Khái quát thực trạng việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động mất đất

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy (Trang 40 - 47)

II. Cơ cấu kinh tế

2. Theo địa phương

2.2.1 Khái quát thực trạng việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động mất đất

động mất đất

2.2.1.1 Số hộ nông nghiệp hàng năm có đất bị thu hồi và số lao động bị mất việc làm do mất đất sản xuất.

Theo số liệu thống kê hàng năm của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy về tình hình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các dự án xây dựng đô thị thì trong 10 năm (1998 – 2008), tổng số diện tích đất nông nghiệp nhà nước thu hồi là 358,2 ha của 18378 hộ nông dân.

Bảng 2.12: Số hộ nông nghiệp hàng năm có đất bị thu hồi ở quận Cầu Giấy (1998-2008)

Phường 1998 - 2000 2001 - 2005 2006 2007 2008 Tổng

Yên Hòa 898 2087 292 408 398 4083

Nghĩa Đô 92 156 47 0 53 348

Dịch Vọng 673 3206 568 408 393 5248

Mai Dịch 263 2109 298 300 237 3207

Tổng 2583 10927 1790 1625 1498 18378

Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Cầu GIấy

Quá trình thu hồi đất nông nghiệp của nông dân diễn ra không cùng một thời điểm mà hàng năm các dự án vào theo từng khu vực. Theo số liệu thống kê ở bảng trên, ta thấy trong thời gian qua, hai phường có số hộ nông nghiệp bị thu hồi đất nhiều nhất là Trung Hòa (5492 hộ) và Dịch Vọng (5248 hộ) và hai phường này cũng là hai phường số diện tích thu hồi đất nông nghiệp lớn nhất. Phường Nghĩa Đô là phường có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ít nhất (6,6 ha), do đó phường này cũng có tổng số hộ nông nghiệp bị thu hồi đất trong thời gian qua là ít nhất (348 hộ).

Trong mười năm (1998 – 2008) nhà nước đã tiến hành thu hồi đất nông nghiệp của 18378 hộ nông nghiệp kéo theo hàng nghìn lao động bị mất việc làm do mất đất sản xuất nông nghiệp:

Bảng 2.13: Số lao động bị mất việc làm do mất đất sản xuất nông nghiệp Năm Số lao động bị mất việc làm 1998 – 2000 3647 2001 – 2005 11947 2006 1567 2007 1238 2008 1048 Tổng 19447

Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Cầu GIấy

Tổng số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp là 19447 người. Những năm 1998 – 2000 bình quân một năm toàn quận chỉ có 1215 lao động nông nghiệp mất việc làm, đến giai đoạn 2001 – 2005, toàn quận đã có 2389 lao động nông nghiệp mất việc làm bình quân hàng năm. Có thể thấy diễn biến đất nông nghiệp nhà nước thu hồi càng lớn thì số lao động nông nghiệp mất việc làm càng nhiều. Tuy nhiên, những năm gần đây, số lao động trong hộ nông nghiệp bị thu hồi đất bị mất việc làm do hết đất sản xuất nông nghiệp càng giảm vì người lao động ít làm nông nghiệp mà chuyển sang làm các ngành khác, đặc biệt là dịch vụ hoặc TTCN. Họ coi làm nông nghiệp chỉ là nghề phụ, trên 50% thu nhập của họ kiếm từ các công việc phi nông nghiệp. Do đó, khi nhà nước tiến hành thu hồi đất, đời sống, việc làm và thu nhập của họ ít bị biến động nhiều.

2.2.1.2 Thực trạng việc làm của lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp

Thực trạng hoạt động kinh tế của lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp tại thời điểm hiện tại (sau khi thu hồi đất) có nhiều thay đổi so với thời điểm trước khi thu hồi đất. Cụ thể:

Bảng 2.14: Thực trạng hoạt động kinh tế của lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp được điều tra Thất nghiệp Đang làm việc Không làm việc

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ %

Trước khi thu hồi đất Nam 15 5,12 96 47 16,04 32,76 Nữ 21 7,17 76 38 12,97 25,94 Chung 36 12,29 172 85 29,01 58,7 Sau khi thu hồi đất Nam 26 8,87 85 47 16,04 29,01 Nữ 31 10,58 63 41 14 21,5 Chung 57 19,45 148 88 30,04 50,51

Theo số liệu bảng trên ta thấy, trước khi bị thu hồi đất tỉ lệ lao động điều tra thất nghiệp là khá cao 12,29%, và tỉ lệ này lại tăng tại thời điểm hiện tại, tức là sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lên đến 19,45%. Tỉ lệ lao động không làm việc trước và sau khi thu hồi đất cũng khá cao, tương ứng là 29,01% và 30,04%, không có sự chênh lệch lớn giữa hai thời điểm. Số lao động này chủ yếu là những người về hưu và những người đang đi học và lao động nội trợ, không có nhu cầu tìm việc làm. Tỉ lệ lao động điều tra đang làm việc trước khi thu hồi đất là 58,7% lớn hơn tỉ lệ này sau khi thu hồi đất là 50,51%.

So sánh thực trạng hoạt động kinh tế giữa nam và nữ ta thấy, trước khi thu hồi đất, tỉ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế là 33,11% thấp hơn so với tỉ lệ này ở nam là 37,88%. Tuy nhiên, tỉ lệ nữ thất nghiệp lại cao hơn ở nam. Kết luận này cũng đúng với thời điểm sau khi thu hồi đất. Sở dĩ như vậy là do, lao động nữ thường kém năng động hơn và có trình độ thấp hơn so với nam, bị ràng buộc nhiều hơn bởi mối quan hệ gia đình và xã hội nên thường khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới.

Trong số 148 người đang làm việc tại thời điểm hiện tại (sau thu hồi đất) được hỏi về tình trạng công việc hiện thời thì có 30 lao động trả lời là hoàn toàn phù hợp, chiếm 20,27% trong số các lao động đang làm việc, và 10,24% trong tổng số lao động mất đất điều tra. 77 lao động trong số lao động đang làm việc trả lời là có công việc đang làm bình thường, chiếm 52,03%, và có tới 41 lao động có việc làm không phù hợp, chiếm 27,7%. Như vậy, số lao động thỏa mãn với công việc của mình còn thấp. Một thực tế ảnh hưởng đến thực trạng việc làm đó là do năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên phạm vi toàn cầu, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động. Nhiều lao động bị mất việc làm, đặc biệt là những lao động trong những hộ nông nghiệp vì trình độ chuyên môn kĩ thuật của họ thường thấp. Đa số các lao động trong quận thường tìm các việc làm tạm thời như buôn bán, đi làm thuê, xe ôm…để chờ cơ hội tìm việc làm mới sau khi nền kinh tế phục hồi trở lại.

Điều tra nguyên nhân tình trạng thất nghiệp của 36 lao động thất nghiệp trước khi bị thu hồi đất cho kết quả như sau.

Bảng 2.15: Nguyên nhân thất nghiệp của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

Nguyên nhân Số người Tỉ lệ %

Trình độ không đáp ứng được yêu cầu

công việc 16 44,44

Sức khỏe 1 2,78

Quá tuổi tuyển dụng 3 8,33

Thiếu thông tin việc làm 10 27,78

Khác 6 16,67

Tổng cộng 36 100

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp của người lao động, nhưng đối với lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp có các nguyên nhân chủ yếu là: trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp, không đáp ứng được yêu cầu công việc, khả năng làm việc ít hoặc không có…Theo điều tra 36 lao động thất nghiệp trước khi bị thu hồi đất, có tới 16 người trả lời nguyên nhân thất nghiệp của họ là do trình độ thấp không đáp ứng được yêu cầu công việc, chiếm 44,44%. Có 27,78% số lao động thất nghiệp điều tra trả lời là do thiếu thông tin việc làm. Các nguyên nhân khác như quá tuổi tuyển dụng, lí do sức khỏe…chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng cũng cần quan tâm bởi vì trong số lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp, số lao động từ 35 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ khá lớn. Đây là những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nhưng lại là nhóm có nguy cơ bị thất nghiệp cao sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp do những người ở độ tuổi này thường quá tuổi tuyển dụng, khả năng tiếp thu đào tạo nghề kém và khó thích nghi với công việc mới. Hơn nữa, các doanh nghiệp lại chủ yếu tuyển dụng những lao động trẻ, có tay nghề, dễ thích ứng với

công việc. Các doanh nghiệp chỉ cần một số ít lao động ở độ tuổi này cho các vị trí công việc như tạp vụ, bảo vệ, vệ sinh. Điều này càng làm cho lao động ở độ tuổi này gặp khó khăn trong việc tìm việc làm mới sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Do đó rất cần sự quan tâm của chính quyền các cấp ở địa phương trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vốn vay…để những đối tượng này có khả năng tự tạo việc làm cho mình và thu hút nhiều lao động khác.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy (Trang 40 - 47)