Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy (Trang 71 - 75)

II. Cơ cấu kinh tế

3.3.1Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

2. Theo địa phương

3.3.1Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

3.3.1.1 Quan điểm về xây dựng chính sách liên quan tới thu hồi đất

Việc thu hồi đất không phải chỉ là một công việc đơn giản là đưa ra các văn bản hành chính và thực hiện các văn bản đó, mà nó còn tác động tới nhiều mối quan hệ trong xã hội. Do đó, khi xây dựng chính sách liên quan tới thu hồi đất thì trước hết cần tìm hiểu rõ về địa phương nơi có đất bị thu hồi để đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của địa phương đó.

Khi xây dựng chính sách cần chú ý tới nguyên tắc: người có đất bị thu hồi không phải là nạn nhân của sự phát triển mà là người đóng góp vào sự phát triển xã hội nên cần được hưởng lợi ích xứng đáng từ sự phát triển. Phải quan niệm như vậy mới có thể đưa ra được chính sách thu hồi đất công bằng. Việc thực

hiện các phương án bồi thường, đền bù thu hồi đất không phải mang nặng tính hành chính mà phải tuân theo nguyên tắc thị trường.

Việc thu hồi đất phải được thực hiện theo thể thức pháp lý chặt chẽ, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người có đất bị thu hồi. Việc xây dựng những chính sách liên quan tới thu hồi đất là một công việc phức tạp, có quan hệ đến nhiều vấn đề như kinh tế, tài chính, xã hội, do vậy nó cần được thực hiện với tính chuyên nghiệp cao và có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia về địa chính, về pháp luật, về giá và về xã hội học.

Để giải quyết tốt việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp Chính phủ cần quy định rõ việc xây dựng các phương án giải quyết việc làm cho người lao động không còn đất sản xuất là một bộ phận cấu thành bắt buộc trong phương án bồi thường, đền bù thu hồi đất của các chủ đầu tư, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tuyển dụng lao động bị mất đất nông nghiệp, trong việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho những lao động bị thu hồi đất. Ngoài ra, Nhà nước cần công khai, minh bạch trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp…cho người dân bị thu hồi đất.

3.3.1.2 Chính sách của Chính phủ về hỗ trợ đào tạo nghề

Các chính sách của Chính phủ về hỗ trợ đào tạo nghề cần được xây dựng đồng bộ và thực hiện hiệu quả nhằm góp phần giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc đó là việc làm và thu nhập cho người lao động trong quá trình đô thị hóa, bao gồm những chính sách sau đây:

Chính sách hỗ trợ trong đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động mất việc làm do bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa.

Chính sách hỗ trợ để xây dựng các trường đào tạo nghề, trung tâm dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yếu cầu của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và nhu cầu sử dụng lao động của các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Chính sách miễn thuế, giảm thuế cho các trung tâm dạy nghề, các cơ sảo dạy nghề tư nhân, trung tâm khuyến nông…

Chính sách hỗ trợ trong đào tạo các ngành nghề truyền thống, góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống có giá trị kinh tế và văn hóa.

Chính sách thúc đẩy thu hút lao động vào làm việc và đào tạo tại chỗ trong các khu công nghiệp, trong đó đặc biệt ưu tiên cho đối tượng lao động thuộc diện bị thu hồi đất.

3.3.1.3 Chính sách liên quan tới đền bù và bồi thường thiệt hại

Các chính sách này trên thực tế hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập, dẫn tới nhiều tranh chấp và khiếu kiện liên quan tới việc đền bù và bồi thường thiệt hại cho người dân bị thu hồi đất bởi một số lý do như: mức giá đền bù đất chưa thỏa đáng, không sát với giá thị trường, thường tính ở khung giá thấp, đặc biệt là giá đền bù cho đất nông nghiệp, quan hệ giao dịch đất đai còn mang nặng tính hành chính, nặng về ép buộc, thậm chí cưỡng chế. Chính vì vây, cần hoàn thiện chính sách theo hướng:

- Đối với tất cả các loại đất đều được đền bù theo giá thị trường tại thời diểm thu hồi đất. Trong cơ chế chính sách đền bù và bồi thường thiệt hại cho người bị mất đất nông nghiệp cần thực hiện tốt một số yêu cầu như: Thứ nhất, giá đền bù phải đảm bảo tính đủ giá trị quyền sử dụng đất cho người dân bị thu hồi đất. Thứ hai, có tính đến phần chênh lệch về giá đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng. Khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng, xây dựng các khu đô thị, khi đó có sự xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm làm cho giá đất tăng lên đáng kể. Do đó, có sự chênh lêch lớn giữa giá đất nông nghiệp với giá đất và giá nhà ở mà các đơn vị xây dựng bán cho người dân. Bởi vậy, Nhà nước cần có sự tính toán đầy đủ sự chênh lệc này để bù đắp một phần cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi.

- Giá đền bù thu hồi đất nên được chia thành 3 quỹ: thứ nhất, đền bù ngay cho các hộ gia đình có đất bị thu hồi, quỹ thứ hai là giao cho địa phương quản lý dùng vào việc hỗ trợ giải quyết việc làm như cho vay vốn, đầu tư; quỹ thứ ba là

quỹ dùng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo và tuyển dụng lao động thuộc diện bị thu hồi đất.

- Cho phép các tỉnh, thành phố được tự chủ trong việc định giá đất đền bù trên địa bàn trên cơ sở các nguyên tắc quy định của Chính phủ và giá đất trên thị trường bất động sản ở địa bàn thời điểm thu hồi đất.

3.3.2 Nhóm giải pháp về công tác quản lý và tổ chức thực hiện

3.3.2.1 Công tác quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch và sử dụng đất đai

Về dài hạn cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận nói chung, chiến lược phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp với chiến lược phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. Nắm rõ tình hình lao động, việc làm ở những khu vực có đất bị thu hồi để có kế hoạch đào tạo lao động cụ thể.

Hạn chế và dần khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo”, đất đã được thu hồi nhưng không triển khai dự án theo đúng tiến độ, hoặc dự án đã được phê duyệt và cấp đất nhưng không được đầu tư và triển khai xây dựng, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không thu hút được lao động vào làm việc và người dân bị mất đất không có việc làm. Đây là một thực tế phổ biến hiện nay và gây lãng phí lớn, do đó thành phố cần có biện pháp xử lý triệt để, đối với những dự án trây ỳ, không thực hiện đầu tư thì thu hồi giấy phép đã phê duyệt. Cần có hệ thống chế tài và khung pháp lý hoàn chỉnh từ lập dự án, quản lý hồ sơ, kiểm kê giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và các cấp chính quyền địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện để giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất.

3.3.2.2 Cần có điều tra, khảo sát trước khi phê duyệt các dự án đầu tư cần thu hồi đất

Các dự án đầu tư một mặt đem lại lợi ích rất lớn cho địa phương và người dân trên địa bàn, nhưng mặt khác cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống, việc làm của những hộ gia đình có đất bị thu hồi. Do vậy, trước khi đền bù thu hồi đất các cơ quan bồi thường cần tiến hành điều tra xã hội

học để nắm bắt được nhu cầu, phương thức kiếm sống. thực trạng đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất để có thể đưa ra những phương thức bồi thường phù hợp.

Trước khi phê duyệt các dự án đầu tư thì các nhà đầu tư và các cơ quan, ban ngành cần trả lời 3 câu hỏi: Dự án đầu tư đó đòi hỏi cần thu hồi bao nhiêu đất nông nông nghiệp? Có bao nhiêu lao động bị mất việc làm? Và phương án giải quyết việc làm cho những lao động đó như thế nào? Khi đó, thành phố sẽ xây dựng được kế hoạch hiệu quả để tạo việc làm cho đối tượng lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy (Trang 71 - 75)