II. Cơ cấu kinh tế
2. Theo địa phương
2.2.3 Thực trạng việc làm của lao động mất đất theo thành phần kinh tế trước khi bị thu hồi đất
trước khi bị thu hồi đất
Theo số liệu điều tra lao động đang làm việc thời điểm trước khi bị thu hồi đất ta thấy phần lớn lao động làm việc trong khu vực cá thể, hộ gia đình, khu vực tư nhân và khu vực tập thể (hợp tác xã).
Bảng 2.17: Thực trạng việc làm của lao động mất đất được điều tra theo thành phần kinh tế trước khi thu hồi đất
Thành phần kinh tế Nam Nữ Chung Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Nhà nước 7 4,07 10 5,82 17 9,89 Tập thể (HTX) 22 12,79 16 9,3 38 22,09 Tư nhân 24 13,95 18 10,47 42 24,42 Cá thể, hộ gia đình 38 22,09 28 16,28 66 38,37 Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 5 2,9 4 2,33 9 5,23
Tổng 96 55,81 76 44,19 172 100
Từ số liệu ở bảng trên ta thấy, trong 172 lao động đang làm việc có tới 66 lao động làm việc trong khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình chiếm tỉ lệ 38,37% và 42 lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm 24,42%. Đây là hai khu vực thu hút lao động vào làm việc với tỷ lệ cao nhất. Sở dĩ như vậy là do đặc điểm của quận đang trong quá trình đô thị hóa nên thu hút nhiều nhà đầu tư vào xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, xưởng sản xuất. Những khu vực này thu hút một đội ngũ công nhân không nhỏ. Việc xây dựng khu đô thị cũng tạo nhiều việc làm trong ngành xây dựng và các ngành dịch vụ phục vụ xây dựng. Hơn nữa, quận lại có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ buôn bán, thu hút ngày càng nhiều cá nhân, hộ gia đình tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Có thể nói, khu vực cá thể đã có tốc độ phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Số hộ kinh tế cá thể liên tục tăng từ 3000 cơ sở năm 1998 đến năm 2006 đã có 6234 cơ sở, trong đó có những hộ sản xuất cá thể công nghiệp và những hộ kinh doanh cá thể thương mại và dịch vụ, đóng góp một lượng đáng kể vào tổng giá trị sản xuất trên toàn quận.
Trong những năm qua thành phần kinh tế tập thể cũng được quận khuyến khích phát triển. Các hợp tác xã đã chuyển sang hoạt động theo luật hợp tác xã. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp trước đây với các thành viên làm nông nghiệp là chủ yếu nay chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, tạo việc làm cho một số lượng lớn lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp. Trong quận có các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã vận tải, hợp tác xã cơ khí, hợp tác xã đồ gỗ mỹ nghệ, hợp tác xã xây dựng…, khu vực này ngày càng phát triển, thu hút nhiều lao động và không đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, do đó đối tượng lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có thể đáp ứng được. Một số hợp tác xã nông nghiệp trước đây đã mạnh dạn đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý chợ như hợp tác xã nông nghiệp Trung Hòa, Yên Hòa, Dịch Vọng, từ đó đã tạo ra nhiều việc làm hơn cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp sau khi mất đất sản xuất.Trong 172 lao
động đang làm việc được điều tra thì có 38 lao động làm việc trong khu vực kinh tế tập thể (hợp tác xã), chiếm 22,09%.
Lao động thuộc diện mất đất làm việc trong khu vực nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ thấp nhất, tương ứng là 9,89% và 5,23%. Sở dĩ như vậy là do những khu vực này đều đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, mà lao động nông nghiệp thuộc diện bị thu hồi đất khó có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, số lượng lao động thuộc diện mất đất vào làm việc trong các khu vực này, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hứa hẹn sẽ tăng trong thời gian tới khi mà chất lượng lao động ngày càng tăng đáp ứng được yêu cầu công việc.
Từ số liệu ở bảng trên ta thấy, tỉ lệ nam tham gia vào thị trường lao động nhiều hơn nữ. Tỉ lệ giới làm việc trong khu vực nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, tỉ lệ giới trong ba khu vực còn lại có thể thấy một cách rõ ràng, cụ thể: lao động nam làm việc trong khu vực cá thể chiếm 22,09% lớn hơn rất nhiều so với tỉ lệ lao động nữ là 16,28%. Trong khu vực tập thể, tỉ lệ lao động nam chiếm 12,79%, tỉ lệ nữ chỉ là 9,3%. Trong khu vực thành phần kinh tế tư nhân, lao động nữ chiếm 10,47%, lao động nam chiếm tới 13,95%. Như vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục phát triển kinh tế khu vực cá thể, tập thể và khu vực tư nhân nhằm thu hút nhiều lao động mất đất, đặc biệt là lao động nữ vào làm việc trong các khu vực này.