XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA 1 Xác định mục đích của cuộc điều tra

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học (Trang 44)

1. Xác định mục đích của cuộc điều tra

Trong những năm gần đây, xu hướng tham gia làm việc trong các chương trình đào tạo Quốc tế nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực giảng dạy cán bộ giảng viên đang ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi vì tính hiệu quả và hữu ích của nó. Đây chính là hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập, toàn cầu hóa và hợp tác hoá.

Tuy nhiên, do đây là một xu hướng khá mới mẻ nên để xem xét khả năng đáp ứng được những yêu cầu thực tế về chất lượng, đồng thời có thể nâng cao được hiệu quả của việc thực hiện, chúng ta cần xem xét một cách cụ thể và chi tiết một số vấn đề như:

- Lợi ích thực tế mà các chương trình đào tạo Quốc tế mang lại cho các giảng viên tham gia đặc biệt là trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của họ (về trình độ chuyên môn, kĩ năng giảng dạy, kinh nghiệm giảng dạy).

- Lợi ích mà các chương trình đào tạo Quốc tế đem lại cho nhà trường. - Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia vào các chương trình đào tạo

2. Xác định đối tượng điều tra

Để có thể nghiên cứu một cách sâu rộng những vấn đề đã nêu ở trên thì đối tượng của cuộc điều tra được xác định là giảng viên của các trường đại học đã và đang tham gia làm việc trong các chương trình đào tạo Quốc tế.

Tuy nhiên, với giới hạn của đề tài này chỉ đi sâu vào nghiên cứu đối tượng là các giảng viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã và đang tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế.

Đối tượng nghiên cứu của cuộc điều tra được chọn là các giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân đã và đang tham gia các chương trình đào tạo Quốc tế bởi vì trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đầu ngành của cả nước về đào tạo kinh tế và quản trị kinh doanh, với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, trường có bề dày kinh nghiệm nhiều năm hợp tác với các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Chính vì thế, việc lựa chọn điều tra các giảng viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ phù hợp hơn trong điều kiện có những khó khăn như đã nêu trên.

3. Xác định nội dung điều tra

Trong một cuộc điều tra, mục đích của cuộc điều tra được truyền tải qua nội dung điều tra. Do đó, xác định nội dung điều tra là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Nội dung của cuộc điều tra này nhằm cung cấp thông tin cho việc phân tích đề tài nghiên cứu trên các phương diện sau:

- Những lợi ích thực tế mà các giảng viên thu nhận được khi tham gia vào các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế, mức độ cải thiện trong công việc giảng dạy hàng ngày.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia vào chương trình hợp tác Đào tạo Quốc tế của các giảng viên.

4. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin

Mỗi cuộc điều tra đều phải lựa chọn phương pháp thu thập thông tin phù hợp, cũng có khả năng xảy ra là một cuộc điều tra cũng có thể sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin kết hợp với nhau nhằm mục đích thu thập thông tin chính xác đến mức cần thiết. Nhưng với cuộc điều tra này phương pháp thu thập thông tin được sử dụng sẽ là phương pháp Anket (hay còn gọi là phương pháp phỏng vấn viết). Đây sẽ là phương pháp thu thập thông tin duy nhất được sử dụng trong cuộc điều tra này.

Sở dĩ cuộc điều tra này lựa chọn phương pháp Anket để thu thập thông tin là do nó có đủ các điều kiện để có thể tận dụng tối đa ưu điểm và hạn chế nhược điểm của phương pháp này đó là:

Dễ tổ chức: Chỉ cần một bảng hỏi hoặc đơn giản hơn là một phiếu đã lập

sẵn thì có thể hình thành một cuộc điều tra hay phỏng vấn mà không cần có địa điểm và nghi thức gặp gỡ phức tạp, không cần có mặt của điều tra viên. Ưu điểm này giúp ta tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn về thời gian và tiền bạc.

Nhanh chóng: cùng một lúc ta có thể tiến hành điều tra được đồng thời

nhiều người mà không cần phải sử dụng nhiều điều tra viên. Do các giảng viên ít có thời gian rảnh rỗi trong giờ làm việc nên ta có thể gửi phiếu đến cho các giảng viên sau đó hẹn ngày thu lại phiếu.

Tiết kiệm thời gian và chi phí: trong cuộc điều tra này, người nghiên cứu

lập bảng hỏi tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, gửi phiếu cho các giảng viên làm việc trong trường, hai địa điểm này rất gần nhau nên thời gian đi lại và chi phí tiến hành là không đáng kể so với các phương pháp khác.

Về điều kiện áp dụng: phương pháp Anket có một hạn chế là phạm vi áp

dụng hẹp có nghĩa là không sử dụng được trong điều kiện môi trường sống, trình độ dân trí, tinh thần trách nhiệm của đối tượng điều tra thấp. Tuy nhiên đối tượng của cuộc điều tra này là các giảng viên đại học - những người có trình độ học vấn và tinh thần trách nhiệm rất cao, vì vậy hạn chế về phạm vi áp dụng của phương pháp Anket đã được khắc phục.

Về tỉ lệ trả lời: ở phương pháp Anket, tỉ lệ trả lời nhiều khi không được

đảm bảo. Nhưng với cuộc điều tra này, như trên đã nói đối tượng điều tra là các giảng viên đại học – những người có tinh thần trách nhiệm rất cao, hơn nữa mục đích của cuộc điều tra là nhằm tìm kiếm hướng bồi dưỡng và phát triển năng lực giảng viên có hiệu quả nên sẽ được sự ủng hộ nhiệt tình của rất nhiều người. Và vì vậy, nhược điểm tỉ lệ trả lời thấp đã được khắc phục.

Trên đây là những lý do mà qua quá trình nghiên cứu tỉ mỉ về mục đích, đối tượng, nội dung và đặc điểm lực lượng điều tra của cuộc điều tra mới đi đến quyết định lựa chọn phương pháp Anket.

5. Chọn mẫu điều tra

Xác định cỡ mẫu

Do có những khó khăn trong quá trình thực hiện như: giới hạn về mặt thời gian(trong vòng gần 5 tháng phải xây dựng kế hoạch tổng thể và báo cáo tổng hợp về cuộc điều tra); việc tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế vẫn còn là một hình thức khá mới mẻ và chưa thực sự phổ biến nên số lượng giảng

viên tham gia chưa phải là nhiều… Vậy, với đề tài này cỡ mẫu nhỏ nhất được xác định là 30 người bởi vì theo lý thuyết xác suất thống kê thì với cỡ mẫu: n ≥ 30 mới đảm bảo đủ độ lớn để cho các quy luật số lớn phát huy tác dụng.

Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp phi ngẫu nhiên nghĩa là khi chọn dựa vào những thông tin đã biết về tổng thể các giảng viên đã và đang tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế của các trường đại học, qua sự hiểu biết của chúng ta về tổng thể này ta lựa chọn những đơn vị có thể đại diện, phục vụ cho mục đích nghiên cứu đó là các giảng viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã và đang tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w