TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC

24 734 3
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỖ THỊ MAI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Mã số: 60 14 10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ HÀ NỘI – 2013 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Xuân Hải 2. TS. Tôn Quang Cường Phản biện 1:PGS.TS Bùi Văn Loát Phản biện 2:TS. Phạm Kim Chung Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại phòng 303 nhà C 0 KTX Mễ Trì, 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi 15 giờ 10 ngày 19 tháng 01 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội. - Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2 Giáo dục là ngành quan trọng, được ưu tiên hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, chất lượng của giáo dục thì vẫn còn nhiều hạn chế. Theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên. ” Trong chương trình Vật Lý lớp 10, chương “ Động học chất điểm” (ĐHCĐ) là chương mở đầu, rất nặng về lý thuyết và khó hiểu. Nội dung chương lại giữ vai trò quan trọng, là nền tảng của Vật Lý cơ học. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thiết kế bài giảng điện tử chương “Động học chất điểm” chương trình vật lý lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của người học”. 2. Mục tiêu nghiên cứu • Nghiên cứu những luận điểm về phát huy tính tích cực của người học. • Nghiên cứu quy trình thiết kế bài giảng điện tử, tính hiệu quả của việc áp dụng bài giảng điện tử trong dạy học. • Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng bài giảng điện tử trong dạy học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: • Tổng hợp, phân tích các quan điểm dạy và học phát huy tính tích cực của người học. • Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng điện tử: sử dụng công cụ xây dựng bài giảng điện tử trực tuyến Udutu, Mcrosoft Office… • Điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học chương “Động học chất điểm” tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội. 3 • Tiến hành thực nghiệm sư phạm sử dụng bài giảng điện tử đã thiết kế tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội để đánh giá hiệu quả áp dụng của các bài giảng điện tử. 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tính hiệu quả của việc áp dụng bài giảng điện tử trong dạy học Vật Lý nhằm phát huy tính tích cực của người học. 4.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy và học môn Vật Lý chương “Động học chất điểm” của giáo viên và học sinh lớp 10. 5. Vấn đề nghiên cứu Xây dựng bài giảng điện tử chương “Động học chất điểm” như thế nào để phát huy tính tích cực của người học? 6. Giả thuyết khoa học Xây dựng được hệ thống bài giảng điện tử có tính sư phạm, logic, áp dụng quan điểm và công nghệ dạy học hiện đại sẽ phát huy được tính tích cực của người học. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được triển khai theo những phương pháp sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 7.2. Phương pháp thực nghiệm 8. Câu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thiết kế bài giảng điện tử chương “Động học chất điểm” chương trình Vật Lý 10 lớp ban nâng cao. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Dạy học theo định hướng tăng cường tính tích cực của người học Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. 4 Để có nguồn nhân lực trên, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục và phương pháp dạy và học. Định hướng đổi mới PPD&H đã được xác định trong Nghị Quyết Trung ương 4 khóa VII (1- 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12- 1996) và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, điều 2.4, đã ghi “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Bảng tiêu chí đánh giá dạy học tích cực với dạy học truyền thống Dạy học truyền thống Dạy học tích cực Cung cấp sự kiện, nhớ tốt, học thuộc lòng. Cung cấp kiến thức cơ bản có chọn lọc. Giáo viên là nguồn kiến thức duy nhất. Ngoài kiến thức học được ở lớp, còn có nhiều nguồn kiến thức khác: bạn bè, phương tiện thông tin đại chúng Học sinh làm việc một mình. Tự học, kết hợp với nhóm, tổ và sự giúp đỡ của giáo viên. Dạy thành từng bài riêng biệt. Hệ thống bài học. Coi trọng trí nhớ. Coi trọng độ sâu của kiến thức, không chỉ nhớ mà còn suy nghĩ, đặt ra nhiều vấn đề mới. Ghi chép tóm tắt. Làm sơ đồ, mô hình, làm bộc lộ cấu trúc bài học, giúp học sinh dễ nhớ và vận dụng. Chỉ dừng lại ở câu hỏi, bài tập. Thực hành nêu ý kiến riêng. Không gắn lí thuyết với thực hành. Lí thuyết kết hợp với thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 5 Dùng thời gian học tập để nắm kiến thức do thày giáo truyền thụ. Cổ vũ cho học sinh tìm tòi bổ sung kiến thức từ việc nghiên cứu lí luận và từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. Nguồn kiến thức hạn hẹp. Nguồn kiến thức rộng lớn. 1.2. Những đặc trưng cơ bản của dạy học tích cực 1.2.1. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh 1.2.2. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học 1.2.3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác 1.2.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò 1.3. Dạy học sử dụng bài giảng điện tử phát huy tính tích cực của người học 1.3.1. Một số hướng ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học. Trong dạy học Vật Lý, có thể ứng dụng CNTT để hiện đại hoá phương thức dạy học theo các hướng sau : • Xây dựng các phần mềm dạy học • Xây dựng các mô hình Vật Lý, các thí nghiệm • Xây dựng Website dạy học Vật lý • Thiết kế bài giảng điện tử 1.3.2. Tổng quan chung về bài giảng điện tử Giáo án: Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001, Tr. 104) giáo án là kế hoạch và dàn ý bài giảng của giáo viên được soạn trước ra giấy để tiến hành dạy học trong một hoặc hai tiết lên lớp. Bài giảng: Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001. Tr. 14) Bài giảng là một phần nội dung trong chương trình của một môn học được giáo viên trình bày trước học sinh. Bài giảng điện tử có thể được hiểu theo 2 cách: Như một “sản phẩm” điện tử, được số hoá (giáo trình điện tử, giáo án điển tử, hồ sơ dạy học, học liệu điện tử…) Như một “quá trình” dạy học được điện tử hoá, số hoá. So sánh bài giảng điện tử & bài giảng theo phương pháp truyền thống Tiêu thức Bài giảng điện tử Bài giảng truyền thống Nội dung - Kiến thức trong chương trình - Kiến thức và tư liệu bổ sung ở dạng thông tin số đa dạng, đặc trưng (ví dụ: Video, thí nghiệm mô phỏng…) - Kiến thức trong chương trình . - Tư liệu bổ sung - Kiến thức thực tế 6 - Kiến thức thực tế Hình thức - Hiện đại: màu sắc ánh sáng đa dạng, đa chiều - Bài giảng được lưu, xuất và thực hiện trong nhiều môi trường khác nhau: lớp, mạng… - Lớp học truyền thống: - Tính trựcquan - Phương thức thức lưu trữ kiến thức đơn điệu Công cụ - Máy tính - Máy chiếu projecteur - Phương tiện lưu trữ: ổ đĩa, mạng (kết hợp tốt công cụ truyền thống) - Giấy mực, bảng phấn - Đồ dùng dạy học tranh ảnh - Máy chiếu overhead Tiến trình soạn giáo án - Linh hoạt bổ sung, hiệu chỉnh thiết kế môdul… bài dạy thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng (ít tốn kém…) - Số hoá thông tin - Phải viết lại, viết nhiều, - Thiếu linh hoạt (khi bổ sung , hiệu chỉnh thiết kế môdul… bài dạy) Hiệu quả - Truyền đạt - phản hồi đa chiều - Nghe, nhìn  nhận thức tích cực - Tiết kiệm vật chất và phi vật chất Hạn chế hứng thú - Dễ gây đơn điệu khô khan - Lãng phí thời gian và vật chất Phương pháp - Khoa học - tiên tiến - tích cực - Hiện đại - Mẫu mực - kinh điển - Nghiêm trang Khó khăn - Đòi hỏi phải đầu tư nhiều mặt: giáo viên phải chuẩn bị học liệu, trang thiết bị phải hiện đại… - GV “không nhàn hơn” - HS khó tiếp thu hơn Bài giảng điện tử được phát triển qua 3 thế hệ: • Thế hệ 1: Các bài giảng điện tử có chức năng chủ yếu là trình diễn nội dung: sử dụng đa dạng các hiệu ứng trình diễn, tích hợp các công cụ Multimedia, siêu liên kết. • Thế hệ 2: Các bài giảng điện tử có tính tích hợp các công cụ Multimedia giúp người học tương tác được với nội dung dạy học: quan sát, làm bài tập, thực hành, kiểm tra đánh giá. • Thế hệ 3: Các bài giảng điện tử có tính tương tác cao giữa người dạy, người học và nội dung dạy học (trực tuyến/ngoại tuyến; trực tiếp/gián tiếp) trong đó người học có 7 thể tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng nội học liệu, các hoạt động dạy học, giao tiếp với nhau… 1.3.3. Cấu trúc của bài giảng điện tử Về tổng thể, mô hình của bài giảng điện tử có thể bao gồm các thành phần sau: • Thông tin chung về bài giảng điện tử (người dạy, mục tiêu, lịch trình…). • Giáo trình, sách giáo khoa điện tử (các văn bản, nguồn tài liệu phục vụ dạy học, nội dung bài học, tài liệu tham khảo…đã được số hoá). • Sách chỉ dẫn điện tử (văn bản, từ điển chú giải thuật ngữ…đã được số hoá). • Hệ thống các nhiệm vụ luyện tập, thực hành (các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, bài tập mô phỏng…). • Hệ thống kiểm tra đánh giá. Mô hình này có thể được điều chỉnh về tỷ lệ và dung lượng phù hợp với yêu cầu đặc thù của từng chương, bài, môn học chuyên ngành cụ thể. 1.3.4. Nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử Thứ nhất, giáo viên phải đạt trình độ vi tính ở mức cụ thể như: sử dụng thành thạo Powerpoint hoặc một số phần mềm soạn bài giảng khác, biết khai thác các kho tư liệu liên quan đến bộ môn trên internet, biết cắt ghép các đoạn video cho phù hợp với nội dung bài giảng, đổi đuôi các định dạng video, âm thanh, hình ảnh cho tương thích với phần mềm Powerpoint hay các phần mềm thiết kế bài giảng khác. Thứ hai, nguyên tắc chung trong việc thiết kế bài giảng là đơn giản và rõ ràng; tinh thần biểu tượng hóa nội dung; nhất quán trong thiết kế; không nên ra nhiều ý tưởng lớn trong một slide; lựa chọn đồ họa cẩn thận để tránh gây phân tán sự chú ý của học sinh; chọn màu nền với màu chữ thích hợp thống nhất trong suốt quá trình dạy học,. Thứ ba, không nên lạm dụng các hiệu ứng hoạt hình theo kiểu bay nhảy, tránh chọn màu nền lấn áp màu chữ thu hút sự tò mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tìm ẩn bên trong đối tượng trình diễn qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh. 1.3.4. Quy trình thiết kế BGĐT Để xây dựng được một bài giảng điện tử cần phải tích hợp một cách hài hòa giữa hai yếu tố trên. Có thể tóm tắt quy trình xây dựng bài giảng điện tử qua các bước sau: Bước 1: Thiết kế ý đồ bài giảng (Xây dựng kịch bản sư phạm và kịch bản công nghệ) Bước 2: Chọn lựa và chuẩn bị học liệu 8 • Gói nội dung (Content based package): • Gói định dạng (Format based package): • Gói chủ thể hoạt động (Performance based package) Bước 3: Số hóa các học liệu Bước 4: Chọn lựa, thiết kế đa phương tiện Bước 5: Đóng gói bài giảng theo chuẩn Bước 6: Vận hành thử Bước 7: Đánh giá cải tiến (điều chỉnh) 1.3.5. Ứng dụng bài giảng điện tử trong dạy học Việc ứng dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy phải luôn hướng vào mục tiêu đào tạo và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, phải góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, phát triển tư duy độc lập của học sinh. Kết luận chương 1 Trên đây, chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận của đề tài luận văn. Những vấn đề trình bày có thể tóm tắt thành những luận điểm chính sau: Học chính là hành động của người học thích ứng với tình huống, qua đó người học chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội - lịch sử một cách chủ động, tích cực, biến những kiến thức đó thành năng lực thể chất và năng lực tinh thần của cá nhân. Dạy học là dạy học sinh giải quyết được vấn đề do nhiệm vụ học tập đề ra. Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học là tổ chức tình huống học tập có vấn đề mà học sinh có nhu cầu hứng thú và thấy mình có khả năng giải quyết vấn đề đó. CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10 NÂNG CAO 2.1. Thực trạng dạy và học chương “Động học chất điểm” ở trường THPT Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội Để thực hiện được đề tài nghiên cứu tại trường, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những nội dung sau: • Thực trạng thiết bị, cơ sở vật chất và phong trào chung của trường trong việc sử dụng thiết bị thí nghiệm, phòng thí nghiệm và phòng máy tính. • Tình hình dạy: Tìm hiểu các phương pháp dạy học chủ yếu mà giáo viên sử dụng và việc sử dụng các phương tiện dạy học khi dạy chương “Động học chất điểm”. • Tình hình học tập của học sinh: tìm hiểu tình hình học tập ở trên lớp và ở nhà; những khó khăn, sai lầm phổ biến của học sinh trong quá trình học tập kiến thức chương 9 “Động học chất điểm”. • Tìm hiểu thực trạng của việc ứng dụng tin học vào dạy và học các môn học tại trường. • Tìm hiểu khả năng sử dụng máy tính, máy chiếu, truy cập internet của giáo viên và học sinh trong trường. 2.1.1. Phương pháp khảo sát Để tìm hiểu những nội dung trên chúng tôi tiến hành điều tra thông qua những phương pháp sau: • Gặp gỡ lãnh đạo nhà trường, tham quan phòng thí nghiệm, phòng máy tính của nhà trường. • Dự giờ, gặp và trao đổi với tổ bộ môn và giáo viên bộ môn bằng phiếu hỏi. • Quan sát học sinh trên lớp và gặp gỡ, trao đổi với một số học sinh bằng phiếu hỏi. • Tổng kết, phân tích số liệu trong sổ đăng kí dạy học bằng máy chiếu, phòng nghe nhìn, thiết bị dạy học. 2.1.2. Kết quả khảo sát 2.1.2.1. Vấn đề tổ chức hoạt động dạy học chương “Động học chất điểm” 2.1.2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học chương ĐHCĐ 2.1.3. Kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên và học sinh • Về giáo viên • Về học sinh 2.2. Phân tích nội dung chương “Động học chất điểm” chương trình Vật Lý lớp 10 nâng cao 2.2.1. Hệ thống mục tiêu của chương 2.2.2. Đặc điểm cấu trúc nội dung của chương 2.2.2.1. Vị trí vai trò của chương 2.2.2.2. Sơ đồ cấu trúc chương 10 [...]... năng sử bài giảng điện tử chương Động học chất điểm chương trình Vật Lý 10 nhằm tăng cường tính tích cực của người học - Khảo sát việc sử dụng bài giảng điện tử chương Động học chất điểm chương trình Vật Lý 10 THPT như tài liệu tham khảo cho giáo viên - Bước đầu đánh giá tính hiệu quả của việc sử bài giảng điện tử chương Động học chất điểm chương trình Vật Lý 10 trong việc nâng cao tính tích cực, ... đồ cấu trúc chương Động học chất điểm 2.2.3 Phân tích nội dung kiến thức chương Động học chất điểm Vật lý 10 nâng Động học chất điểm Các thông số đặc trưng cho chuyển động của chất điểm Chất điểm Vận tốc v Chuyển động thẳng Chuyển động thẳng đều Phương trình chuyển động Gia tốc a Chuyển động tròn Chuyển động thẳng biến đổi đều Chuyển động thẳng nhanh dần đều Chuyển động tròn đều Chuyển động thẳng... chỉnh dạy học với bài giảng điện tử - Mặc dù có hạn chế như vậy, nhưng thông qua thực nghiệm sư phạm chúng tôi khẳng định rằng: Dạy học với bài giảng điện tử chương Động học chất điểm chương trình vật lý lớp 10 nâng cao sẽ phát huy tính tích cực của người học và hoạt động này hoàn toàn có thể tổ chức trong thực tế dạy học ở các trường phổ thông hiện nay KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận Từ kết quả... được của luận văn, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề lí luận và thực tiễn sau: - Phân tích và làm rõ được cơ sở lí luận của tính tích cực, năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập - Dựa trên cơ sở lí luận, chúng tôi đã xây dựng được bài giảng điện tử chương Động học chất điểm - SGK vật lí 10 nâng cao nhằm giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính. .. đã giới thiệu cụ thể quy trình thiết kế, sử dụng phần mềm một cách hợp lý phù hợp với trình độ của học sinh CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, khẳng định tính khả thi của việc sử dụng bài giảng điện tử chương Động học chất điểm chương trình Vật Lý 10 Chúng tôi đi theo những... lại/Tiếp tục bài giảng 2.4.2 Đánh giá khả năng áp dụng bài giảng điện tử trong hỗ trợ dạy và học chương Động lực học chất điểm 2.4.2.1 Thuận lợi 2.4.2.2 Khó khăn Kết luận chương 2 Căn cứ trên yêu cầu về mức độ nội dung các kiến thức học sinh cần nắm vững trong chương Động học chất điểm Vật lý 10 nâng cao cũng như tình hình giảng dạy và 18 học tập nội dung chương này ở trường trung học phổ thông,... dụng các quan điểm dạy học tích cực, khai thác các tiềm năng của phương tiện dạy học trong dạy học Vật lý phổ thông vào việc thiết kế BGĐT chương Động học chất điểm Điểm đặc biệt chú ý ở việc tổ chức, định hướng quá trình nhận thức của học sinh là trong các BGĐT được thiết kế này chúng tôi đã sử dụng các tính năng của máy tính điện tử và phần mềm trong việc mô phỏng các hiện tượng Vật lý, xây dựng... động thẳng chậm dần đều Rơi tự do cao 2.2.3.1 Chuyển động cơ học 2.2.3.2 Chuyển động thẳng đều 2.2.3.3 Chuyển động thẳng biến đổi đều 2.2.3.4 Sự rơi tự do 2.2.3.5 Chuyển động tròn đều Tốc độ dài và tốc độ góc 2.2.3.6 Tính tương đối của chuyển động Công thức cộng vận tốc 2.2.3.7 Sai số trong thí nghiệm thực hành 2.3 Thiết kế bài giảng điện tử chương Động học chất điểm 11 Quãng đường đi được 2.3.1... HS), được dạy theo phương pháp dạy học tích cực cùng với sự hỗ trợ bài giảng điện tử  Nhóm đối chứng (ĐC): gồm 80 HS ở hai lớp 10A2 (có 40 HS) và 10A4 (có 40 HS) Nội dung của đợt thực nghiệm sư phạm hướng vào chương Động học chất điểm 19 của chương trình Vật lý lớp 10 3.2.2 Phương thức thực nghiệm sư phạm 3.3 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 3.3.1 Chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm 3.3.1.1 Xin phép... tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập - Chúng tôi đã thành thạo trong việc sử dụng phần mềm đóng gói BGĐT Udutu và các phần mềm hỗ trợ khác - Qua nghiên cứu SGK, các sách tham khảo, chúng tôi đã làm rõ bản chất các hiện tượng, khái niệm Vật Lý trong chương Động học chất điểm - SGK vật lí 10 nâng cao - Quá trình TNSP đã chứng tỏ tính khả thi của tiến trình dạy học . ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỖ THỊ MAI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC Chuyên. chương Động học chất điểm chương trình vật lý lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của người học . 2. Mục tiêu nghiên cứu • Nghiên cứu những luận điểm về phát huy tính tích cực của người học. •. chương Động học chất điểm chương trình Vật Lý 10 nhằm tăng cường tính tích cực của người học. - Khảo sát việc sử dụng bài giảng điện tử chương Động học chất điểm chương trình Vật Lý 10 THPT như

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan