Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

87 245 0
Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn : Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Chuyên đề thực tậpLỜI MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tàiĐất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) với mục tiêu “chuyển nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên công nghiệp. Hệ quả tất yếu của quá trình đóquá trình đô thị hóa được hình thành và phát triển, tạo ra sự thay đổi không chỉ về mặt kinh tế xã hội mà còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó đặc biệt là vấn đề việc làm cho người lao động.Quận Cầu Giấy cũng nằm trong xu thế chung của cả nước, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và lần thứ IX, trong hơn 10 năm qua (1998-2008) nhà nước đã thu hồi hàng trăm ha đất nông nghiệp để xây dựng các công trình đô thị, như: đường giao thông, các trường học, bệnh viện, khu chung cư, đặc biệt là các công trình phục vụ cho Đại hội Thể dục thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 được tổ chức tại Việt Nam.Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân quận Cầu Giấy đạt được trong 10 năm qua trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóahội đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng 3 năm 2002 và Huân chương lao động hạng nhì năm 2006, khẳng định sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân Quận. Tuy nhiên những vấn đề hậu giải phóng mặt bằng, trong đó vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp vẫn đang là vấn đề bức thiết cần được quan tâm giải quyết. Công tác tạo việc làm gặp không ít khó khăn do trình độ của người lao động thuộc diện mất đất thường thấp, khả năng nhanh chóng chuyển đổi nghề nghiệp thấp, trong khi yêu cầu của doanh nghiệp đòi hỏi cao để có khả năng thích ứng ngay với yêu cầu công việc. Vấn đề tạo việc làm cho những đối tượng này để họ ổn định và nâng cao đời sống không thể một sớm một chiều là có thể giải quyết, đòi hỏi chính quyền địa Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Mai Lớp: Kinh tế lao động1 Chuyên đề thực tậpphương cùng với các cơ quan chức năng phải có chính sách phù hợp, phương thức thực hiện hiệu quả.Từ thực tế đời sống, việc làm của người lao động nông nghiệp tại quận, tôi chọn đề tài “Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa quận Cầu Giấy”. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là:- Đánh giá thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất tren địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 1998-2008. - Đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong giai đoạn tới trên địa bàn quận Cầu Giấy.Đối tượng nghiên cứu: Việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệpPhạm vi nghiên cứu: Giới hạn trên địa bàn quận Cầu Giấy, thời gian nghiên cứu là từ năm 1998 đến nay.Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ các nguồn có sẵn, tài liệu sơ cấp thông qua điều tra xã hội học đối tượng lao động trong hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, phương pháp phỏng vấn.- Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu, thống kê-so sánh.Bố cục đề tài bao gồm 3 chương:Chương I: Sự cấn thiết tạo việc làm cho lao động thuộc diện giải tỏa đất nông nghiệp trong quá trình thị hóa.Chương II: Phân tích thực trạng việc làm và tạo việc việc làm cho người lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa quận Cầu Giấy giai đoạn 1998-2008.Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa quận Cầu Giấy trong thời gian tới.Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Mai Lớp: Kinh tế lao động2 Chuyên đề thực tậpChương I: SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA1.1 Một số khái niệm cơ bản1.1.1 Đô thị hóa1.1.1.1 Khái niệm Đô thị hóaTrước khi đi vào khái niệm đô thị hóa ta tìm hiểu sơ qua thế nào là đô thị.Do trình độ phát triển khác nhau mà hiện nay trên thế giới mỗi nước khác nhau có những tiêu thức khác nhau về đô thị, có những tiêu chuẩn định lượng và định tính khác nhau để phân biệt thành thịnông thôn. Nhìn chung có thể tóm tắt và nêu năm tiêu thức tương đối thống nhất là:• Đô thị thường là trung tâm của một vùng và lãnh thổ được hình thành do điều kiện địa lý, bối cảnh kinh tế, chính trị mang tính chất lịch sử.• Quy mô dân số phải đảm bảo mức tối thiểu cần thiết, mức này có thể khác nhau giữa các nước.• Đô thị phải có bộ máy hành chính được phân quyền quản lý theo chức năng quản lý nhà nước.• Đô thị phải là nơi có cơ sở hạ tầng như giao thông, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ xã hội như bệnh viện, trường học… tương đối thuận tiện.• Đô thị phải là nơi có hoạt động phi nông nghiệp chiếm ưu thế, mà thước đo để đánh giá là tỷ lệ lao động phi nông nghiệp so với tổng số lao động của nội thị.Ở Việt Nam, ngày 5/5/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 132/HĐBT và nghị định số 72/2001/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 5/10/2001 quy định về phân loại đô thị và phân cấp đô thị. Theo đó, điểm dân cư gọi là đô thị phải có các chỉ tiêu cơ bản sau:Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Mai Lớp: Kinh tế lao động3 Chuyên đề thực tập• Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.• Quy mô dân số (nội thị) tối thiểu là 4000-6000 người, con số này có thể thấp hơn các vùng núi.• Mật độ dân cư (nội thị) cao hơn vùng nông thôn và được xác định theo từng loại đô thị, tối thiểu có mật độ là 2000 người/km2.• Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước, và các công trình công cộng phục vụ khu dân cư đô thị từng phần hoặc đồng bộ.• Có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 60% trở lên trong tổng số lao động của nội thị.Đô thị hóaTheo giáo trình Dân số và phát triển: “Đô thị hóaquá trình hình thành và phát triển các thành phố không chỉ về bề rộng mà cả về bề sâu”.Theo từ điển Tiếng Việt: “Đô thị hóaquá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thịlàm nâng cao vai trò của đô thị đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội”.Theo Bách khoa toàn thư thì “Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa, còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.”Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu Đô thị hóaquá trình hình thành và phát triển các thành phố mà đó không chỉ là sự gia tăng số lượng và quy mô các thành phố về diện tích cũng như dân số, mà còn là sự phát triển về cả chất lượng đô thị được đánh giá bởi vai trò kinh tế, chính trị và văn hóa của các thành phố cũng như môi trường sống đô thị, phong cách và lối sống đô thị…1.1.1.2 Đặc trưng của đô thị hóaSinh viên thực hiện: Phạm Lê Mai Lớp: Kinh tế lao động4 Chuyên đề thực tậpĐô thị hóa bao gồm nhiều đặc trưng nhưng ta có thể thấy 5 đặc trưng chủ yếu, đó là:Thứ nhất, đô thị hóa làm số lượng thành phố kể cả những thành phố lớn có xu hướng tăng nhanh. Khi đó, nếu hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lý, liên quan chặt chẽ với nhau do sự phân công lao động đã tạo nên các vùng đô thị. Vùng đô thị thường là vùng bao gồm một vài thành phố lớn, xung quanh là các thành phố vệ tinh.Thứ hai, quy mô dân số tập trung trong mỗi ngày càng lớn.Thứ ba, di dân từ nông thôn ra thành phố với cường độ ngày càng cao làm dân số thành thị tăng nhanh, thay đổi tương quan dân số thành thịnông thôn.Thứ tư, đặc điểm đô thị hóa các nước có trình độ phát triển khác nhau là không giống nhau. Đô thị hóa theo “chiều rộng”, thường thấy những nước đang phát triển, tức là số lượng dân cư đô thị tăng lên và đang gây ra nhiều khó khăn cho đô thị như vấn đề thất nghiệp, đói nghèo, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội. Đối với các nước phát triển, đô thị hóa chủ yếu diễn ra theo “chiều sâu”, đóviệc ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư các đô thị.1.1.1.3 Tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế-xã hộiĐô thị hóa một mặt góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, mặt khác nếu đô thị hóa quá nhanh lại tạo ra những nhân tố cản trở, bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Những tác động tích cực của đô thị hóa:• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại:Đô thị hóaquá trình tập trung dân cư ngày càng đông tại các khu đô thị, đòi hỏi phải có sự mở rộng quy mô đô thị. Điều này làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Vì thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp là điều tất yếu.Bên cạnh đó, cùng với quá trình đô thị hóa, các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp tập trung với quy mô lớn dẫn đến sự phát triển ngày càng cao của Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Mai Lớp: Kinh tế lao động5 Chuyên đề thực tậpkhu vực công nghiệp. Các khu công nghiệp, các nhà máy cần có một kết cấu hạ tần dịch vụ, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, phân phối, tài chính, bảo hiểm … rất rộng lớn. Các dịch vụ này cần phát triển rộng rãi để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các khu công nghiệp. Thêm vào đó, một số dịch vụ mà trước đây được thực hiện bởi chính nội bộ các doanh nghiệp như lau rửa, xử lý thông tin, quảng cáo… thì nay được đưa ra ký kết thực hiện với các doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ. Tất cả những yêu cầu thay đổi trên đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ.Đối với một số ngành của nông thôn còn tồn tại trong các đô thị , tính chất đô thị hóa đã tạo nên sắc thái đặc trưng mới, đặt ra những yêu cầu mới cho sự phát triển của chúng. Các sản phẩm nông nghiệp phải đảm bảo yêu cầu sạch và có chất lượng cao, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.• Nâng cao thu nhập và gia tăng GDP:Các vùng đô thị được coi là điểm trung tâm, là động lực cho sự chuyển biến kinh tế và khuyêch tán ra các vùng phụ cận theo quy mô và trật tự nhất định. Các vùng đô thị vừa đảm nhận chức năng hợp tác và hội nhập quốc tế, vừa đảm nhận vai trò tiếp nhận thông tin, vốn đầu tư, các thành tựu khoa học và công nghệ cả trong và ngoài nước. Những cơ hội kinh tế các khu vực đô thị đã thu hút ngày càng nhiều người sản xuất cũng như dân cư di dân từ nông thôn ra thành thị. Sự gia tăng dân số đô thị làm tăng nhu cầu tiêu dùng, từ đó mở rộng các ngành sản xuất hiện có, phát triển các ngành nghề mới, tăng nhu cầu sản phẩm dịch vụ… làm tăng quy mô của nền kinh tế. Với quy mô sản xuất, diện tích, dân số lớn và không ngừng gia tăng. Sự tập trung lớn các năng lực sản xuất, các đô thị có khả năng cung cấp một khối lượng đáng kể các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu không chỉ của các đô thị mà của cả trong nước và xuất khẩu. Có thể nói, các khu vực đô thịđộng lực thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, và có đóng góp quan trọng vào việc tăng giá trị xuất khẩu của cả nước.• Nâng cao năng suất lao động, trình độ lao động:Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Mai Lớp: Kinh tế lao động6 Chuyên đề thực tậpCác đô thị là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, là nơi tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật. Cùng với quá trình đô thị hóa, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc thiết bị được hiện đại hóa, trình độ quản lý tổ chức sản xuất được nâng cao, điều kiện làm việc được cải thiện… tại các khu công nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển sản xuất đòi hỏi lao động phải có trình độ cao.Các đô thị thường là nơi tập trung số lượng lớn các cơ sở đào tạo và khoa học, giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, các đô thị cũng là nơi có ưu thế thu hút ngày càng nhiều nhân lực có chất lượng cao. Trình độ của người lao động kết hợp với với những ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, các trang thiết bị hiện đại sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động không chỉ cho khu vực đô thịcho toàn bộ nền kinh tế.Tại các đô thị đã dần dần hình thành đội ngũ lao động và cán bộ quản lý có trình độ và tác phong lao động công nghiệp hiện đại. Tay nghề của người lao động cùng với các kinh nghiệm quản trị kinh doanh … được tiếp tục lan tỏa sang các địa phương khác trên phạm vi cả nước thông qua việc phát triển các chi nhánh, các cơ sở sản xuất kinh doanh đặt tại các địa phương đó, gốp phần từng bước nâng cao chất lượng lao động, hiệu quả quản lý kinh doanh, từ đó nâng cao năng suất của các vùng kém phát triển nói riêng, và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Những tác động tiêu cựccủa đô thị hóa:Bên cạnh những tác động tích cực mà đô thị hóa mang lại thì các đô thị cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến cân bằng sinh thái. Tài nguyên đất bị khai thác triệt để cho xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, bên cạnh đóô nhiễm các chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, giảm diện tích cây xanh và mặt nước gây ra ngập úng; bùng nổ giao thông cơ giới, tắc nghẽn giao thông tại các khu đô thị đang là vấn đề bức xúc hiện nay.Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Mai Lớp: Kinh tế lao động7 Chuyên đề thực tậpĐô thị là những vùng kinh tế - xã hội phát triển, các cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng phục vụ cho nhu cầu vật chất và tinh thần của con người khá đầy đủ, hiện đại và đa dạng. Vì vậy, có thể nói đô thị là nơi có điều kiện sống và làm việc thuận lợi hơn khu vực nông thôn. Mật khác, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các điều kiện này (nơi vui chơi giải trí, học tập… ) ngày càng phát triển, làm cho trình độ văn hóa, mức sống của con người tại các thành phố ngày càng tăng, từ đó tạo khoảng cách ngày càng lớn giữa thành thịnông thôn.Mức sống, thu nhập tại các thành phố lớn, các khu đô thị cao hơn các vùng nông thôn đã tạo ra lực hút di dân từ nông thôn ra thành thị với hy vọng tìm được công việcthu nhập cao hoặc nâng cao mức sống. Tốc độ tăng dân số và lao động đô thị, đặc biệt là tăng cơ học do dòng di dân ạt gây ra sự quá tải đối với các đô thị.Việc tập trung quá đông dân cư tại các vùng đô thị kéo theo những yêu cầu mở rộng các cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhu cầu phát triển của con người như: nhà ở, trường hoc, thức ăn, việc làm, các dịch vụ xã hội, giao thông vận tải… trong khi đó, sự phát triển của các đô thị không thể đáp ứng hết những nhu cầu này của con người. Từ đó nảy sinh một loạt những vấn đề bất ổn xã hội như: vấn đề nghèo đói, thất nghiệp, khan hiếm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, bênh dịch và tệ nạn xã hội… gia tăng.Vấn đề về quản lý hành chính: Đô thị hóa theo chiều rộng dẫn đến sự biến động liên tục về ranh giới các đơn vị hành chính, gây khó khăn đối với bộ máy quảnđô thị vẫn còn nhỏ yếu.1.1.1.4 Tác động của đô thị hóa đến lao động, việc làm Tác động tích cực:- Chuyển dịch cơ cấu lao động:Đô thị hóaquá trình tạo ra cuộc cách mạng về phân công lao động xã hội, phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo thêm nhiều ngành nghề mới. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu lao độngviệc làm từ các hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ.Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Mai Lớp: Kinh tế lao động8 Chuyên đề thực tập- Sự phát triển của các đô thị đã tạo ra một số lượng lớn việc làm cho lao động tại các đô thị, đồng thời cũng giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông nhàn các vùng nông thôn. Ngoài số lao động làm việc chính thức tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, còn phải kể đến một lực lượng lớn lao động làm việc trong các khu vực phi chính thức, các ngành xây dựng cơ bản, dịch vụ phục vụ cho sự phát triển các đô thị này.- Quá trình đô thị hóa đi cùng với CNH – HĐH làm cho năng suất lao động cao hơn, tăng thu nhập, đồng thời cũng đòi hỏi sự lựa chọn lao động kỹ hơn, yêu cầu lực lượng lao độngtrình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn. Do đó, tự nó sẽ hướng một bộ phận lớn dân số vào các chương trình giáo dục đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Trong tương lai, chất lượng đội ngũ lao động được cải thiện, lao động có chuyên môn, có tri thức tăng và lao động phổ thông có xu hướng giảm đi. Tác động tiêu cực:- Đô thị hóa kéo theo việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các khu công nghiệp, các công trình công cộng tại khu đô thị. Từ đó dẫn tới một số lượng đáng kể lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp lâm vào tình trạng mất việc làm do mất đất sản xuất.- Đô thị thường là trung tâm giáo dục, văn hóa, đồng thời cũng là nơi có cơ sở hạ tầng tốt hơn cả, do vậy các khu công nghiệp, thương mại, ngân hàng, cơ quan lãnh đạo… đều tập trung đô thị. Quá trình đô thị hóa do đó thu hút được nhiều lao động từ các địa phương có trình độtrình độ phát triển thấp hơn, đặc biệt là dòng di dân từ nông thôn ra thành thị với mong muốn tìm được việc làmthu nhập cao và nâng cao mức sống. Việc bùng nổ dân số đô thị làm gia tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, cùng với lượng lao động di dân ra thành thị đã tạo nên sức ép rất lớn về việc làm cho đô thị. Trong khi đó, số lượng việc làm được tạo ra tại các khu đô thị không thể đáp ứng hết nhu cầu của người lao động, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm với tỷ lệ khá cao tại các khu đô thị. Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Mai Lớp: Kinh tế lao động9 Chuyên đề thực tập- Cùng với quá trình đô thị hóa, trong các khu công nghiệp trình độ tổ chức sản xuất ngày càng được nâng cao, ứng dụng phổ biến những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, cải tiến máy móc, trang thiết bị. Quá trình sản xuất công nghiệp cũng đòi hỏi khắt khe đối với người lao động. Do đó, tuy cơ hội việc làm có nhiều, nhưng để có được công việcthu nhập ổn định lâu dài lại rất khó khăn.1.1.2 Việc làm1.1.2.1 Việc làmTổ chức Lao động Quốc tế đưa ra khái niệm Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật.Còn theo điều 13, chương II của Bộ luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam thì: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”1.Như vậy, một hoạt động được coi là việc làm khi nó thỏa mãn hai điều kiện, đó là: Thứ nhất, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao độngcho các thành viên trong gia đình; Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật cấm. Hai điều kiện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là điều kiện cần và đủ để một hoạt động được thừa nhận là việc làm. Mọi hoạt động nào đó nếu chỉ thỏa mãn một điều kiện trên đều không được công nhận là việc làm, ví dụ, hoạt động mại dâm, buôn bán hêrôin, trộm cắp… tuy tạo ra thu nhập nhưng lại phi pháp; hoặc là hoạt động nội trợ trong chính gia đình mình tuy có ích và hợp pháp nhưng lại không được trả công thì vẫn không được thừa nhận là việc làm.Tuy nhiên, khái niệm nêu trên còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, tùy thuộc vào luật pháp và thể chế của từng quốc gia mà tính hộp pháp của một hoạt động có được thừa nhận hay không. Ví dụ, theo luật pháp của Thái Lan hoặc Philippines thì hoạt động mại dâm của phụ nữ được thừa nhận là việc làm vì nó được luật pháp các nước này bảo hộ và quản lý, được Bộ Y tế và các cơ quan quản lý sức khỏe theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ và cấp giấy phép hành nghề. Tuy Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Mai Lớp: Kinh tế lao động10 [...]... công nghiệp ngày càng tăng và trong tương lai hứa hẹn thu hút nhiều lao động hoạt động trong các lĩnh vực này 2.1.3 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa quận Cầu Giấy  Biến động diện tích đất đai của quận Cầu Giấy Trong thời kỳ 1998 – 2008, do sự tác động mạnh của quá trình đô thị hóa làm cơ cấu đất đai của Quận có nhiều thay đổi Bảng 2.6: Biến động diện tích đất đai... hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa quận Cầu Giấy, Nhà nước đã tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới, các công trình công cộng, cơ cở hạ tầng đô thịDiện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại cho đến lúc mất dần đi, thay vào đódiện tích đất phi nông nghiệp bao gồm đất chuyên dùng (đất giao thông, đất xây dựng, đất an ninh... do quá trình thi công gây ô nhiễm môi trường, làm chết hoa màu Nhiều diện tích đã bị nhân dân bỏ hoang hóa hoặc trồng cây chờ đền bù 2.1.4 Đặc điểm của người lao động thu c diện bị thu hồi đất nông nghiệp Nhằm tìm hiểu về cơ cấu lao động, thực trạng việc làm, nhu cầu việc làm của lao động thu c diện bị thu hồi đất nông nghiệp, Tháng 3/2009 tôi đã tiến hành điều tra 90 hộ nhân dân với 405 nhân khẩu thu c. .. ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ xây dựng, thu hút được nhiều lao động Để phục vụ cho quá trình đô thị hóa quận Cầu GIấy trong những năm qua, Nhà nước đã tiến hành thu hồi đất nông nghiệp lam cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm mạnh Năm 1998 toàn quận có 404,09 ha đất nông nghiệp thì đến năm 2007 toàn quận chỉ còn 53 ha; đến năm 2008 diện tích đất nông nghiệp còn lại là 40 ha Việc chuyển... trường quận Cầu Giấy Qua số liệu thống kê cho thấy trong 10 năm từ 1998 đến 2008 tổng diện tích đất nông nghiệp Nhà nước đã thu hồi trên địa bàn quận xg là 358,2 ha Trong đó, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều nhất là giai đoạn 2001 – 2005, bình quân mỗi năm Nhà nước thu hồi gần 46 ha để phục vụ cho việc xây dựng đô thị Từ năm 2006 diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi giảm dần, năm 2006 thu hồi. .. trong ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông nghiệp Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Mai 19 Lớp: Kinh tế lao động Chuyên đề thực tập Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Mai 20 Lớp: Kinh tế lao động Chuyên đề thực tập Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THU C DIỆN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA QUẬN CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 1998-2008... đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình đô thị đã làm cho hàng nghìn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và một số ngành kinh doanh Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Mai 23 Lớp: Kinh tế lao động Chuyên đề thực tập dịch vụ và sản xuất bị mất việc làm do mất đất sản xuất Đời sống và việc làm của người lao động thu c diện thu hồi đất nông nghiệp gặp rất nhiều... thu hồi 26,9 ha, năm 2007 là 20,7 ha và năm 2008 chỉ còn 15 ha diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi Tuy nhiên, kế hoạch của quận là tiếp tục thu hồi diện tích đất nông nghiệp phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu kinh tế … Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thu c 5 phường có đất sản xuất nông nghiệp trong đó 2 phường bị mất đất nhiều nhất là phường Trung Hòa (100,6 ha) và phường Dịch... đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa thì vấn đề này càng trở nên bức thiết vì họ là những người có trình độ chuyên môn thấp, khả năng tìm việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp thường thấp hơn so với các đối tượng khác Trong quá trình đô thị hóa, nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các công trình đô thị phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa Do đó, hàng nghìn hộ nông dân kéo theo... điểm của Quận ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa 2.1.1 Khái quát chung về sự hình thành và phát triển của quận Cầu Giấy Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội là một đơn vị hành chính mới được thành lập theo Nghị định 74/CP ngày 21/11/1996 của Chính phủ, và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/9/1997, tính đến nay đã được hơn 10 năm Quận Cầu Giấy khi . việc làm của người lao động nông nghiệp tại quận, tôi chọn đề tài Việc làm cho lao động thu c diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở. giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho lao động thu c diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy trong thời gian tới.Sinh viên

Ngày đăng: 12/12/2012, 09:57

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.2: Biến động lao động quận Cầu Giấy - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Bảng 2.2.

Biến động lao động quận Cầu Giấy Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động quận Cầu Giấy qua các năm - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Bảng 2.4.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động quận Cầu Giấy qua các năm Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2.5: Kết quả giá trị sản xuất_giá hiện hành của các ngành kinh tế quận Cầu Giấy. - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Bảng 2.5.

Kết quả giá trị sản xuất_giá hiện hành của các ngành kinh tế quận Cầu Giấy Xem tại trang 30 của tài liệu.
2.1.3 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

2.1.3.

Tình hình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy Xem tại trang 33 của tài liệu.
 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp: - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

nh.

hình thu hồi đất nông nghiệp: Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.9: Cơ cấu tuổi của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp được điều tra - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Bảng 2.9.

Cơ cấu tuổi của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp được điều tra Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.10: Trình độ học vấn của lao động thuộc diện mất đất được điều tra ở quận Cầu Giấy. - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Bảng 2.10.

Trình độ học vấn của lao động thuộc diện mất đất được điều tra ở quận Cầu Giấy Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.11: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động mất đất được điều tra ở quận Cầu Giấy. - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Bảng 2.11.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động mất đất được điều tra ở quận Cầu Giấy Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.13: Số lao động bị mất việc làm do mất đất sản xuất nông nghiệp - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Bảng 2.13.

Số lao động bị mất việc làm do mất đất sản xuất nông nghiệp Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.14: Thực trạng hoạt động kinh tế của lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp được điều tra Thất nghiệpĐang làm việcKhông làm việc - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Bảng 2.14.

Thực trạng hoạt động kinh tế của lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp được điều tra Thất nghiệpĐang làm việcKhông làm việc Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.15: Nguyên nhân thất nghiệp của lao động bị thu hồi đất nông  nghiệp - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Bảng 2.15.

Nguyên nhân thất nghiệp của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.16: Cơ cấu lao động mất đất được điều tra theo ngành kinh tế - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Bảng 2.16.

Cơ cấu lao động mất đất được điều tra theo ngành kinh tế Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.17: Thực trạng việc làm của lao động mất đất được điều tra theo thành phần kinh tế trước khi thu hồi đất - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Bảng 2.17.

Thực trạng việc làm của lao động mất đất được điều tra theo thành phần kinh tế trước khi thu hồi đất Xem tại trang 49 của tài liệu.
Từ số liệu thống kê ở bảng trên, nhìn chung tỉ lệ lao động nam và nữ làm việc tại các khu vực là khá đồng đều, không có sự chênh lệch lớn. - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

s.

ố liệu thống kê ở bảng trên, nhìn chung tỉ lệ lao động nam và nữ làm việc tại các khu vực là khá đồng đều, không có sự chênh lệch lớn Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.19: Tỷ lệ người lao động được trợ giúp sau khi thu hồi đất - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Bảng 2.19.

Tỷ lệ người lao động được trợ giúp sau khi thu hồi đất Xem tại trang 56 của tài liệu.
Qua số liệu bảng trên ta thấy, năm 1998 tổng số hộ nông dân của 5 phường có đất nông nghiệp làm thương mại dịch vụ chỉ có 539 hộ, đến năm  2004 đã tăng lên 2510 hộ, gấp 4,65 lần so với năm 1998; và năm 2008 có 3177  hộ làm thương mại dịch vụ, gấp  5,89 lầ - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

ua.

số liệu bảng trên ta thấy, năm 1998 tổng số hộ nông dân của 5 phường có đất nông nghiệp làm thương mại dịch vụ chỉ có 539 hộ, đến năm 2004 đã tăng lên 2510 hộ, gấp 4,65 lần so với năm 1998; và năm 2008 có 3177 hộ làm thương mại dịch vụ, gấp 5,89 lầ Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 2.22: Tình hình phát triển hộ sản xuất Tiểu thủ công nghiệp - Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy

Bảng 2.22.

Tình hình phát triển hộ sản xuất Tiểu thủ công nghiệp Xem tại trang 63 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan