Theo địa điểm, các hình thức quan sát cũng được chia ra làm hai loại : quan sát tại hiện trường và quan sát trong phòng thí nghiệm.
Quan sát tại hiện trường là quan sát thực trạng trong cuộc sống. Tuy vậy, nó cũng có thể có mức độ khác nhau về tiêu chuẩn hoá. Đây là hình thức quan sát phổ biến nhất.
Quan sát trong phòng thí nghiệm là quan sát trong đó những điều kiện của môi trường xung quanh và tình huống quan sát được định sẵn nói khác đi tình huống quan sát được hình thành một cách nhân tạo, kể cả việc sử dụng rộng rãi các kỹ thuật bổ trợ như thiết bị điện ảnh, máy ghi âm, máy ảnh…Nhược điểm cơ bản của hình thức này là dù có dùng nhiều cách khác nhau cũng không tránh khỏi thay đổi thái độ, thậm chí có khi là đột ngột của người tham gia.
Hạn chế chung nhất của các loại quan sát đó là : do bản chất các thông tin có được là do quan sát, nên thường chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài, không đi sâu vào phân tích bản chất của hiện tượng nếu như không kết hợp với các phương pháp khác.
4.3. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm là tạo ra một tình huống gần giống với tình huống thực tế để quan sát thu thập thông tin về các ứng xử của người trong cuộc.
Mục đích chủ yếu của phương pháp này là chủ yếu dùng để kiểm tra một nhận định sơ bộ nào đó. Khó khăn của phương pháp này là khả năng tạo ra các tình huống giống hệt các hiện tượng thực tế là rất khó, điều này đòi hỏi các chuyên gia phải có trình độ khá cao.
Phương pháp phân tích tư liệu là phương pháp thu thập thông tin dựa trên các tài liệu đã có và đã phát hành. Với phương pháp này chi phí để tiến hành là tiết kiệm nhất. Các loại tư liệu thông thường được phân thành 3 nhóm sau :
- Phương tiện để đọc : báo chí, sách, kỉ yêú, hội thảo khoa học, số liệu niên giám, báo cáo tổng kết, tư liệu điện tử khác…
- Phương tiện để nghe : băng ghi âm trên đài phát thanh. - Phương tiện để nhìn : phim, ảnh, truyền hình...
Có hai phương pháp dùng để phân tích tư liệu đó là phương pháp định tính
và phương pháp định lượng.
Phương pháp định tính là phân tích, lý giải tài liệu đặc biệt là phân tích theo chiều sâu để tìm ra các nguyên nhân sâu xa, những nội dung tiềm ẩn của các loại tài liệu đó. Nội dung của việc phân tích cụ thể bao gồm : xác định đó là loại tài liệu gì; xuất xứ của tài liệu đó; tác giả của tài liệu đó là ai; độ tin cậy và tính xác thực của tài liệu và sự kiện; các kết luận rút ra từ các sự kiện cũng như các nhận định đánh giá; ngoài ra cũng cần phân tích thêm về mặt tâm lý.
Phương pháp định lượng là phương pháp nhằm phân tích qui mô, độ sâu, rộng của tài liệu cố gắng lượng hoá những khía cạnh có thể lượng hoá được.
Hai phương pháp trên đi theo hai hướng khác nhau nhưng không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau nhằm cùng một mục tiêu là thu thập những thông tin trung thực, tin cậy vì vậy cần phải tiến hành đồng thời.
Phân tích tư liệu tuy là một phương pháp tiết kiệm và tương đối dễ thực hiện nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề sau : thứ nhất, phân tích tư liệu là nguồn thông tin quan trọng trong giai đoạn đầu nhất là khi đối với vấn đề còn chưa rõ ràng, tuy nhiên việc thu thập những thông tin chủ yếu trong các giai đoạn sau sẽ phải thực hiện bằng các phương pháp khác. Thứ hai, tư liệu được viết ra và tập hợp lại là nhằm những mục đích khác nhau do vậy khi sử dụng tư liệu cho mục đích nghiên cứu thì thường không phù hợp và bị động vì vậy cần phải phân tích, lựa chọn, thậm chí điều tra thêm.
4.5. Phương pháp nghiên cứu điền dã
Phương pháp nghiên cứu điền dã là phương pháp thu thập thông tin bằng tri giác trực tiếp và ghi chép lại. Ở phương pháp này yêu cầu người nghiên cứu phải
cả các mặt thuộc lối sống xã hội trong cộng đồng đó. Phương pháp này thường được dùng cho các nghiên cứu định tính để đưa ra các bức tranh chung về môi trường nghiên cứu.