Đặc điểm của người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy (Trang 36 - 40)

II. Cơ cấu kinh tế

2. Theo địa phương

2.1.4 Đặc điểm của người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp.

nghiệp, 6 khu đô thị mới là: Khu đô thị mưois Trung Hòa – Nhân Chính(67,27 ha), khu đô thị mới Trung Yên (37,5 ha), khu đô thị mới Dịch Vọng, khu đô thị mới Nam Trung Yên, Làng Quốc tế Thăng Long (10,2 ha), khu đô thị 63 tỉnh thành. Diện tích đất nông nghiệp còn lại trong quận không lớn (45,89 ha), đa số bị kẹt giữa các khu dân cư hay khu công nghiệp, đô thị. Tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương trong những năm qua gặp không ít khó khăn do đất nông nghiệp bị chia cắt bởi các công trình xây dựng, hệ thống kênh mương bị ách tắc, nước thải, cát bụi do quá trình thi công gây ô nhiễm môi trường, làm chết hoa màu. Nhiều diện tích đã bị nhân dân bỏ hoang hóa hoặc trồng cây chờ đền bù.

2.1.4 Đặc điểm của người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp. nghiệp.

Nhằm tìm hiểu về cơ cấu lao động, thực trạng việc làm, nhu cầu việc làm của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp, Tháng 3/2009 tôi đã tiến hành điều tra 90 hộ nhân dân với 405 nhân khẩu thuộc 5 phường có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là: Trung Hòa, Yên Hòa, Nghĩa Đô, Dịch Vọng và Mai Dịch. Số hộ được chọn điều tra phân bố không đều nhau theo các phường và tập trung hơn vào các phường có nhiều đất bị thu hồi. Trong 90 hộ điều tra có 293 lao động được phân bố theo địa bàn điều tra như sau:

Bảng 2.8: Lao động bị thu hồi đất theo địa bàn điều tra

Phường Nam Nữ

Chung

Số lượng Tỷ lệ % so với tổng mẫu điều tra

Trung Hòa 41 34 75 25,6

Yên Hòa 32 26 58 19,8

Nghĩa Đô 12 13 25 8,53

Dịch Vọng 45 35 80 27,3

Tổng 158 135 293 100

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009

Theo điều tra mẫu lao động, trong tổng số 293 lao động thuộc diện thu hồi đất được khảo sát thì lao động nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ, có 18 lao động nam chiếm 53,92 % trong tổng số và 135 lao động nữ chiếm 46,18 %. Tuy nhiên không có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ lao động năm và nữ. Tỷ lệ lao động ở các nhóm tuổi như sau:

Bảng 2.9: Cơ cấu tuổi của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp được điều tra

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) so với tổng lao động được điều tra

15 - 19 13 4,44 20 - 24 42 14,33 25 - 29 40 13,65 30 - 34 41 14 35 - 39 41 14 40 - 44 34 11,6 45 - 49 26 8,87 50 - 54 24 8,19 Trên 55 32 10,92 Tổng cộng 293 100

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009

Qua số liệu bảng trên ta thấy lao động trong độ tuổi 20 - 24 chiếm tỷ lệ cao nhất 14,33 %, đây là một thuận lợi cho quận trong việc tạo việc làm cho đối tượng này vì đa số lao động ở độ tuổi này vừa học xong phổ thông trung học nên có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tiếp thu nghề cao hơn vì khả năng thích ứng với đào tạo nhanh hơn. Người lao động trong độ tuổi thanh niên (từ 15 - 30 tuổi) chiếm tỷ lệ 32,42 %, đây là những lao động trẻ, năng động, dễ thích ứng với những thay đổi của cơ chế thị trường, dễ dàng học tập nghề mới và có thể tự kiếm việc làm cho họ. Lao động có độ tuổi từ 30 – 45 cũng chiếm tỷ lệ khá cao (39,3%), đây là những lao động giàu kinh nghiệm trong sản xuất, chịu khó tìm tòi học hỏi để mở thêm nghề mới, song khả năng tiếp thu nghề đao tạo của họ

gặp nhiều hạn chế. Đối tượng này chỉ có thể hướng dẫn tại chỗ thông qua thực tế sản xuất – kinh doanh. Và cuối cùng, lao động thuộc từ 45 tuổi trở lên vẫn chiếm tỷ lệ tương đối lớn (27,98%), phần lớn trong số họ có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp thấp, khả năng tiếp thu trong đào tạo nghề gặp nhiều hạn chế. Trước khi thu hồi đất phần lớn lao động này đều làm nông nghiệp hoặc làm thêm một số nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp, vì vậy trong thời gian tới đòi hỏi cần nhiều sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa của chính quyền các cấp để tạo việc làm cho đối tượng này

Về chất lượng lao động:

Trình độ học vấn của lao động thuộc diện mất đất theo điều tra là tườn đối cao,phần lớn đều tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Bảng 2.10: Trình độ học vấn của lao động thuộc diện mất đất được điều tra ở quận Cầu Giấy.

Chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 0 0 22 7,5 83 28,32 53 18,09 Nữ 0 0 24 8,19 75 25,6 36 12,29 Chung 0 0 46 15,7 158 53,92 89 30,38

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009

Theo số liệu điều tra trên ta thấy, trong tổng số lao động mất đất được điều tra, tỷ lệ lao động tốt nghiệp THCS và THPT là rất cao (84,3%), trong đó, nam là 46,41%, nữ là 37,89%; không còn tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học, tỷ lệ lao động tốt nghiệp tiểu học thấp chiếm (15,7%) tổng số lao động. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp tiểu học của nam nhỏ hơn của nữ, tuy nhiên tỷ lệ lao động tốt nghiệp THCS và THPT của nam lại lớn hơn của nữ. Sở dĩ như vậy vì ở nông thôn hoặc trong các hộ gia đình làm nông nghiệp thì nữ thường nghỉ học sớm hơn nam và tỷ lệ nữ học lên cao cũng thấp hơn nam. Nữ

thường lập gia đình sớm, sau đó ở nhà làm công việc nội trợ, chăm sóc con cái, hoặc làm nông nghiệp, hoặc làm các công việc không đòi hỏi trình độ hay trình độ thấp. Mặc dù tỷ lệ lao động mất đất đẫ tốt nghiệp THCS và THPT vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung toàn quận, nhưng nhìn chung là khá cao so với các huyện ngoại thành Hà Nội, và nó tạo nhiều thuận lợi cho việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo cơ sở cho việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động để họ có thể tìm được việc làm mới sau khi mất việc làm do bị thu hồi đất.

Cùng với trình độ học vấn, một chỉ tiêu khác quan trọng không kém dùng để đánh giá chất lượng lao động, đó chính là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ quá trình đô thị hóa ta có thấy qua số liệu bảng dưới:

Bảng 2.11: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động mất đất được điều tra ở quận Cầu Giấy.

Chỉ tiêu Chung Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Không có chuyên môn kỹ

thuật 182 62,12 94 32,08 88 30,03

Có chuyên môn kỹ thuật 111 37,88 64 21,84 47 16,04

Trong đó:

Sơ cấp/ chứng chỉ 25 8,53 13 4,44 12 4,1

CNKT không bằng 35 11,95 23 7,85 12 4,1

CNKT có bằng nghề dài

hạn 8 2,73 5 1,71 3 1,02

Trung học chuyên nghiệp 25 8,53 15 5,12 10 3,41

Cao đẳng, đại học trở lên 18 6,14 8 2,73 10 3,41

Tổng 293 100 158 53,92 135 46,07

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009

Theo số liệu bảng trên ta thấy lao động mất đất không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao, tới 62,12%, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của quận năm 2007 là 39,28%, đây cũng là khó khăn trong việc chuyển ngành nghề, tạo việc làm cho đối tượng này. Trong tổng số lao động có chuyên môn kỹ thuật thì tỷ lệ CNKT không bằng là cao nhất 11,95%, đó là do sau khi tốt nghiệp

THCS và THPT một số lượng lớn lao động đi học nghề trực tiếp tại các cơ sở như sửa xe, sử chữa điện tử, tin học… hoặc đi làm công nhân trong các nhà máy mà không được đào tạo, không cấp chứng chỉ hay bằng cấp.

Nhìn chung, trong số lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật thì không có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ. Sự chênh lệch có thể thấy rõ nhất là ở trình độ công nhân kĩ thuật không bằng cấp (tỉ lệ nam ở trình độ này là 7,85% và ở nữ là 4,10%), và ở trình độ trung học chuyên nghiệp (tỉ lệ nam là 5,12% và ở nữ là 3,41%). Sở dĩ như vậy là do, sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở hay trung học phổ thông thì lao động nam thường tham gia học nghề trực tiếp ở các cơ sở sửa chữa, đi làm công nhân, thợ xây dựng hay đi làm bộ đội chuyên nghiệp… trong khi đó, lao động nữ thường có xu hướng làm công nhân hoặc học tiếp lên trung cấp và cao đẳng.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w