Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
723 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU Năm 1975, đất nước ta kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vĩ đại. Bước vào công cuộc xây dựng đất nước sau 30 năm chiến tranh với những biến đổi kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam hoạt động với phương thức cũ, tập chung quan liêu bao cấp gặp những bất cập nhất định không hiệu quả. Nhận thức được điều đó, Đại hội Đảng cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (Năm 1986 ) với nghị quyết đã được thông qua, đã đặt nền móng cho sự nghiệp đổi mới của hoạt động nền kinh tế nước nhà: chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế cùng bình đẳng tham gia sản xuất, tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá vật chất và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng đời sống toàn xã hội, cho đầu tư tích luỹ và phục vụ cho xuất khẩu. Giá trị sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động của các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm). Đó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của mõi một thành phần kinh tế không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái sản xuất theo chiều sâu mà cả hiệu quả của tái sản xuất theo chiều rộng, và là một trong nhừng chỉ tiêu quan trọng với nội dung của nó làm căn cứ để tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác. Mặt khác để đề ra các chính sách và chiến lược phát triển một ngành nghề nào đó trong tương lai đòi hỏi cần tìm sự biến động của hiện tượng xem hiện tượng đó biến động theo xu hướng nào từ đó có có quyết định đúng đắn cho ngành nghề đó. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong thời gian thưc tập ở vụ Kế hoạch- Thống kê của Bộ xây dựng, được sự giúp đỡ của các bác, các cô, và các anh chị trong vụ tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “ Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất xây lắp giai đoạn 1997- 2001 và dự báo 2002 của các Tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương I. Phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất xây lắp. 1 Chương II. Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích và dự báo. Chương III. Vận dụng phân tích giá trị sản xuất xây lắp giai đoạn (1997- 2001) và dự báo 2002. Đề tài của em hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS Phan Công Nghĩa, chủ nhiệm khoa Thống kê trường Đại Hoạc Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, và sự hướng dẫn của các bác, các cô, các anh chị trong vụ Kế hoạch -Thống kê Bộ xây dựng. Tuy nhiên, với thời gian có hạn và những hạn chế nhất định về sự hiểu biết về lý thuyết cũng như về lĩnh vực thực tế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp của các ý kiến của các bác, cô chú, anh chị và các bạn. Trân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bác, các cô chú, các anh chị trong vụ Thống kê- Kế hoạch đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Sinh viên thực hiện: Hà Nội 8/5/ 2002 2 CHƯƠNG I PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT XÂY LẮP. Trong các doanh nghiệp việc đánh giá kết quả sản xuất bằng một loạt các chỉ tiêu về tính hiệu quả kinh tế như giá trị sản xuất, lợi nhuận, doanh thu, năng suất lao động bình quân Trong đó chỉ tiêu giá trị sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Vậy giá trị sản xuất là gì và phương pháp tính ra sao?. I. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÓI CHUNG. 1. Khái niệm giá trị sản xuất. a.Khái niệm: Tổng giá trị sản xuất (Gross Output) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động sản xuất xã hội tạo ra trong thời kỳ nhất định, thường là nột năm. b.Nội dung: Tổng gía trị sản xuất bao gồm giá trị sản xuất vật chất (tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng), giá trị sản phẩm dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cho đời sống dân cư xã hội. Tổng giá trị sản xuất chỉ bao gồm giá trị sản xuất các hoạt động xã hội được pháp luật của quốc gia đó thừa nhận là là hữu ích và cho phép hoạt động. Như vậy giá trị sản phẩm là hàng giả hoặc không nằm trong danh mục sản phẩm sản xuất theo quy định và pháp luật của nhà nước sẽ không nằm trong tổng giá trị của sản xuất. Vậy giá trị sản xuất được tính theo nguyên tắc nào ?. 2. Nguyên tắc và công thức tính giá trị sản xuất. a. Nguyên tắc tính giá trị sản xuất. Việc tính giá trị sản xuất phải tuân theo những nguyên tắc sau. 3 +Tính theo lãnh thổ kinh tế ( nguyên tắc thường trú) Nguyên tắc này xác định đối tượng phạm vi tính toán được tính cái gì và không được tính cái gì. +Tính theo sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ. +Tính theo giá thị trường (giá sản xuất và giá bán). +Thời điểm tính tổng giá trị sản xuất. Là thời điểm tự sản xuất: Tức là kết quả của sản xuất của thời kỳ nào phải tính vào giá trị sản xuất của thời kỳ đó. Theo nguyên tắc này chỉ tính vào gía trị sản xuất chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ nửa thành phẩm và thành phẩm dở dang, tức là phải loại trừ tồn kho đầu kỳ hai loại kể trên vì nó là kết quả sản xuất của kỳ trước. Tính toàn bộ giá trị sản phẩm. Theo nguyên tắc này, cần tính vào giá trị sản xuất cả nguyên vật liệu của khách hàng. Tính toàn bộ kết quả sản xuất. Theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất không chỉ thành phẩm mà cả nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang. b. Phương pháp tính tổng giá trị sản xuất. Trong nền kinh tế quốc dân tổng giá trị sản xuất được tính theo một số phương pháp sau: Phương pháp1. Phương pháp xí nghiệp, phương pháp doanh nghiệp. Theo phương pháp này người ta lấy xí nghiệp làm đơn vị tính. Thực chất của phương pháp này là cộng dồn tất cả các xí nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau của nền kinh tế quốc dân ∑ = = n i XNXN i GOGO 1 GO xn : Giá trị sản xuất toàn bộ nền kinh tế quốc dân (KTQD) tính theo phương pháp xí nghiệp. 4 GO xni : Giá trị sản xuất của từng xí nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau của nền kinh tế quốc dân. - Ưu điểm của phương pháp này: Do lấy xí nghiệp làm đơn vị tính nên nguồn số liệu thu thập được là đầy đủ và chính xác. Là cơ sở để tính cho một số phương pháp tính sau này. Cho phép ta xác định được các mối quan hệ tỷ lệ giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên phương pháp này còn tồn tại một số nhược điểm sau: Đó là sự phản ánh không chính xác kết quả sản xuất cuối cùng của nền kinh tế quốc dân bởi nó bị tính trùng rất lớn diễn ra ngay trong cùng một ngành và tính trùng giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân. Ví dụ: Giả sử nền kinh tế quốc dân của một địa phương có 3 ngành kinh tế lớn: Ngành 1: Công nghiệp chế biến. Ngành 2: Ngành nông nghiệp. Ngành 3: Ngành xây dựng. Ngành 1 bao gồm các xí nghiệp luyện kim, xí nghiệp chế tạo máy, xí nghiệp sản xuất vật liệu sây dựng. Ngành 2 bao gồm xí nghiệp chuyên trồng trọt, xí nghiệp chuyên chăn nuôi và các trạm máy kéo. Ngành 3 bao gồm chuyên xây lắp , và sản xuất vật liệu xây dựng. Như vậy khi tính giá trị sản xuất của xí nghiệp chuyên chăn nuôi ta đã chuyển một ít giá trị sản xuất của xí nghiệp chuyên trồng trọt sang. Tức là trong trường hợp này một phần giá trị sản xuất vẫn được tính hai lần. Chú ý: Chỉ tiêu giá trị sản xuất tính ra lớn hay nhỏ nó còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức và trình độ chuyên môn hoá của doanh nghiệp. Để khắc phục nhược điểm này ta thường sử dụng phương pháp tính theo ngành và tính nền kinh tế quốc dân. 5 Phương pháp2. Phương pháp ngành. Chỉ tiêu giá trị sản xuất tính theo phương pháp ngành tức là lấy ngành làm đơn vị tính nên phạm vi mở rộng hơn phương pháp xí nghiệp. Thực chất của phương pháp này chính là cộng tất cả các giá trị sản xuất của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. trungnoiboXN J nganhJnganh GOGOGOGO −== ∑ = )20(17 1 (XN) GO ngành : Tổng giá trị sản xuất nền KTQD tính theo phương pháp ngành: GO ngành j : Giá trị sản xuất của từng ngành trong nền KTQD (theo Liên Hợp Quốc (LHQ) thì có 17 ngành, còn nếu theo cách tính Việt Nam thì có 20 ngành). GO trùng nội bộ XN : Giá trị sản phẩm chu chuyển giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành (phần tính trùng nội bộ ngành). Theo cách tính này có một số ưu điểm sau: Phản ánh được kết quả sản xuất cuối cùng của từng ngành bởi vì phương pháp này loại bỏ được tính trùng trong nội bộ ngành đó. Cho phép ta nghiên cứu được mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành của nền KTQD. Nhược điểm của phương pháp này: Là vẫn chưa loại bỏ được tính trùng giữa các ngành của nền KTQD. Ví dụ: vẫn ví dụ trên ta thấy GO CNchế biến bao gồm GO XN luyện kim , GO XN chế tạo máy và GO XN SXVLXD . Trong ngành XD: GO XD bao gồm hoạt động chuyên xây lắp. Trong hoạt động xây dựng đã sử dụng sản phẩm của xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, xi măng ) nhưng vẫn tính cả vào giá trị ngành xây dựng. Vậy là có phần tính trùng giữa hai ngành. Vậy để đạt kết quả gía trị sản xuất một cách chính xác hơn và không bị tính trùng nữa người ta sử dụng phương pháp KTQD. 6 Phương pháp3. Phương pháp kinh tế quốc dân. Phương pháp này ta xem nền kinh tế quốc dân làm đơn vị chính. Thực chất của phương pháp này phản ánh kết quả sản xuất cuối cùng của nền KTQD. GO KTQD =GO nganh -GO trùng nội bộ ngành =GO XN -(GO trùng nội bộ XN +GO trùng nội bộ ngành ) GO KTQD :∑ giá trị sản xuất nền KTQD tính theo phương pháp KTQD. GO ngành : ∑ giá trị sản xuất nền KTQD tính theo phương pháp ngành. GO XN : ∑ giá trị sản xuất nền KTQD tính theo phương pháp XN GO trùng nội bộ ngành :giá trị sản phẩm chu chuyển giữa các ngành của nền KTQD (phần tính trùng của nền KTQD). GO trùng nội bộ XN :Giá trị sản phẩm chu chuyển giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành. Phương pháp này phản ánh chính xác kết quả sản xuất cuối cùng của nền kinh tế quốc dân vì nó đã loại trừ mọi khả năng tính trùng và xẽ không bị ảnh hưởng bởi trình độ tổ chức của doanh nghiệp. Phương pháp này chính là cơ sở để ta xác định được tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ta vừa đề cập đến nguyên tắc và phương pháp tính tổng giá trị sản xuất. Xong trong mỗi một ngành lại có phương pháp và cách tính khác nhau. Vậy cách tính tổng giá trị sản xuất của xây lắp ra sao? II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA XÂY LẮP. Đơn vị xây lắp cũng như các đơn vị khác ngoài nhiệm vụ chính của mình là hoạt động xây dựng còn có các hoạt động khác như sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và tất cả các hoạt động đó đều tạo ra thu nhập cho đơn vị đều coi là giá trị sản xuất cuả toàn đơn vị. Chỉ tiêu giá trị sản xuất được tính theo giá trị thực tế, tức là giá dự toán, hợp đồng đã được bên A chấp nhận thanh toán. Giá trị sản xuất ngành xây dựng là kết quả kinh doanh về hoạt động xây dựng theo thiết kế được bên A giao thầu chấp nhận, gồm những giấ trị của công việc chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình, lắp đặt máy móc thiết bị, hoàn thiện công trình cho thuê phương tiện thiết bị xe máy thi công có người đi theo điều 7 khiển. Giá trị sản xuất xây lắp là bộ phận chính của giá trị sản xuất ngành xây dựng bao gồm: Giá trị công tác xây dựng. Giá trị công tác lắp đặt thiết bị máy móc. Giá trị công tác sửa chữa nhà cửa vật kiến trúc. 1.Nguyên tắc tính chỉ tiêu giá trị sản xuất xây lắp. _ Chỉ tính những kết quả trực tiếp có ích của sản xuất tạo ra trong quá trình thực hiện hợp đồng nhận thầu (kể cả khối lượng phá đi làm lại do bên A gây ra), không tính vào giá trị sản xuất xây lắp những khối lượng phải pha đi do không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế do đơn vị thi công gây ra. Kết quả lao động có ích của đơn vị xây lắp bao gồm những công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình hoăc công viêc xây lắp hoàn thành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đuợc ghi trong bản thiết kế và đã được đơn vị giao thầu (bên A) xác nhận. Không được tính vào giá trị sản xuất xây lắp những giả trị phế liệu, phế phẩm như gỗ, tre, sắt vụn, gạch vụn… do quá trình thi công sinh ra. Nhưng nếu những phế phẩm, phế thải đó bán ra thu hồi được tiền thì đơn vị xây lắp đó vẫn được tính là giá trị sản xuất của mình trong kỳ, và đó là giá trị sản xuất của ngành xây dựng, không coi là giá trị sản xuất của ngành xây lắp. Đối với cấu kiện mua ngoài hoặc nguyên liệu do bên đi thuê lo liệu mang đến thì chỉ được tính vào giá trị sản xuất khi những nguyên vật liệu cấu kiện đó được sử dụng và kết cấu nên thực thể công trình, không tính số nguyên vật liệu cấu kiện chưa đưa vào công trình. Riêng những đơn vị làm nhiệm vụ lắp đặt máy móc, thì những giá trị thiết bị máy móc đó không được tính là giá trị sản xuất của xây lắp, cũng không đươc coi là giá trị sản xuất của ngành xây dựng. Những thiết bị máy móc này được nói rõ trong hợp đồng và thiết kế. _ Chỉ tính kết quả thi công xây lắp theo thiết kế của hợp đồng nhận thầu phù hợp với dự toán đã được duyệt. Trường hợp thay đổi thiết kế phải có hợp đồng bổ sung. Những khối lượng thi công vượt thiết kế phải có sự thoả thuận 8 của bên A. Quản lý dự án công trình và ngân hàng chuyên quản mới được tính vào giá trị sản xuất. _ Chỉ tính thành quả lao động xây dựng trong kỳ báo cáo tạo ra, không tính khối lượng sản xuất kỳ trước vào kỳ này hoặc chuyển khối lượng để thi công kỳ này sang kỳ sau. Những khối lượng sản phẩm dở dang chỉ được tính trong kỳ phần chênh lệch giũa cuối kỳ và đầu kỳ. Ví dụ: Công ty xây lắp I cuối kỳ báo cáo có giá trị khối lượng thi công dở dang là 200 triệu đồng, số đầu kỳ giá trị dở dang là 120 triệu đồng. Vậy phần chênh lệch được tính vào giá trị sản xuất kỳ này là 200 triệu- 120 triệu= 80 triệu đồng. _ Được tính toàn bộ giá trị sản phẩm xây lắp, gồm C+V+m. Có nghĩa là nhân khối lượng hiện vật với đơn giá dự toán và cộng thêm chi phí chung và lãi định mức. Công thức chung để tính giá trị sản xuất phần xây lắp như sau: Q = p . q + c + L (I) Trong đó: Q- là giá trị sản xuất. q- là khối lượng thi công xong. p- là đơn giá dự toán của một đơn vị khối lượng thi công xong. c- là chi phí chung L- là lợi nhuận định mức Trong thực tế khi vận dụng công thức này cần chú ý mấy điểm sau: Cần phân biệt đơn giá đự toán nếu không có chi phí xe, máy thi công, mà thực tế có sử dụng xe, máy thi công trước khi tính chi phí chung và lãi định mức; ngược lại trong đơn giá có chi phi xe, máy thi công và thực tế không sử dụng thì trươc khi tinh chi phí chung và lãi định mức phải tính chi phí trực tiếp theo đơn giá không có chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí chung bao gồm các chi phí trực tiếp khác, chi phí bộ máy quản lý, BHXH, kinh phí trích nộp công đoàn, chi phí phục vụ nhân công và các chi phí khác thuộc phụ phí thi công trước đây nay được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí 9 trực tiếp. Khoản chi phí này của từng loại công trình đựợc Bộ Xây dựng hướng dẫn chung trong thông tư lập toán công trình XDCB. Trong dự toán xây lắp kể từ ngày 1-7-1990 không được phép tính chi phí vay lãi ngân hàng- việc bảo đảm vốn xây lắp để thanh toán kịp thời do A- B thoả thuận và ghi vào trong hợp đồng kinh tế. Trường hợp đơn vị xây lắp chỉ nhận thầu thi công còn nguyên vật liệu do bên A (đi thuê) lo liệu mang đến hoặc mua của ngoài thì giá trị sản xuất cũng tính cả giá trị nguyên vật liệu nói trên. Nói cách khác giá trị sản xuất xay lắp (bộ phận chính của giá trị sản xuất) là giá trị dự toán lần cuối của công trình xây lắp đã hoàn thành, không kể giá trị bản thân thiết bị máy móc cần lắp đặt. _ Ngoài những thu nhập của công việc của xây lắp thực hiện, giá trị sản xuất ngành xây dựng còn được tính thêm các khoản sau: Khoản thu chênh lệch với bên A, do đơn vị làm nhiệm vụ tổng thầu xây dựng, chia thầu với các đơn vị khác. Khoản thu do có phương tiện xe, máy thi công cho bên ngoài thuê có người điều khiển đi theo. Khoản thu do bán những phụ liệu, phế liệu, sản phẩm hỏng, phế thải trong sản xuất xây dựng tạo ra. Nhưng chỉ tính đén khi đơn vị bán ra thu được tiền, không tính số tập trung trong kho bãi chưa bán ra. 2. Các công thức tính. GO XL =GO công tác XD +GO công tác lắp đặt MMTB +GO SCNCVKT a. Tính giá trị sản xuất cho công việc xây dựng mới. Xây dựng mới là quá trình biến đổi các đối tượng lao động của ngành xây dựng để tạo ra sản phẩm xây dựng cho nền kinh tế quốc dân như nhà cửa, kiến trúc, bến bãi, hồ chứa, kênh đào, đường xá Giá trị sản xuất được tính là chi phí trực tiếp và gián tiếp cho công tác xây dựng được ghi trong dự toán, kể cả chi phí tháo dỡ bỏ các vật kiến trúc và xữa chữa lớn có ghi trong thiết kế và quy phạm kỹ thuật về công tác xây dựng cụ thể là: 10 [...]... trong tương lai 27 Trong dãy số thời gian người ta có thể biểu diễn các chỉ tiêu trong từng khoảng thời gian hay vào những thời điểm nhất định.Vì vậy dãy số thời gian được chia làm hai loại: a Dãy số thời kỳ Dãy số thời kỳ biểu hiện qui mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định Mỗi mức độ của từng dãy số thời kỳ là sự tích luỹ về lượng thời gian, vì vậy độ dài của khoảng cách... một số phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng: 1 Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian 35 Mở rộng khoảng cách thời gian là ghép một số thời gian liền nhau lại thành khoảng thời gian dài hơn Phương pháp này được sử dụng cho những dãy số thời kì có khoảng các thời gian tương đối ngắn, có nhiều mức độ và chưa phản ánh được xu hướng phát triển của hiện tượng Do khoảng cách thời. .. trị số của chỉ tiêu đó không phản ánh quy mô của hiện tượng 2 Kết cấu của một thời gian Dãy số thời gian bao g m 2 thành phần cơ bản: a Thành phần thời gian Thời gian có thể được xác định bằng những đơn vị đo lường khác nhau: Ngày, tuần, tháng, quý, năm Độ dài giữa 2 khoảng thời gian trong dãy số g i là khoảng cách thời gian b Thành phần chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu: Nó có thể biểu hiện bằng số. .. đối, số bình quân Trị số của chỉ tiêu g i là mức độ của dãy số Nguyên tắc xây dựng dãy số thời gian: Để có thể phản ánh đúng đắn sự phát triển của hiện tượng qua thời gian thì khi xây dựng một dãy số thời gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số Cụ thể là: Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất: Phạm vi toán của hiện tượng qua thời. .. được sử dụng trên công trường để phục vụ cho gia công cấu kiện, chuẩn bị vật liệu cho thi công, bao g m các kho chứa, xưởng chộn bê tông, nhà hành chính tạm ở cho công nhân cán bộ trên công trường II LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN Trong thống kê người ta thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu sự phát triển của các hiện tượng kinh tế xã hội một trong những phương pháp đó... là phương pháp phân tích dãy số thời gian, nó cho phép nghiên cứu sự biến động mặt lượng của hiện tượng 1 Khái niệm Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thứ tự thời gian Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng... động qua thời gian của hiện tượng được nghiên cứu, người ta sử dụng nhiều chi tiêu với các mức độ nghiên cứu khác nhau Dưới đây là một số chỉ tiêu thường dùng trong thống kê 1 Mức độ bình quân theo thời gian Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian Tuỳ theo dãy số thời kì hay dãy số thời điểm người ta có các cách tính khác nhau.Như ta đã biết chỉ tiêu GO... của hiện tượng bằng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian Phân tích xu hướng, tính quy luật của sự biến động hiện tượng qua thời gian bằng các phương pháp biểu diễn xu hướng phát triển cơ bản của hiện tựng Trên cơ sở nhận thức được bản chất và tính quy luật của sự phát triển hiện tượng, tiến hành dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai II CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN Để phản ánh... Khi sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân để phân tích GO cần chú ý là chỉ tính với những hiện tượng phát triển theo một xu hướng nhất định (cùng tăng hoặc cùng giảm) 4.Tốc độ tăng (hoặc giảm) Tốc độ tăng hoặc giảm phản ánh mức độ của GO nghiên cứu giữa hai thời gian đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần (hay bao nhiêu %) Đây là chỉ tiêu nói lên nhịp độ tăng (hoặc giảm) qua thời gian Tương ứng với... thời 28 gian phải nhất trí, khoảng cách thời gian trong dãy số phải bằng nhau nhất là đối với dãy số thời kỳ Trong thực tế có nhiều lý do khác nhau nên các yêu cầu đó thường bị vi phạm Để đảm bảo tính chất có thể so sánh được người ta thường tiến hành chỉnh lý lại tài liệu Trong thống kê có thể sử dụng dãy số thời gian để phân tích trên nhiều g c độ, nội dung khác nhau Phân tích đặc điểm biến động của . trị sản xuất xây lắp. 1 Chương II. Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích và dự báo. Chương III. Vận dụng phân tích giá trị sản xuất xây lắp giai đoạn (1997- 2001) và dự. dựng, được sự giúp đỡ của các bác, các cô, và các anh chị trong vụ tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “ Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất xây lắp giai đoạn 1997- 2001. thu, năng suất lao động bình quân Trong đó chỉ tiêu giá trị sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Vậy giá trị sản xuất là g và phương pháp tính ra sao?. I. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ