II. Cơ cấu kinh tế
2. Theo địa phương
2.2.2 Thực trạng việc làm của lao động mất đất theo ngành kinh tế
Theo điều tra 293 lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp, trong tổng số lao động đang làm việc thì cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế được thể hiện như sau:
Bảng 2.16: Cơ cấu lao động mất đất được điều tra theo ngành kinh tế
Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Nông nghiệp 47 27,33 6 4,06 Công nghiệp- TTCN-XD 56 32,55 50 33,78 Dịch vụ, thương mại 69 40,12 92 62,16 Tổng 172 100 148 100
Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009
Theo số liệu bảng trên ta thấy, so với trước khi thu hồi đất thì cơ cấu lao động, việc làm của lao động mất đất đang làm việc có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thương mại. Cụ thể:
Tỉ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp giảm từ 27,33% thời điểm trước khi thu hồi đất xuống còn 4,06% thời điểm sau khi thu hồi đất. Số lao động còn lại thật ít ỏi (4,06%) này chủ yếu là trồng hoa và cây cảnh. Tỉ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng có tăng từ 32,55% lên 33,78%, nhưng tăng không đáng kể. Đó là do năm 2008 là năm chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề. Các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăc, tuy những năm trước thu hút được nhiều lao động từ nông nghiệp chuyển sang, nhưng từ năm 2008 đến nay cũng buộc phải cắt giảm nhiều lao động. Duy chỉ có tỉ trọng lao động trong ngành dịch vụ là tăng lên đáng kể, từ 40,12% lên 62,16%. Sau khi bị thu hồi đất, lao động có xu hướng chuyển sang ngành dịch vụ và công nghiệp, trong đó lao động trong ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Số lao động này chủ yếu là mở cửa hàng buôn bán nhỏ hoặc buôn bán trong các chợ, làm xe ôm…Do lợi thế về vị trí địa lý trong quận có rất nhiều tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua nên có thể phát triển dịch vụ dọc theo các tuyến đường này. Trong quận lại tập trung một số lượng lớn các
trường đại học, cao đẳng, học viện, trung học chuyên nghiệp, từ đó giúp cho các hộ trong quận có thể phát triển các dịch vụ cho thuê nhà trọ, dịch vụ trường học, văn phòng phẩm…Hơn nữa, quận lại đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, rất nhiều các khu chợ mọc lên trên khắp các phường đã làm cho số người buôn bán nhỏ lẻ tăng nhanh. Các dịch vụ này không đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao, do đó sẽ là hướng thu hút lao động trong quận trong thời gian tới, đặc biệt với lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp. Có thể nói, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động như trên là xu hướng tiến bộ và tất yếu, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa của quận trong thời gian qua.