Khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy (Trang 81 - 82)

II. Cơ cấu kinh tế

2. Theo địa phương

3.3.3 Khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống

Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống trên dịa bàn là giải pháp tạo việc làm không những cho đối tượng lao động trong độ tuổi lao dộng mà còn phù hợp với lao động trẻ em và những người trên độ tuổi lao động đã về hưu, hoặc lao động cao niên mất việc làm do bị thu hồi đất đã quá tuổi tuyển dụng. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống mà Quận Cầu Giấy có thế mạnh như: Giấy vàng mã, cốm Vòng, bánh tráng, tăm mành, làm hương… Bởi vậy, trước hết cần có kế hoạch tập trung khai thác, phát triển ngành nghề sẵn có, mặt khác cần đầu tư phát triển nghề mới để tận dụng lực lượng lao động của quận. Cần tập trung vào các giải pháp:

- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương.

- Cần có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển nghề thủ công truyền thống như cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật công nghệ mới.

- Có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển nghề mới.

- Các cấp, các ngành cần tập trung tuyên truyền, mở các buổi hội thảo để các hộ gia đình, nông dân có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và cách làm, cùng giúp đỡ lẫn nhau làm kinh tế.

- Quận cần cố gắng mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành nghề truyền thống, giúp người lao động an tâm tiếp tục sản xuất.

3.3.3 Giải pháp về quy hoạch hợp lý các chợ và các cơ sở thương mại

Với lao động khó chuyển đổi nghề thì cần tạo điều kiện phát triển những lĩnh vực mà các lao động này có khả năng tham gia. Qua phân tích ở phần thực trạng ở trên ta thấy một khả năng hợp lý để tạo việc làm cho những lao động khó chuyển đổi nghề là tạo điều kiện cho họ được buôn bán trong các chợ. Những

công việc đó thường là buôn bán nhỏ nên cần ít vốn, kỹ năng bán hàng đơn giản. Mỗi chợ có thể tạo được số lượng khá lớn việc làm cho người dân bị thu hồi đất.

Thực tế cũng cho thấy việc đầu tư xây dựng, quản lý chợ không đòi hỏi vốn lớn và năng lực quản lý cao, do đó phù hợp với khả năng quản lý của chính quyền địa phương cấp phường, đặc biệt đối với một quận mới thành lập như Cầu Giấy. Trong thời gian tới cần tiếp tục xây dựng các chợ cho các phường trong quận, có thể tận dụng các khu đất kẹt trong quá trình xây dựng khu đô thị để xây dựng chợ phục vụ nhu cầu mua bán hết sức đa dạng của người dân.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w