Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình chuẩn bị điều tra

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học (Trang 94)

II. HƯỚNG TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 1 Tổng hợp ý kiến trả lời và mô tả

a. Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình chuẩn bị điều tra

- Xác định mục đích của cuộc điều tra

Muốn xác định được mục đích của cuộc điều tra ta cần phải xác định được vấn đề nghiên cứu nghĩa là phải trả lời được hai câu hỏi: đối tượng điều tra là ai? điều tra về vấn đề gì?

Sau khi đã xác định rõ ràng hai yếu tố trên, việc lựa chọn tên đề tài nghiên cứu phải nêu bật được cả hai yếu tố này để người đọc có thể nắm bắt được ngay mục đích nghiên cứu khi đọc tên đề tài.

Đối với cuộc điều tra này, đối tượng điều tra được xác định là “các giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân đã và đang tham gia vào các chương trình hợp tác ĐTQT” và vấn đề điều tra là “đánh giá ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của các giảng viên”.

- Xác định nội dung điều tra

Nội dung của cuộc điều tra nhằm cung cấp thông tin công cho việc phân tích. Vì vậy, nội dung điều tra được thể hiện trực tiếp bằng các câu hỏi trong bảng hỏi. Để có thể thu thập đầy đủ thông tin về các vấn đề quan tâm, thì các câu hỏi trong bảng hỏi vừa phải đa dạng để thu thập được nhiều thông tin không chỉ về vấn đề nghiên cứu mà có thể ngay cả những vấn đề có liên quan nhưng đồng thời cũng vừa phải bám sát vào những vấn đề chính mà ta quan tâm.

Bảng hỏi của cuộc điều tra này không chỉ gồm những câu hỏi nhằm thu thập thông tin trực tiếp về vấn đề nghiên cứu như: lợi ích mà chương trình đào tạo quốc tế mang lại cho các giảng viên tham gia trong việc nâng cao năng lực giảng dạy; các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia vào chương trình của các giảng viên thì còn gồm có các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về các vấn đề như: những lợi ích mà đào tạo quốc tế mang lại cho nhà trường; bộ phận các cán bộ giảng viên có được lợi ích từ các chương trình này đem lại. Thông qua đây, ta có thể biết được liệu có phải đào tạo quốc tế chỉ đem lại lợi ích chỉ cho những người tham gia hay không để có những điều chỉnh phù hợp.

- Xác định phương pháp thu thập thông tin

Cần dựa trên những đặc điểm của tổng thể nghiên cứu, tình huống của cuộc điều tra cũng như những khả năng về tài chính, cán bộ điều tra để xác định phương pháp thu thập thông tin sao cho phù hợp nhất.

Đối với cuộc điều tra này, do đối tượng nghiên cứu đều là các giảng viên đại học vì vậy trình độ học vấn cũng như tinh thần trách nhiệm của họ đều rất cao. Đồng thời có sự hạn chế về thời gian tiến hành và cán bộ điều tra vì vậy phương pháp thu thập thông tin được lựa chọn là phương pháp Anket (phỏng vấn viết) để vừa có thể thu thập được thông tin nhanh chóng mà vẫn không lo lắng về hạn chế của phương pháp này.

- Việc thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi phải được thiết kế sao cho vừa dễ hiểu nhưng cũng vừa tiện cho việc nhập và phân tích số liệu. Vì vậy, bảng hỏi trong cuộc điều tra này được thiết kế gồm 3 cột: cột thứ nhất là thứ tự của các câu hỏi; cột thứ hai là nội dung các câu hỏi và cột thứ ba là cột mã hoá câu hỏi để tiện cho việc nhập dữ liệu.

Các câu hỏi trong bảng hỏi phải sử dung ngôn ngữ sao cho phì hợp với đối tượng điều tra. Trong cuộc điều tra này, đối tượng điều tra là các giảng viên nên ngôn ngữ được dùng phải nghiêm túc, kính trọng.

Các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về ý kiến, quan điểm hay nhận xét của đối tượng điều tra về một vấn đề, mặc dù có thể người nghiên cứu đã gần như biết được các phương án trả lời có thể có nhưng vẫn nên để các câu hỏi đó dưới dạng nửa đóng để đề phòng người trả lời đưa ra những phương án không thể lường trước được.

KẾT LUẬN

Một cuộc điều tra xã hội học nhất thiết phải trải qua ba giai đoạn chính đó là: chuẩn bị điều tra; tiến hành điều tra; xử lý và phân tích thông tin. Muốn thành công trong một cuộc điều tra, người điều tra không những phải trải qua 3 giai đoạn trên, mà còn phải nắm vững được các kiến thức chuyên sâu và có những hiểu biết sâu rộng về các vấn đề trong thực tế.

Cuộc điều tra về ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của các giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân sẽ cung cấp những thông tin quí báu về chương trình như: lợi ích mà chương trình mang lại cho các giảng viên tham gia nói riêng cũng như cho toàn trường nói chung; vị trí các hoạt động của chương trình trong hoạt động thường xuyên của nhà trường; việc sử dụng lĩnh vực chuyên môn của các giảng viên đã qua đào tạo ở trường… Tất cả những thông tin này đều vô cùng quan trọng đối với không chỉ các cấp lãnh đạo của nhà trường mà còn với các Ban quản lý dự án để sao cho có những định hướng phù hợp để phát huy hơn nữa lợi ích do các chương trình mang lại, có như thế thì hoạt động của chương trình này mới ngày càng đi sâu vào hoạt động chung của nhà trường và của tập thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bài giảng điều tra xã hội học

- Điều tra thăm dò dư luận – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 1996 - Business research – Jill Hussey and Roger Hussey

- Tạp chí giáo dục số 78 – 8/2004 - Tạp chí giáo dục số 80 – 9/2004

- Báo cáo nhân lực trường đại học Kinh tế Quốc dân – 5/2002

Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w