Bảng hỏi – kỹ thuật xây dựng và các vấn đề có liên quan

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học (Trang 34)

5.1. Những nguyên tắc cụ thể của việc xây dựng bảng hỏi

Bảng hỏi không phải đơn thuần là tổng số các câu hỏi riêng rẽ mà cần mang nhiều ý nghĩa hơn nữa. Nguyên tắc sắp xếp các câu hỏi là nguyên tắc tâm lý chứ không phải căn cứ theo lôgic nội dung; đồng thời ý nghĩa của mỗi câu hỏi thường được đánh giá cùng với vị trí của nó trong bảng hỏi. Qua thực tế việc xây dựng bảng hỏi cần theo những nguyên tắc sau :

Thứ nhất, bảng hỏi phải gợi ý và duy trì sự quan tâm nhiệt tình trả lời của người được hỏi. Cụ thể phải lưu ý một số vấn đề sau :

- Phần đặt vấn đề phải nêu rõ mục đích, ý nghĩa và lợi ích xã hội của việc phỏng vấn. Phần này cần xúc tích, ngắn gọn và thích hợp với người được phỏng vấn.

- Đặt câu hỏi đầu tiên là vấn đề quan trọng có tác dụng khởi động sự quan tâm của người được hỏi, nếu câu hỏi đầu tiên không hấp dẫn đụng đến những vấn đề khó trả lời sẽ làm giảm nhiệt tình trả lời.

- Các câu hỏi về các vấn đề riêng tư, tế nhị nên xếp vào gần cuối. - Các câu hỏi đơn điệu nên xé nhỏ và xen kẽ với các câu hỏi khác.

Thứ hai, cần tôn trọng và thúc đẩy lòng tự tin của người được hỏi. Muốn vậy cần chú ý những vấn đề sau :

- Bảng câu hỏi nên đi từ đơn giản đến phức tạp, điều này làm tăng lòng tự tin của người được hỏi.

- Nếu người được hỏi phải liên tiếp trả lời “có” hoặc “không” một loạt câu hỏi thì sẽ gây nên sự nhàm chán vì vậy nên kèm theo câu hỏi nguyên nhân để giảm bớt những câu hỏi không cần thiết.

Thứ ba, trong các cuộc phỏng vấn dài thì các câu hỏi càn bố trí theo độ tập trung tư tưởng tăng dần nhưng càng về cuối lại giảm dần và cuối cùng là một câu hỏi mở để người được hỏi được trả lời theo ý họ.

chung để gắn các câu hỏi lại với nhau. Đặc biệt, các câu hỏi về nhận thức, ý kiến, quan điểm thì cần được sắp xếp hợp lý.

Thứ năm, về mặt thời gian, đối với các cuộc phỏng vấn dài cũng phải theo sức chịu đựng của tâm lý, việc trả lời hết bảng hỏi cũng không nên quá một giờ.

Thứ sáu, hình thức của bảng hỏi có ảnh hưởng đến nhiệt tình tham gia vì vậy cần phải đáp ứng các yêu cầu thẩm mỹ trong yêu cầu cho phép.

Thứ bảy, bảng hỏi nhất định phải có phần mở đầu và phần kết thúc. Tuỳ theo cách bố trí lời mở dầu hay kết thúc nhưng về đại thể phải bao gồm các nội dung sau đây : tự giới thiệu cá nhân hoặc cơ quan tiến hành phỏng vấn; lời kêu gọi, khích lệ tham gia đề tài; hứa đản bảo giữ bí mật; giới thiệu cách trả lời bảng hỏi; cám ơn. 5.2. Bố cục chung của một bảng hỏi

Thông thường một bảng hỏi thường có bố cục như sau :

- Thư giải thích : mục đích chủ yếu của thư giải thích là để cho người trả lời biết được mục đích của bảng hỏi và đề nghị họ tham gia.

- Hướng dẫn trả lời : phần này phải có hướng dẫn chi tiết về các vấn đề như người trả lời phải đưa ra câu trả lời của mình như thê nào và ở đâu; phải có các chỉ dẫn thật rõ ràng cho các câu hỏi lọc.

- Hướng dẫn gửi trả bảng hỏi

- Các câu hỏi nội dung

- Lời cảm ơn : cần ngắn gọn, nhã nhặn để cám ơn người trả lời đã bỏ thời gian và công sức ra để hoàn thành bảng hỏi và có thể hẹn hợp tác trong những lần sau.

5.3. Kỹ thuật câu hỏi trong bảng hỏi

Trong quá trình lập bảng hỏi, việc sắp xếp trình tự câu hỏi sao cho hợp lý là một vấn đề kỹ thuật rất quan trọng. Kết cấu chung của các câu hỏi trong bảng hỏi thông thường theo trình tự sau:

- Câu hỏi tiếp xúc để tạo hứng thú trả lời cho người được hỏi

- Câu hỏi nội dung nhằm thu thập thông tin cần thiết về những vấn đề cần nghiên cứu.

- Những câu hỏi xen kẽ, kiểm tra hay câu hỏi tâm lý để làm giảm bớt sự căng thẳng.

Các câu hỏi nội dung là các câu hỏi chính trong bảng hỏi nhằm thu thập thông tin cần thiết về vấn đề nghiên cứu vì vậy trình tự của các câu hỏi này được sắp xếp có hợp lý hay không ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thông tin thu được. Theo Galup các câu hỏi nội dung có thể được triển khai theo lược đồ sau:

- Câu hỏi thứ nhất thường là câu hỏi lọc nhằm tìm hiểu xem người được hỏi có am hiểu gì về vấn đề nói chung hay không.

- Câu hỏi thứ hai thường là câu hỏi sự kiện, tri thức của vấn đề để thu nhận những nội dung cụ thể thường dùng câu hỏi đóng hay nửa đóng.

- Câu hỏi thứ ba câu hỏi về thái độ để xen người được hỏi nói chung có thái độ như thế nào đối với vấn đề nghiên cứu và thường là câu hỏi nửa đóng hay câu hỏi mở.

- Câu hỏi thứ tư thường là câu hỏi động cơ để tìm hiểu nguyên nhân của thái độ nói trên và thường dùng câu hỏi nửa đóng.

- Câu hỏi thứ năm thường là câu hỏi cường độ nhằm tìm hiểu sức mạnh, cường độ của quan điểm nói trên và thường dùng câu hỏi đóng.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w