Phần 1: Thông tin cá nhân (câu 1 7)

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học (Trang 56)

- Theo năm: : trung bình mỗi năm tham gia 1 lần

Phần 1: Thông tin cá nhân (câu 1 7)

Câu 1 Tuổi Câu 2 Giới tính: 1 Nam □ Nữ

Câu 3

Thâm niên giảng dạy/công tác:………..

Câu 4 Chức vụ: ………. Chức danh: 1 Giảng viên □2 Giảng viên chính □3 Phó giáo sư □4 Giáo sư Câu 5

Các khoá đào tạo chuyên môn đã tham gia học tập

Trình độ Thạc sỹ (nêu rõ tên chương trình ...) Năm tốt nghiệp: ... Nước đào tạo: ... Thời gian đào tạo: ...

Học tại □1 Việt Nam □2 Nước ngoài □3 Việt Nam & nước ngoài

Trình độ Tiến sỹ (nêu rõ tên chương trình ...) Năm tốt nghiệp: ... Nước đào tạo: ... Thời gian đào tạo: ...

Học tại □1 Việt Nam □2 Nước ngoài □3 Việt Nam & nước ngoài

Số khoá đào tạo ngắn hạn của nước ngoài đã từng tham gia học tập:

□1 Chưa từng tham gia bất kỳ khoá nào □2 1 – 2 khoá

□3 3 – 5 khoá □4 > 5 khoá

Các câu hỏi từ 1 đến 5 là các câu hỏi sự kiện nhằm thu thập các thông tin về cá nhân các giảng viên được điều tra (tuổi tác; giới tính; thâm niên giảng dạy;

chức vụ, chức danh; các khoá đào tạo chuyên môn đã tham gia học tập, số khoá đào tạo ngắn hạn của nước ngoài đã tham gia học tập). Đối với các câu hỏi này, người trả lời không phải suy nghĩ nhiều khi đưa ra câu trả lời. Đây là các câu hỏi mà thông tin thu được không đặc biệt quan trọng nhưng cũng là một phần không thể thiếu đối với cuộc điều tra này.

Câu 6

Kinh nghiệm công tác khác ngoài trường (có thể lựa chọn nhiều phương án)

□1 Không tham gia bất kỳ hoạt động nào

2 Tham gia các hoạt động quản lý □3 Tham gia các hoạt động giảng dạy

□4 Tham gia các hoạt động nghiên cứu, tư vấn

□5 Các hoạt động khác (xin ghi rõ)... Câu hỏi này là câu hỏi nửa đóng nhằm mục đích thu thập thông tin về việc tham gia các hoạt động bên ngoài trường của các giảng viên. Qua đây, ta có thể xác định được tỉ lệ các giảng viên có tham gia vào các hoạt động bên ngoài trường là bao nhiêu? Đồng thời xác định xem vậy thì việc tham gia hoạt động nào là phổ biến nhất từ đó có thể thấy được xu hướng công việc tham gia thêm chủ yếu ngoài hoạt động giảng dạy trong trường. Vì câu hỏi này được thiết kế là câu hỏi nửa đóng nên ngoài những hoạt động đã được liệt kê trong bảng hỏi, người trả lời có thể đưa ra phương án khác phù hợp với câu trả lời của mình.

Câu 7

Định hướng phát triển nghề nghiệp

□1 Đã đạt tầm quốc tế và sẽ tăng cường các hoạt động ở tầm quốc tế □2 Hướng tới đạt được các chuẩn mực quốc tế

□3 Đạt/phấn đấu đạt các chuẩn mực/danh hiệu của Việt Nam

□4 Khác (xin ghi rõ) ………

Câu hỏi này được thiết kế là câu hỏi nửa đóng nhằm thu thập thêm những thông tin mà người nghiên cứu chưa thể lường hết được. Mục đích của câu hỏi này nhằm tìm hiểu về định hướng phát triển nghề nghiệp mà các giảng viên muốn hướng tới, xem xét xem định hướng phát triển nghề nghiệp nào chiếm đa số lựa chọn. Thông qua đây, ta có thể gián tiếp thấy được chất lượng của bộ phận giảng viên tham gia trong chương trình, đồng thời cũng thấy được một trong những mục đích và mong muốn của họ khi tham gia vào chương trình.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w