thiết kế bài giảng điện tử chương động học chất điểm chương trình vật lý lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của người học

6 989 4
thiết kế bài giảng điện tử chương động học chất điểm chương trình vật lý lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của người học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thiết kế bài giảng điện tử chương “Động học chất điểm” chương trình vật lý lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của người học Đỗ Thị Mai Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10 Người hướng dẫn : PGS.TS. Đặng Xuân Hải ; TS. Tôn Quang Cường Năm bảo vệ: 2013 116 tr . Abstract. Tổng hợp, phân tích các quan điểm dạy và học phát huy tính tích cực của người học. Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng điện tử: sử dụng công cụ xây dựng bài giảng điện tử trực tuyến Udutu, Mcrosoft Office…Điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học chương “Động học chất điểm” tại trường trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội. Tiến hành thực nghiệm sư phạm sử dụng bài giảng điện tử đã thiết kế tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội để đánh giá hiệu quả áp dụng của các bài giảng điện tử. Keywords.Phương pháp dạy học; Bài giảng điện tử; Thiết kế bài giảng; Vật lý Content. 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục là ngành quan trọng, được ưu tiên hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bởi giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của từng con người, và do đó, là tương lai của cả đất nước. Ở Việt Nam, truyền thống hiếu học đã có từ bao đời nay, ngành giáo dục luôn được quan tâm và cải tiến. Tuy nhiên, chất lượng của giáo dục thì vẫn còn nhiều hạn chế. Trong những năm qua, Đảng cũng như Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng những nhà giáo tâm huyết luôn cố gắng tìm ra một phương pháp giảng dạy và học tập sao cho hiệu quả nhất. Theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên. ” Trong những năm gần đây và đặc biệt là từ năm học 2009-2010 Bộ GD-ĐT có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT(công nghệ thông tin) vào giảng dạy thì phong trào soạn bài giảng điện tử được giáo viên hưởng ứng một cách tích cực và đã thành phong trào sôi nổi, rộng khắp. Bởi với bài giảng điện tử, vừa phát huy năng lực của người thầy, vừa phát huy tính tích cực của người học. Theo cách tiếp cận thông tin, tại “Hội nghị Paris về giáo dục hiện đại trong thế kỷ 21” do UNESCO tổ chức 10/1998 người ta có tổng kết 3 mô hình giáo dục: Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ cơ bản Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio Thông tin Người học Chủ động PC Tri thức Nhóm Thích nghi PC + mạng Trong các mô hình đã nêu, mô hình “tri thức” là mô hình giáo dục hiện đại nhất, hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của CNTT và truyền thông là mạng Internet. Mô hình mới này đã tạo nên nhiều sự thay đổi trong giáo dục. Trong những năm gần đây, ở nước ta cũng có nhiều công trình nghiên cứu việc đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, việc sử dụng bài giảng điện ứng dụng CNTT trong giảng dạy Vật Lý thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu, do đó có nhiều giáo viên chưa hiểu đúng về khái niệm bài giảng điện tử, thường nhầm đó là bài giảng trình chiếu với phần mềm Power Point. Trong chương trình Vật Lý lớp 10, chương “ Động học chất điểm” (ĐHCĐ) là chương mở đầu, rất nặng về lý thuyết và khó hiểu. Nội dung chương lại giữ vai trò quan trọng, là nền tảng của Vật Lý cơ học. Nếu vẫn cứ áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, học sinh sẽ không tìm được phương pháp học tập môn Vật Lý sao cho hiệu quả, dẫn tới các em không có hứng thú với môn học, không tích cực với môn học không chỉ ở lớp 10 mà thậm chí với lớp 11 và lớp 12. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thiết kế bài giảng điện tử chương “Động học chất điểm” chương trình vật lý lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của người học”. Với mong muốn vừa thiết kế được bài giảng điện tử chương “Động học chất điểm” để phát huy tính tích cực của người học, vừa cung cấp cho các bạn đồng nghiệp và học sinh những hiểu biết về nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử và một số phầm mềm hữu ích cho việc dạy và học. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Nghiên cứu những luận điểm về phát huy tính tích cực của người học.  Nghiên cứu quy trình thiết kế bài giảng điện tử, tính hiệu quả của việc áp dụng bài giảng điện tử trong dạy học.  Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng bài giảng điện tử trong dạy học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:  Tổng hợp, phân tích các quan điểm dạy và học phát huy tính tích cực của người học.  Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng điện tử: sử dụng công cụ xây dựng bài giảng điện tử trực tuyến Udutu, Mcrosoft Office…  Điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học chương “Động học chất điểm” tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội.  Tiến hành thực nghiệm sư phạm sử dụng bài giảng điện tử đã thiết kế tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội để đánh giá hiệu quả áp dụng của các bài giảng điện tử. 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tính hiệu quả của việc áp dụng bài giảng điện tử trong dạy học Vật Lý nhằm phát huy tính tích cực của người học. 4.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy và học môn Vật Lý chương “Động học chất điểm” của giáo viên và học sinh lớp 10. 5. Vấn đề nghiên cứu Xây dựng bài giảng điện tử chương “Động học chất điểm” như thế nào để phát huy tính tích cực của người học? 6. Giả thuyết khoa học Xây dựng được hệ thống bài giảng điện tử có tính sư phạm, logic, áp dụng quan điểm và công nghệ dạy học hiện đại sẽ phát huy được tính tích cực của người học. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được triển khai theo những phương pháp sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Nghiên cứu tài liệu về tâm lý học, lý luận dạy học nói chung và dạy học Vật Lý nói riêng có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu nội dung chương “Động học chất điểm” theo chương trình sách giáo khoa 10 nâng cao. - Nghiên cứu một số phần mềm: Office, Udutu… 7.2. Phương pháp thực nghiệm - Điều tra, khảo sát việc dạy và học chương “Động học chất điểm” tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội. - Thực nghiệm sư phạm sử dụng bài giảng điện tử tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội để đánh giá hiệu quả áp dụng của các bài giảng điện tử. 8. Câu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thiết kế bài giảng điện tử chương “Động học chất điểm” chương trình Vật Lý 10 lớp ban nâng cao. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Bảo(1995), Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học. Vụ Giáo viên, Hà Nội. 2. Phạm Đình Cương(2003), Thí nghiệm Vật lí ở trường THP. NXB Giáo dục. 3. Tôn Quang Cường(2009), Tài liệu tập huấn dành cho giáo viên các trường THPT chuyên. Tài liệu tập huấn ĐH Giáo dục ĐHQG. 4. Tôn Quang Cường(2009), Tập bài giảng sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học Đại học. Đại học Giáo Dục-ĐHQGHN. 5. Vũ Cao Đàm(1998), Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học. Nhà xuất bản Khoa học & Kĩ thuật, Hà Nội. 6. Phó Đức Hoan(1993), Phương pháp giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông trung học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 7. Phạm Khắc Hùng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Vật Lý, NXB trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 8. Nguyễn Kỳ(1995), Phương pháp dạy học tích cực. NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Thế Khôi(2006), Sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao. NXB Giáo dục. 10. Trần Chí Minh, Thí nghiệm Vật Lý với sự trợ giúp của máy tính điện tử. NXB trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 11. Ngô Diệu Nga(2005), Bài giảng chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa học dạy học vật lý. 12. PGS.TS. Lê Đức Ngọc(2005), Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Hà Nội. 13. Phạm Xuân Quế. Sử dụng máy tính hỗ trợ việc xây dựng mô hình trong dạy học vật lý. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục. Số 4/2000. 14. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng(1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông. NXB ĐHQG Hà Nội. 15. Nguyễn Đức Thâm(1996), Đề cương bài giảng: Phân tích chương trình Vật lý ở trường phổ thông trung học. Hà Nội. 16. TS.Đinh Thị Kim Thoa(2008), Bài giảng Tâm lí học dạy học.Hà Nội. 17. PGS.TS.Đỗ Hương Trà(2008), Bài giảng chuyên đề: Phương pháp dạy học Vật lý. Hà Nội. 18. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh. Bài giảng: Phân tích chương trình Vật Lý ở trường Trung học. Đại Học Sư phạm- Đại Học Đà Nẵng. 19. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 môn Vật Lý . Nhà xuất bản giáo dục. 20. Nguồn tư liệu trên internet. Các website : - Https://www.vatlyvietnam.org - Http:// baigiang.violet.vn/ - Http://diendankienthuc.net - Http://www.vatlisupham.com - Http://www.thuvienvatly.com - Http://www.ephysicsvn.com - Http://www.vnschool.net - Http://www.giaovien.net . Thiết kế bài giảng điện tử chương Động học chất điểm chương trình vật lý lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của người học . Với mong muốn vừa thiết kế được bài giảng điện tử chương. Thiết kế bài giảng điện tử chương Động học chất điểm chương trình vật lý lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của người học Đỗ Thị Mai Trường Đại học Giáo dục. Đại học. 2: Thiết kế bài giảng điện tử chương Động học chất điểm chương trình Vật Lý 10 lớp ban nâng cao. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Bảo(1995), Phát huy tính tích

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan