Phần 2: Hoạt động tham gia các chương trình Đào tạo Quốc tế (câu 8-19)

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học (Trang 59)

- Theo năm: : trung bình mỗi năm tham gia 1 lần

Phần 2: Hoạt động tham gia các chương trình Đào tạo Quốc tế (câu 8-19)

(câu 8-19)

Câu 8

Thầy/Cô tham gia vào các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế với tư cách là:

1 Giảng viên □2 Trợ giảng □3 Cán bộ quản lý

Đây là câu hỏi mở đầu cho toàn bộ phần hai, câu hỏi này vừa là câu hỏi sự kiện vừa là câu hỏi lọc. Nó là câu hỏi sự kiện vì câu hỏi này nhằm nắm tình hình về các giảng viên được hỏi xem họ tham gia chương trình với tư cách là giảng viên, trợ giảng hay cán bộ quản lý. Đối với câu hỏi này, người trả lời không phải suy nghĩ mà có thể trả lời ngay được mình thuộc đối tượng nào trong ba nhóm đối tượng đó. Đồng thời, đây cũng là câu hỏi lọc với mục đích lọc đối tượng nghiên cứu để xem xét sự khác nhau trong cách nhìn nhận và đánh giá về nhiều vấn đề sẽ được đề cập đến như : mức độ thường xuyên tham gia vào chương trình; những yếu tố đánh giá cao và yếu tố được đánh giá cao nhất khi tham gia chương trình; mức độ cải thiện/tiến bộ trong công việc giảng dạy hàng ngày…

Sự phân chia như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc lọc phiếu điều tra ngay từ đầu, giúp cho việc xử lý dữ liệu một cách dễ dàng hơn.

Câu 9

Mức độ thường xuyên tham gia vào chương trình

1 Công việc thường xuyên □2 Hàng tháng

□3 Theo học kỳ □4 Theo năm

□5 Thỉnh thoảng không xác định Chú thích:

- Công việc thường xuyên: công việc chính. - Hàng tháng: trung bình khoảng mỗi tháng 1 lần. - Theo học kỳ: trung bình mỗi học kỳ tham gia 1 lần. - Theo năm: trung bình mỗi năm tham gia 1 lần.

Khi nghiên cứu câu hỏi này, người nghiên cứu sẽ lọc các giảng viên điều tra theo mức độ thường xuyên tham gia chương trình của họ (công việc thường xuyên – hàng tháng – theo học kỳ – theo năm – thỉnh thoảng không xác định), qua việc lọc đối tượng này có thể thấy được mức độ thường xuyên tham gia chương trình đang phổ biến nhất hiện nay, và xem xét liệu việc tham gia chương trình với mức độ thường xuyên khác nhau như vậy có tạo nên khác biệt nào đáng kể trong cách nhìn nhận và đánh giá về chương trình hay không? Ví dụ nếu đối với những người tham gia vào chương trình với tính chất công việc thường xuyên thì cách nhìn nhận và đánh giá của họ về chương trình liệu có khác so với những người tham gia theo năm hay không?

Câu 10

Các chương trình hợp tác ĐTQT tham gia (có thể lựa chọn nhiều phương án)

1 Chương trình đào tạo thạc sỹ □2 Chương trình đào tạo đại học □3 Chương trình đào tạo ngắn hạn

Thực ra, với câu hỏi này thì thông tin thu thập được không thực sự quá quan trọng, nó đóng vai trò như một câu hỏi sự kiện nhằm gợi mở lại các suy nghĩ và nhận định của họ về các chương trình đào tạo Quốc tế mà họ đã và đang tham gia. Đồng thời, qua câu hỏi này, ta có thể có một số nhận định sơ bộ về hoạt động tham gia các chương trình đào tạo Quốc tế của các giảng viên được điều tra. Và xem xét xem liệu có sự khác nhau nào về nhận xét và đánh giá giữa việc tham gia vào nhiều loại chương trình với việc tham gia chỉ một loại chương trình hay không?

Câu 11

Thầy/Cô tham gia trong các chương trình HTĐT QT là do

□1 Sự chủ động của cá nhân là chính □2 Sự phân công của tập thể là chính □3 Cả hai

Với việc sử dụng câu hỏi lọc như trên, người nghiên cứu muốn xem xét việc các giảng viên tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế là do đâu? Do sự chủ động của cá nhân, do sự phân công của tập thể hay là do cả hai yếu tố trên. Từ đây, có thể thấy được xu hướng nào là phổ biến hiện nay, đồng thời có thể thấy được mối quan hệ giữa các dự án hợp tác đào tạo Quốc tế với hoạt động thường xuyên của nhà trường.

Như chúng ta biết, hoạt động của một dự án muốn thành công thì vừa phải đi sâu vào trong các hoạt động thường xuyên của nhà trường, vừa phải có tính độc lập riêng của nó. Vì thế, với câu hỏi trên: nếu việc tham gia chương trình là

do sự chủ động của cá nhân là chính chiếm đa số lựa chọn thì điều này có nghĩa là tính độc lập của các giảng viên này rất cao, họ tự tìm hiểu và chủ động liên hệ để tham gia vào các chương trình này điều này cũng đồng nghĩa với việc hoạt động của các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế chưa thực sự đi sâu vào trong các hoạt động thường xuyên của nhà trường cũng như hoạt động của tập thể. Còn nếu do sự phân công của tập thể là chính chiếm đa số lựa chọn thì có nghĩa là việc tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế đã thực sự đi sâu vào trong hoạt động thường xuyên của trường và của tập thể, thực sự được các tập thể quan tâm để lựa chọn các cá nhân phù hợp tham gia. Còn nếu lựa chọn

cả hai yếu tố trên chiếm đa số thì ta có thể thấy ở đây có sự kết hợp hài hoà giữa tính độc lập của cá nhân và tinh thần làm việc trong tập thể của các giảng viên, mặt khác, điều này còn có nghĩa là hoạt động của các dự án vừa hoà nhập vào hoạt động chung của trường nhưng cũng vừa mang tính độc lập tương đối.

Câu 12

Những điều Thầy/Cô đánh giá cao khi tham gia vào làm việc trong chương trình Đào tạo Quốc tế (có thể lựa chọn nhiều phương án)

□1 Được làm việc với giáo sư nước ngoài

□2 Được cập nhật/ tiếp cận với tài liệu và chuyên môn mới □3 Học viên có thái độ học tập nghiêm túc

□4 Được làm việc trong điều kiện hiện đại hơn

□5 Được làm công việc mang tính thách thức – thử thách □6 Mở rộng mạng lưới quan hệ

□7 Củng cố trau dồi vốn ngoại ngữ □8 Tăng thu nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

□9 Khác (xin ghi rõ)………

Vậy yếu tố nào được đánh giá cao nhất (lựa chọn một phương án)

□1 Được làm việc với giáo sư nước ngoài

□2 Được cập nhật/ tiếp cận với tài liệu và chuyên môn mới □3 Học viên có thái độ học tập nghiêm túc

□4 Được làm việc trong điều kiện hiện đại hơn

□5 Được làm công việc mang tính thách thức – thử thách □6 Mở rộng mạng lưới quan hệ

□7 Củng cố trau dồi vốn ngoại ngữ □8 Tăng thu nhập

□9 Khác (xin ghi rõ)……….

Câu hỏi này được thiết kế bao gồm hai vế nhỏ. Với vế thứ nhất , người nghiên cứu có muốn xem xét những yếu tố được các giảng viên đánh giá cao khi tham gia vào chương trình Quốc tế hay nói cách khác đây chính là những lợi thế có được khi tham gia vào chương trình. Ai cũng có thể biết được là việc tham gia vào làm việc trong các chương trình đào tạo Quốc tế sẽ có những ưu thế nhất định hơn so với các chương trình trong nước, tuy nhiên thông qua câu hỏi này người làm chương trình sẽ biết được những yếu tố nào được được đánh giá cao hơn cả. Đây sẽ là những động lực chính thu hút và khuyến khích các giảng viên tham gia vào chương trình.

Còn vế thứ hai của câu hỏi nhằm xác định xem yếu tố nào được đánh giá cao nhất khi tham gia, thông qua vế này người làm chương trình sẽ biết được yếu tố nào chiếm đa số lựa chọn là được đánh giá cao nhất hay nói cách khác là yếu tố có tính chất ưu thế nhất của chương trình. Từ đó, người làm chương trình có thể gián tiếp đánh giá được mục đích chính khi tham gia vào chương trình này của các giảng viên. Ví dụ như nếu yếu tố “được làm việc với giáo sư nước ngoài” được lựa chọn đa số thì người nghiên cứu có thể thấy rằng được làm việc với các giáo sư nước ngoài là yếu tố mà các chương trình đào tạo trong nước không thể có được nên đây là mục đích chính khi tham gia chương trình của các giảng viên.

Câu 13

Những yếu tố có tính chất quyết định đến cơ hội tham gia vào chương trình hợp tác đào tạo quốc tế? (Hãy chọn 3 yếu tố quan trọng nhất)

□1 Có trình độ chuyên môn vượt trội □2 Có khả năng ngoại ngữ vượt trội

□3 Có kỹ năng/tác phong làm việc chuyên nghiệp □4 Có tinh thần hợp tác cao

□5 Có học hàm học vị cao

□6 Có quan hệ cá nhân tốt đối với ban điều hành các dự án □7 Có quyền đại diện cho đơn vị của mình

□8 Khác (xin ghi rõ)...……. Câu hỏi này nhằm tìm hiểu xem những yếu tố nào thực sự mang tính chất quyết định đến cơ hội tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế, liệu đó là những yếu tố do có những khả năng hay năng lực vượt trội hay là những yếu tố dựa trên những mối quan hệ cá nhân, quyền đại diện cho đơn vị mình hay là cả hai loại yếu tố trên đều cần thiết? Tuy nhiên, cùng với việc đưa ra các phương án trả lời có thể có, câu hỏi vẫn có phương án mở để thu thập thêm các ý kiến mà mình chưa thể lường trước được.

Nếu những yếu tố do có những khả năng vượt trội chiếm đa số lựa chọn điều này có nghĩa là việc tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế đòi hỏi phải có thực lực chứ không phải chỉ dựa trên các mối quan hệ cá nhân. Ngược lại, nếu các yếu tố về quan hệ cá nhân hay có quyền đại diện cho đơn vị chiếm đa số thì có nghĩa là việc tham gia vào các chương trình này vẫn chưa thực sự có những đòi hỏi khắt khe về năng lực. Còn nếu, cả hai loại yếu tố trên đều được lựa chọn đa số thì có nghĩa là việc tham gia vào các chương trình đào tạo Quốc tế ngoài việc phải thực sự có những năng lực vượt trội thì vẫn cần có sự quen biết dựa trên các mối quan hệ cá nhân hay là có quyền đại diện cho đơn vị.

Câu 14

Lĩnh vực chuyên môn làm việc trong chương trình đào tạo Quốc tế có phù hợp với công việc thường xuyên của Thầy (Cô) không?

□1 Hoàn toàn phù hợp □2 Có liên quan

□3 Lĩnh vực hầu như khác hẳn

Với việc sử dụng câu hỏi lọc này, người nghiên cứu muốn lọc đối tượng nghiên cứu ra thành ba nhóm: lĩnh vực chuyên môn làm việc trong chương trình đào tạo Quốc tế hoàn toàn phù hợp với công việc thường xuyên – lĩnh vực chuyên môn làm việc trong chương trình đào tạo Quốc tế có liên quan tới công việc thường xuyên – lĩnh vực chuyên môn làm việc trong chương trình đào tạo Quốc tế hầu như khác hẳn so với công việc thường xuyên. Thông qua việc lọc ra ba nhóm này, người nghiên cứu muốn xem xét sự khác nhau về các nhận định và đánh giá của họ đối với các vấn đề liên quan đến chương trình.

Ngoài ra, người nghiên cứu còn muốn xem xét đến việc sử dụng những giảng viên đã qua đào tạo trong nhà trường. Trên thực tế, có một số giảng viên không sử dụng lĩnh vực chuyên môn được đào tạo trong công việc giảng dạy thường xuyên của mình, nhưng khi tham gia vào chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế họ lại có thể sử dụng chuyên môn của mình để làm việc. Vì vậy, đây là vấn đề rất cần được xem xét đến.

Câu 15

Với việc tham gia vào các chương trình Hợp tác ĐTQT, các Thầy(Cô) cảm thấy cải thiện/tiến bộ rõ rệt trong:

Không rõ Rất rõ rệt rệt

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học (Trang 59)