Đây là loại phỏng vấn trên thực tế chỉ áp dụng đối với phỏng vấn cá nhân, người phỏng vấn và người được phỏng vấn không gặp mặt trực tiếp mà thông qua điện thoại.
Ngày nay, khi điện thoại đã trở nên phổ biến và quen thuộc trên toàn thế giới thì phương pháp phỏng vấn này được áp dụng ngày càng nhiều hơn. Thông thường, phương pháp này được sử dụng trong các cuộc điều tra có nội dung tế nhị, bởi vì nếu sử dụng các hình thức điều tra khác thì rất khó khăn trong việc thu thập thông tin và nếu có thu thập được thì thông tin không chính xác, kết quả thu được không như mong đợi.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian hơn vì với phương pháp này không phải bỏ ra những chi phí đi lại, chi phí gặp gỡ và thời gian không cấn nhiều để tiến hành phỏng vấn.
- Mặt khác, phương pháp này còn có khả năng đảm bảo tính khách quan hơn vì có rất nhiều vấn đề, đặc biệt là những vấn đề về tâm tư, tình cảm thì việc trao đổi qua điện thoại thì thuận tiện hơn rất nhiều so với gặp mặt trực tiếp.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng không tránh khỏi những hạn chế như : - Mất nhiều công sức để chọn số điện thoại (vì điều tra qua điện thoại phải
thông qua danh bạ điện thoại), mà trong số những số điện thoại chọn ngẫu nhiên chỉ có một số là thành công trong việc phỏng vấn vì nhiều lý do khác nhau.
- Phỏng vấn qua điện thoại có thể làm giảm hứng thú đối với người phỏng vấn và người trả lời vì nhiều khi người phỏng vấn đưa ra câu hỏi dài quá gây mất tập trung cho người trả lời, và ngược lại, khi người được phỏng vấn trả lời dài dòng quá sẽ gây ra sự nhàm chán cho người phỏng vấn. - Vì phỏng vấn qua điện thoại không có sự gặp mặt trực tiếp của người
phỏng vấn và người được phỏng vấn nên việc đưa ra các gợi ý hay hỗ trợ thêm bằng quan sát là không thực hiện được.
4.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được hiểu là phương pháp thu thập thông tin bằng tri giác trực tiếp trong điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên và ghi chép lại. Tuy nhiên, quan sát ở đây không chỉ đơn thuần là quan sát bằng cơ quan cảm giác bình thường mà là bằng óc quan sát thông thường được dùng trong điều tra chuyên khảo. Trong phương pháp này người quan sát phải sử dụng tất cả các giác quan của mình, sử dụng sự nhạy cảm của mình để thu nhận được thông tin về sự vật, hiện tượng xảy ra trong thực tiễn.
Phương pháp quan sát thông thường được sử dụng với hai mục đích : Thứ nhất, được dùng trong việc nghiên cứu hay dự định thăm dò vấn đề khi chưa có khái niệm rõ ràng về nó, mặt khác lại không có yêu cầu về tính đại diện. Thứ hai, được dùng trong việc nghiên cứu, miêu tả với qui mô lớn.
Tuy nhiên, phương pháp này có hai hạn chế cơ bản là : đòi hỏi tốn nhiều công sức và chi phí; trong khi đó, nhiều nội dung trong nghiên cứu không thể thực hiện được bằng phương pháp quan sát.
Tuỳ theo các giác độ khác nhau mà quan sát có thể được phân thành nhiều loại. (xem sơ đồ trang 30)
SƠ ĐỒ 3 : CÁC LOẠI QUAN SÁT
Các loại quan sát
Theo tính chất
tham gia Theo thời gian Theo hình thứchoá Theo địa điểm
Quan sát có tham dự Quan sát không tham dự Quan sát ngẫu nhiên Quan sát có hệ thống Quan sát tiêu chuẩn hoá Quan sát không tiêu chuẩn hoá Quan sát trong phòng thí nghiệm Quan sát tại hiện trường Quan sát kín Quan sát tập
trung Quan sát tham dự thông thường
Quan sát tham dự tích cực