Theo Thầy/Cô, chương trình đào tạo Quốc tế đem lại lợi ích ch o: □1 Toàn bộ cán bộ, giảng viên trong trường

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học (Trang 53)

- Theo năm: : trung bình mỗi năm tham gia 1 lần

19 Theo Thầy/Cô, chương trình đào tạo Quốc tế đem lại lợi ích ch o: □1 Toàn bộ cán bộ, giảng viên trong trường

□1 Toàn bộ cán bộ, giảng viên trong trường

□2 Đa phần các cán bộ và giảng viên trong trường (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp)

□3 Chỉ đem lại lợi ích cho một số cá nhân (một số đơn vị) trực tiếp tham gia hay có liên quan

1.1. Một vài nét khái quát về bảng hỏi

Qua kết cấu bảng hỏi như trên cho thấy bảng hỏi được chia làm hai phần: - Phần thứ nhất: Thư giới thiệu về chương trình.

Trong thư giới thiệu, lời lẽ, ngôn từ phải nghiêm túc, kính trọng nhằm thu hút được sự quan tâm của người trả lời. Bên cạnh đó, việc trình bày thông tin trong thư giới thiệu phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu nhưng cũng phải đủ ý để cho người trả lời không mất nhiều thời gian cập nhật thông tin, phục vụ cho việc trả lời câu hỏi của mình.

Mặt khác, qua thư giới thiệu này người nghiên cứu cũng nói lên mục đích của cuộc nghiên cứu và mong muốn có sự cộng tác nhiệt tình từ phía người trả lời (các giảng viên tham gia vào chương trình đào tạo Quốc tế). Đây là yếu tố vô cùng quan trọng và quí giá đối với những người làm chương trình bởi vì qua đó chất lượng của cuộc nghiên cứu sẽ được nâng cao, đồng thời người làm chương trình sẽ có những định hướng phù hợp để việc tham gia chương trình ngày một rộng rãi và qui mô hơn.

Cuối thư giới thiệu là lời cảm ơn của người làm chương trình, điều này làm tăng vai trò cũng như tinh thần trách nhiệm của người được hỏi đối với việc trả lời bảng hỏi.

- Phần thứ hai: Nội dung chính của bảng hỏi

Bảng hỏi gồm 19 câu hỏi, được chia ra làm hai phần chính: phần thứ nhất, nhằm tìm hiểu các thông tin cá nhân của các giảng viên. Do các thông tin cần tìm hiểu này đều dễ trả lời, không có liên quan đến các vấn đề riêng tư, tế nhị, đồng thời lại chủ yếu đề cập đến quá trình học tập và công tác của họ, cùng với những định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai nên có tác dụng

khởi động sự quan tâm, tăng nhiệt tình trả lời cho các câu hỏi ở phần tiếp theo.

Phần thứ hai, nhằm tìm hiểu về các vấn đề có liên quan đến hoạt động tham gia các chương trình đào tạo Quốc tế. Ở phần này, các câu hỏi đi sâu chi tiết vào vấn đề cần nghiên cứu với mức độ tăng dần và về cuối lại giảm dần để làm cho người được phỏng vấn giảm bớt đi sự căng thẳng. Cuối cùng của bảng hỏi là lời cảm ơn lần thứ hai được gửi đến người được hỏi. Điều này càng làm tăng vai trò quan trọng của người được hỏi, cũng đồng thời làm tăng tinh thần trách nhiệm trong việc trả lời.

Do bảng hỏi được thiết kế để phỏng vấn các giảng viên nên nói chung ngôn ngữ được dùng mang tính chất kính trọng và nghiêm túc. Đồng thời, các câu hỏi chủ yếu đều đơn nghĩa và được phát biểu ngắn gọn nhưng chuẩn xác về nội dung để tránh sự hiểu nhầm hoặc hiểu chung chung vấn đề.

Mặt khác, cách thiết kế bảng hỏi cũng nhằm mục đích giúp ích cho người nghiên cứu trong việc nhập và phân tích số liệu. Cột thứ nhất trong bảng hỏi trình bày thứ tự câu hỏi, cột thứ hai trong bảng hỏi là để trình bày nội dung của câu hỏi và cột thứ ba trong bảng hỏi trình bày dạng mã hoá của các câu hỏi để tiện cho việc nhập số liệu.

1.2. Chi tiết về bảng hỏi

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w