Theo tính chất tham gia, quan sát được chia ra thành 2 loại : quan sát có tham dự và quan sát không tham dự
Quan sát có tham dự là hình thức quan sát trong đó người quan sát trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động của đối tượng quan sát. Mức độ tham gia thể hiện ở các hình thức sau :
- Quan sát kín (cũng gọi là quan sát từ bên trong, quan sát thụđộng): nghĩa là người quan sát tuy tham dự nhưng không để cho người bị quan sát biết sự có mặt của mình. Phương pháp này có ưu điểm là để cho các đối tượng bị quan sát hoàn toàn tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của người quan sát do đó các vấn đề được bộc lộ một cách khá trung thực - Quan sát trung lập : là hình thức quan sát mà người quan sát tuy công
khai quan sát nhưng đóng vai trò là người ngoài cuộc
- Quan sát tham dự thông thường : là hình thức quan sát mà người quan sát đóng vai trò như một người trong cuộc, một người bình thường tham gia tất cả các hoạt động của tập thể đó.
- Quan sát tham dự tích cực : là hình thức quan sát mà người quan sát đóng vai trò hoạt động tích cực trong tập thể, tham gia tranh luận và thúc đẩy câu chuyện.
Sử dụng phương pháp này có ưu điểm là có thể thu thập thông tin một cách toàn diện, tránh được những ấn tượng tức thời, ngẫu nhiên. Nhưng do việc tham gia tích cực hay quá lâu của người quan sát có thể mang lại những kết quả không tốt vì trong khi công khai bày tỏ ý kiến của mình có thể làm mất tính khách quan của những thông tin thu được, hơn nữa, việc quá quen với những thái độ, hành động của các thành viên trong tập thể có thể dẫn đến chủ quan, bỏ qua diễn biến mới trong phản ứng của họ.
Để hạn chế ở mức thấp nhất những nhược điểm trên, người quan sát cần cố gắng theo hướng sau : chỉ nên đóng vai trò là một thành viên bình thường trong tập thể; không xuất đầu lộ diện, không tỏ ra chú ý nhiều đến những sự kiện đã và đang xảy ra; nghe và quan sát nhiều hơn, đặt câu hỏi ít hơn; những lời phát biểu cần mang tính chất trung lập và không có tính
Quan sát không tham dự là hình thức quan sát mà người quan sát hoàn toàn đứng ngoài, không can thiệp vào quá trình xảy ra và không đặt câu hỏi nào. Hình thức quan sát này được sử dụng để miêu tả bầu không khí chính trị, xã hội trong đó xảy ra sự biến mà người nghiên cứu quan tâm.
Phương pháp này có ưu diểm là có thể khắc phục được nhược điểm của các phương pháp quan sát có tham dự do người quan sát gây nên. Tuy nhiên, do người quan sát không tham dự nên không thể thấy hết nội tình của vấn đề do vậy những điều giải thích, đánh giá hiện tượng không phải lúc nào cũng đúng.