hành động trong hiện tại, tính siêu hoàn cảnh và tính bền vữngtương đối của hành động trong sự tương quan với mục đích đã thông qua Tính tíchcực thể hiện ở sự nỗ lực cố gắng của bản thân, ở sự chủ động, tự giác hoạt động vàcuối cùng là kết quả cao của hoạt động có mục đích của chủ thể Tính tích cực đượcnảy sinh, hình thành, phát triển trong hoạt động

Trang 10

1.1.1.4.2 Tính tích cực học tập

Tính tích cực học tập của HS là sự ý thức tự giác của HS về mục đích học,thông qua đó HS huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý để giải quyết cácnhiệm vụ học tập có hiệu quả

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Chương trình và SGK Tiếng Việt lớp 4, phân môn “Luyện từ và câu”

1.2.1.1 Nội dung chương trình

Phân môn LTVC lớp 4 được dạy trong 62 tiết Trong đó có 32 tiết của học kì 1 và

30 tiết của học kì 2 và được chia thành các mảng kiến thức sau:

1.2.1.2.1 Cấu trúc bài học “Luyện từ và câu” trong SGK

Cấu trúc kiểu bài lí thuyết gồm 3 phần:

Trang 11

+ Luyện tập: gồm hệ thống bài tập nhằm củng cố và vận dụng các kiến thức đã

học vào những tình huống mới Có 2 loại bài tập ở phần luyện tập là bài tập nhậndiện và bài tập vận dụng

Cấu trúc kiểu bài thực hành gồm:

+ Tên bài

+ Các bài tập từ 3-5 bài có mối quan hệ chắt chẽ với nhau

1.2.1.2.2 Định hướng tổ chức dạy học LTVC

a.Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ về câu

b Tổ chức dạy bài thực hành – Bài tập làm giàu vốn từ

Dạng bài thực hành được phân chia thành việc tổ chức dạy các dạng bài về bàitập dạy nghĩa từ, giải nghĩa bằng trực quan, bài tập hệ thống hóa vốn từ, bài tập sửdụng từ ( tích cực hóa vốn từ)

1.2.2 Thực trạng dạy và học phân môn “Luyện từ và câu” lớp 4

1.2.2.1 Phương pháp dạy học của GV

Chúng tôi nhận thấy rằng trong dạy học phân môn LTVC, việc sử dụng cáchình thức dạy học của GV còn đơn điệu, còn chưa chú trọng việc tích hợp các nộidung kiến thức LTVC thông qua các môn học khác để nhấn mạnh, khắc sâu kiến thứccho HS

1.2.2.2 Phương pháp học tập của HS

Phải nói rằng việc nắm kiến thức từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt của học sinh lớp

4 mà tôi trực tiếp giảng dạy đầu năm học còn nhiều hạn chế bắt nguồn từ nhiềunguyên nhân khác nhau

1.2.3 Thực trạng tính tích cực học tập phân môn “Luyện từ và câu” của HS lớp

4 ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Trang 12

1.2.3.1 Khảo sát thực trạng tính tích cực học tập phân môn “Luyện từ và câu” của

• Đối với chương trình, sách giáo khoa

Số tiết LTVC của chính SGK lớp 4D gồm 2 tiết/ tuần Sau mỗi tiết hình thànhkiến thức là một loạt các bài tập củng cố bài

• Quá trình tổ chức dạy học của GV về phân môn Luyện từ và câu

Khi nghiên cứu quá trình dạy hướng dẫn HS làm các dạng bài tập LT V C cho

HS lớp 4, tôi thấy thực trạng như sau:

Phân môn LTVC là phần kiến thức khó trong khi hướng dẫn HS nắm được yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập nên dẫn đến tâm lý GV ngại bởi việc vận dụng của GV còn lúng túng gặp khó khăn

• Quá trình nhận thức của HS khi học phân môn LTVC

Hầu hết HS chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn

LTVC nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn này

Tiểu kết chương 1

Vị trí của phân môn LTVC ở lớp 4 có vị trí quan trọng trong việc phát triểnvốn từ, sử dụng từ và câu có ý nghĩa quan trọng, cung cấp cho HS một số hiểu biết sơgiản về từ loại, rèn luyện cho HS kĩ năng dùng từ để đặt câu

Thực tiễn dạy học phân môn LTVC ở lớp 4 HS chưa có thói quen phân tích dữkiện của đầu bài, thường hay bỏ sót, làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài.Thực tế cho thấy nhiều HS khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi chảy, chính xác,

Ngày đăng: 13/04/2016, 09:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w