Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trìnhnghiên cứu đã được công bố và
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Kinh tế Chính trị “ Việc làm và thu nhậpcủa người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở thị xãHương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứukhoa học độc lập, nghiêm túc
Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trìnhnghiên cứu đã được công bố và một số website…
Kết quả nghiên cứu được rút ra từ việc phân tích, đánh giá thực trạng việclàm và thu nhập của người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp ở thị xã HươngThủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2010
Các giải pháp nêu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận và quá trìnhnghiên cứu thực tiễn
Huế, ngày 18 tháng 04 năm 2011
Tác giả
PHẠM THÁI ANH THƯ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ Kinh tế Chính trị của mình, trước hết tôi xinchân thành gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô giáo của trường Đại học Kinh tế - Đạihọc Huế đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Xuân Khoát, ngườihướng dẫn khoa học của luận văn, đã giúp tôi tiếp cận thực tiễn, phát hiện đề tài vàtận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị làm việc tại UBND thị xã HươngThủy, Phòng Thống Kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên – môi trường thị xãHương Thủy đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trìnhlàm việc, học tập và thu thập số liệu để tôi có thể hoàn thành được luận văn
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người bạn, những đồng nghiệp
và người thân đã tận tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập,nghiên cứu
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến mọi người
Tác giả
PHẠM THÁI ANH THƯ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên:Phạm Thái Anh Thư
Chuyên ngành:KTCT Niên khóa: 2009 – 2011
Người hướng dẫn khoa hoc:PGS.TS.Nguyễn Xuân Khoát
Tên đề tài: Việc làm và thu nhập của người nông dân sau thu hồi đất nông
nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị,xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở thị xã diễn ra nhanh chóng Đi liền với
xu thế này là việc thu hồi đất, trong đó đáng lưu tâm là diện tích đất nông nghiệp bịthu hồi tăng lên nhanh chóng Người nông dân đối mặt với khó khăn khi mất đi tưliệu sản xuất chủ yếu là đất đai Việc làm và thu nhập chịu sự tác động mạnh mẽnhất đối với họ sau khi thu hồi đất
2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp phân tích kinh tế và dự báo kinh tế
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tất cả các phương pháp trên được dựa trên phương pháp luận duy vật biệnchứng làm nền tảng
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa lý luận – thực tiễn của vấn đề việc làm và thu nhập của ngườinông dân sau thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa đất nước
- Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập của người nông dânsau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
từ năm 2006 đến nay
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm và thu nhậpcủa người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Hương Thủy,tỉnh Thừa Thiên Huế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của thị xã Hương Thủy giai đoạn 2008 – 2010 39 Bảng 2.2: Cân đối lao động xã hội của thị xã Hương Thủy
giai đoạn 2008 - 2010 43
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu so sánh mức sống của người dân thị xã Hương Thủy với toàn Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 45
Bảng 2.4: Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh phổ thông của thị xã Hương Thủy giai đoạn 2008 - 2010 49
Bảng 2.5: Cơ sở vật chất và cán bộ y tế thị xã Hương Thủy giai đoạn 2008 - 2010 50
Bảng 2.6: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã Hương Thủy giai đoạn 2007 - 2010 52
Bảng 2.7: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn thị xã Hương Thủy giai đoạn 2007 - 2010 54
Bảng 2.8: Biến động đất đai của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất 58
Bảng 2.9: Mục đích sử dụng đất nông nghiệp thu hồi 59
Bảng 2.10: Tình hình vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các hộ 60
Bảng 2.11: Tình hình lao động của các nông hộ điều tra năm 2011 62
Bảng 2.12: Tư liệu sản xuất của các hộ nông dân 63
Bảng 2.13: Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của người lao động trước thu hồi đất 65
Bảng 2.14: Trình độ văn hóa, CM – KT của người lao động sau thu hồi đất 66
Bảng 2.15: Cơ cấu việc làm theo ngành nghề của lao động trước và sau thu hồi đất 67
Bảng 2.16: Phân tổ thời gian làm việc của lao động ở các hộ điều tra 70
Bảng 2.17: Lý do không tìm được việc làm của người lao động sau thu hồi đất 72
Bảng 2.18: Phân tổ quy mô thu nhập của các hộ điều tra 76
Bảng 2.19: Cơ cấu thu nhập của lao động sau khi thu hồi đất 77
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii
Danh mục bảng biểu iv
Mục lục v
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
6 Những đóng góp mới về khoa học của đề tài 5
7 Kết cấu của đề tài 5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 6
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 6
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1.1 Khái quát chung về lao động nông nghiệp, việc làm và thu nhập của người lao động 6
1.1.1.1 Khái niệm lao động nông nghiệp 6
1.1.1.2 Khái niệm việc làm 7
1.1.1.3 Khái niệm thu nhập 10
1.1.2 Đô thị hóa và sự cần thiết việc thu hồi đất của nông dân 11
1.1.2.1 Đô thị 11
1.1.2.2 Đô thị hóa 14
1.1.2.3 Sự cần thiết của việc thu hồi đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa 17
1.1.3 Tác động của đô thị hóa đến việc làm và thu nhập của người nông dân 18
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 61.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 21
1.2.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân sau thu hồi đất 21
1.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 21
1.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản 26
1.2.2 Kinh nghiệm của địa phương trong nước về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân sau thu hồi đất 28
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
1.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu 29
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓAỞ THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 35
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ HƯƠNG THỦY 35
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 35
2.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 35
2.1.1.2 Về khí hậu, thời tiết, thủy văn 36
2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản 38
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 42
2.1.2.1 Dân số, lao động, việc làm và mức sống của dân cư 42
2.1.2.2 Đặc điểm cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật 46
2.1.2.3 Tình hình đầu tư phát triển của thị xã Hương Thủy 51
2.1.3 Nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Hương Thủy 55
2.1.3.1 Thuận lợi 55
2.1.3.2 Khó khăn 55
2.2 TÌNH HÌNH VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY 56
2.2.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra 56
2.2.1.1 Đất đai 56
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 72.2.1.2 Vốn sản xuất 60
2.2.1.3 Lực lượng lao động 61
2.2.1.4 Tình hình đầu tư sản xuất của các hộ nông dân 62
2.2.2 Tình hình việc làm của người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp 64
2.2.2.1 Trình độ văn hóa, chuyên môn của người lao động 64
2.2.2.2 Việc làm của người nông dân 67
2.2.2.3 Sự chuyển đổi ngành nghề của người nông dân sau thu hồi đất 73
2.2.2.4 Nhận xét chung về việc làm của người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp 75
2.2.3 Tình hình thu nhập của người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp 75
2.2.3.1 Quy mô thu nhập của các hộ điều tra sau thu hồi đất 75
2.2.3.2 Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra sau thu hồi đất 77
2.2.3.3 Nhận xét chung về thu nhập của người nông dân sau khi thu hồi đất 78
2.3 NHỮNG KẾT QUẢ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY 79
2.3.1 Những kết quả tích cực 79
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 80
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, 82
NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY 82
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, NÂNG CAO THU NHậP CHO NGƯỜI NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 82
3.1.1 Phương hướng 82
3.1.2 Mục tiêu 86
3.1.3 Quan điểm 86
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 83.2 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ
TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 87
3.2.1 Thực hiện chính sách đào tạo, dạy nghề cho người lao động cho phù hợp với yêu cầu mới của xã hội 87
3.3.2 Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 90
3.3.3 Đẩy mạnh phân công lại lao động, phát triển ngành nghề mới nhằm thu hút lao động, tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông nghiệp 93
3.3.4 Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động 95
3.3.5 Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống cho người dân có đất thu hồi 96
3.3.6 Nâng cao hiệu quả tác động của nhà nước góp phần tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động 97
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
1 KẾT LUẬN 99
2 KIẾN NGHỊ 100
PHỤ LỤC 105
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị,xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nước ta diễn ra nhanh chóng Đây là một
xu thế tất yếu, có tính quy luật trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa và đô thị hóa đất nước Đi liền với xu thế này là việc thu hồi đất, bao gồm cảđất ở và đất nông nghiệp của một bộ phận dân cư, chủ yếu là ở các vùng ven đô thị,vùng có tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội Trong đóđáng lưu tâm là diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tăng lên nhanh chóng Điều nàyảnh hưởng không nhỏ đến dân cư nông thôn quen sống và gắn bó với nghề nông.Mất việc làm khi đất đai bị thu hồi buộc họ phải tìm kiếm việc làm mới để duy trì
và ổn định cuộc sống Nhận được điều đó Đảng, Nhà nước ta từ trung ương đến cácđịa phương đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết vấn đề việc làm, ổn định vàtừng bước nâng cao đời sống cho người dân sau thu hồi đất Điều đó đòi hỏi cần cómột hệ thống chính sách đồng bộ để vừa thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, vừa bảo đảm được lợi ích của người dân sau thu hồi đất
Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa cao, nhiều vấn đề kinh tế - xã hộibức xúc tiếp tục nảy sinh Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, không chuyển đổiđược nghề nghiệp, đời sống khó khăn của bộ phận dân cư bị thu hồi đất vẫn diễnbiến phức tạp Điều đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta phải nhìn thẳng vào sự thật, đề ramột hệ thống chính sách và giải pháp đồng bộ nhằm vừa đẩy nhanh tốc độ phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước, vừa bảo đảm lợi ích của người dân sau thu hồi đất
Thị xã Hương Thủy cách trung tâm thành phố Huế 12km về phía Đông Nam,
có khu công nghiệp Phú Bài, cảng hảng không quốc tế Phú Bài và nhiều công trìnhkhác lần lượt được quy hoạch và xây dựng Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
đã dẫn đến một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp của thị xã bị thu hồi Ngườinông dân đối mặt với khó khăn khi mất đi tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai Việclàm và thu nhập chịu sự tác động mạnh mẽ nhất đối với họ sau khi thu hồi đất
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10Để đánh giá đúng thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người nôngdân sau thu hồi đất nông nghiệp làm cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chínhsách trong quá trình đô thị hóa, tôi chọn đề tài: “Việc làm và thu nhập của người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh
tế Chính trị
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đề cập đến vấn đềviệc làm và thu nhập của người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp để xây dựngcác khu công nghiệp, khu đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong
đó đáng chú ý là một số công trình sau đây:
- Đời sống và việc làm của người nông dân những vùng bị thu hồi đất, của
hai tác giả Trung Chính và Trần Khâm, báo Nhân Dân các ngày 10, 11, 12 tháng5/2005
- Lao động nông thôn trước nguy cơ thất nghiệp, của tác giả Duy Cảnh trên
báo Giáo dục Thời đại số 51
- Đất mất, việc khó tìm, của Phan Dương, Thời báo Kinh tế Việt Nam
4/5/2005
- Thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của người dân có đất bị thu hồi,
của TS.Nguyễn Hữu Dũng, Chuyên đề nghiên cứu
- Nóng bỏng đất đai, của tác giả Thu Hương, báo Đầu tư ngày 24/8/2005.
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, của Dũng Hiếu, Thời báo
Kinh tế Việt Nam 20/4/2005
- Nhiều địa phương giải quyết khiếu nại về đất đai chưa tốt, của Phan Lê,
báo Sài Gòn giải phóng ngày 21/8/2005
- Việc làm cho người nông dân hết đất sản xuất, quy hoạch lại nguồn lao động, của Nguyễn Văn Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam 19/8/2005.
- Chất lượng lao động nông thôn thaaso, của Huyền Ngân, Thời báo Kinh tế
Việt Nam 23/3/2005
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11- Đất đai, những vấn đề thể chế báo thủ trong tư duy, thiếu minh bạch trong quản lý, của Vũ Quốc Tuấn, Thời báo Kinh tế Việt Nam 1/9/2005.
- Đẩy người dân đi đâu? của Đinh Toàn, báo Tuổi trẻ 22/8/2005.
- Việc làm cho người nông dân khi thu hồi đất, của Nguyễn Thị Hải Vân,
Thời báo Kinh tế Việt Nam 13/7/2005
Nhìn chung, các công trình và bài viết trên đã có những cách tiếp cận khácnhau hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhậpcho người nông dân sau thu hồi đất trong những năm gần đây Tuy nhiên cho đếnnay, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề việc làm và thu nhập của người nôngdân sau thu hổi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Hương Thủy,tỉnh Thừa Thiên Huế dưới góc độ Kinh tế Chính trị Đề tài tác giả lựa chọn đểnghiên cứu có sự kế thừa những kết quả của các tác giả đi trước, nhưng không trùnglặp với các công trinh và bài viết đã công bố
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu:
Làm rõ thực trạng việc làm và thu nhập của người nông dân sau thu hồi đấtnông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và xây dựng kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, đề xuất phươnghướng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả tình trạng này để vừa đẩy nhanhtốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa bảo đảm được lọi ích của ngườinông dân sau thu hồi đất
- Nhiệm vụ:
+ Khảo sát và đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập của người nông dânsau thu hồi nông nghiệp để thực hiện quá trình đô thị hóa ở thị xã Hương Thủy, tỉnhThừa Thiên Huế, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của vấn đề này
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả hơn vấn
đề này ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 124 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng về thu nhập, đời sống vàviệc làm của những người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện quátrình đô thị hóa ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, phức tạp và mới, trong khi thời gian có hạn nêntác giả chỉ mới chỉ tập trung nghiên cứu một số vùng đang có tốc độ đô thị hóanhanh và phát triển nhiều khu cụm công nghiệp tập trung, theo đó là sự phát triểncủa hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế Việc lựa chọn này mang tính đại diện chứ chưa thể tổng hợp một cáchđầy đủ toàn diện vấn đề này trên toàn địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu việc giải quyết mối quan hệ giữa việc làm và thunhập của người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp do kế hoạch phát triển đô thịđem lại tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13- Phương pháp nghiên cứu:
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:
- Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp phân tích kinh tế và dự báo kinh tế
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tất cả các phương pháp trên được dựa trên phương pháp luận duy vật biệnchứng làm nền tảng
6 Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận – thực tiễn của vấn đề việc làm và thu nhập của ngườinông dân sau thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa đất nước
- Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập của người nông dânsau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
từ năm 2006 đến nay
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm và thu nhậpcủa người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Hương Thủy,tỉnh Thừa Thiên Huế
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung đề tài kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và thu nhập của người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa
Chương 2: Thực trạng việc làm và thu nhập của người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1.1.1 Khái niệm lao động nông nghiệp
Tùy góc độ nghiên cứu mà các nhà khoa học đã đưa ra các quan niệm về laođộng tương ứng Tuy nhiên, các quan niệm đều tập trung chủ yếu vào hai khía cạnh:
Thứ nhất, coi lao động là hoạt động, là phương thức tồn tại của con người Thứ hai,
coi lao động chính là bản thân con người, là sự nỗ lực vật chất và tinh thần của conngười dưới dạng hoạt động tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần để thỏa mãnnhu cầu của con người Dựa vào quan niệm lao động là hành động xã hội, người taphân biệt năm yếu tố cơ bản tạo nên cấu trúc của lao động: đối tượng lao động, mụcđích lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động và chủ thể lao động Trong đóchủ thể lao động là con người với tất cả đặc điểm tâm sinh lý, xã hội được hìnhthành và phát triển trong quá trình xã hội hóa cá nhân Đối với mỗi dạng hoạt độnglao động đòi hỏi ở mỗi cá nhân một tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định Trên cơ sở
đó, có thể khẳng định rằng lao động chính là bản thân con người với tất cả sự nỗ lựcvật chất, tinh thần của nó, thông qua hoạt động lao động của mình, sử dụng cáccông cụ lao động, tác động đến đối tượng lao động để đạt được mục đích nhất định[16, tr15] Lao động nông nghiệp là lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinhdoanh nông nghiệp
Để hiểu bản chất khái niệm lao động, cần tìm hiểu các khái niệm: nguồnnhân lực, nguồn lao động
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng là nguồn lực con người của một quốc gia,một vùng lãnh thổ, là một bộ phận nguồn lực có thể huy động được để tham gia vàoquá trình phát triển đất nước.
Nguồn nhân lực Theo nghĩa hẹp, là bộ phận của dân số trong độ tuổi lao độngtheo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động Nguồn nhân lực được biểuhiện trên hai mặt: về số lượng, là tổng thể những người trong độ tuổi lao động và thờigian làm việc có thể huy động được của họ; về chất lượng, thể hiện ở sức khỏe, trình độchuyên môn, ý thức, tác phong, thái độ làm việc của người lao động
Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong độtuổi lao động quy định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việclàm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm Nguồn lao động cũng được biểu hiệntrên hai mặt: số lượng và chất lượng Về độ tuổi, mỗi quốc gia có quy định giới hạntối đa và giới hạn tối thiểu khác nhau Phần lớn các quốc gia quy định giới hạn độtuổi tối thiểu là 14 hoặc 15 tuổi; giới hạn độ tuổi tối đa ở các nước Bắc Âu (ĐanMạch, Thụy Sĩ, Na Uy, Phần Lan) là 74 tuổi; ở các nước đang phát triển là 65 tuổi
Ở Việt Nam độ tuổi này được quy định: tối thiểu là 15 tuổi, tối đa là 60 tuổi đối vớinam và 55 tuổi đối với nữ [18, tr5]
Trong điều kiện ngày nay (nền kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tếkhu vực và thế giới, nền kinh tế tri thức, ) việc không ngừng nâng cao chất lượngnguồn lao động có ý nghĩa quan trọng đặc biệt
Điểm đáng lưu ý của lao động nông nghiệp là mọi hoạt động lao động, sản xuấtkinh doanh luôn gắn liền với đối tượng cây trồng, vật nuôi – là những cơ thể sống vớinhững đặc điểm riêng biệt, không thể xóa bỏ Điều đó làm cho lao động nông nghiệpmang sắc thái riêng, không giống với lao động trong các ngành kinh tế khác Đặc biệt
là tính chất thời vụ của nông nghiệp, làm cho lao động nông nghiệp lúc thì căng thẳng,lúc lại nhàn rỗi; tình trạng thiếu việc làm tạm thời là khá phổ biến
1.1.1.2 Khái niệm việc làm
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Việc làm là những hoạt động lao độngđược trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16Theo Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạiĐiều 13, chương 2 (việc làm) nêu rõ : “Mọi hoạt động lao động tạo ta nguồn thunhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” Khái niệm này đượcvận dụng trong các cuộc điều tra thực trạng lao động và việc làm hàng năm của ViệtNam và được cụ thể hóa thành ba dạng hoạt động sau:
- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương dưới dạng bằng tiền hoặcbằng hiện vật
- Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân Bao gồm sản xuất nôngnghiệp trên đất do chính thành viên được quyền sử dụng; hoặc hoạt động kinh tế phinông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hoặc một phần
- Làm công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dướihình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó Bao gồm sản xuất nông nghiệptrên đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ có quyền sử dụng; hoạt động kinh
tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý
Theo khái niệm trên, hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện:
+ Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và
cho các thành viên trong gia đình
+ Hai là, hoạt động đó phải đúng luật; không bị pháp luật cấm
Hai tiêu thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, và là điều kiện cần và đủ củamột hoạt động được thừa nhận là việc làm Nếu một hoạt động chỉ tạo ra thu nhậpnhưng vi phạm luật pháp như: trộm cắp, buôn bán hêrôin, mại dâm không thểđược công nhận là việc làm Mặt khác, một hoạt động dù là hợp pháp, có ích nhưngkhông tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm – chẳng hạn nhưcông việc nội trợ hàng ngày của phụ nữ cho chính gia đình mình: đi chợ, nấu cơm,giặt giũ quần áo Nhưng nếu người phụ nữ đó cũng thực hiện các công việc nội trợtương tự cho gia đình người khác thì hoạt động của họ lại được thừa nhận là việclàm vì được trả công
Điểm đáng lưu ý là tùy theo phong tục, tập quán của mỗi dân tộc và phápluật của các quốc gia mà người ta có một số quy định khác nhau về việc làm Ví dụ:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17mại dâm của phụ nữ được coi làm việc làm của phụ nữ ở Thái Lan, Philippin vìđược pháp luật bảo hộ và quản lý; nhưng ở Việt Nam hoạt động đó được coi là hoạtđộng phi pháp, vi phạm pháp luật và không được thừa nhận là việc làm.
Với khái niệm trên còn có điểm bất hợp lý ở chỗ: những hoạt động có íchcho gia đình, cho xã hội, không vi phạm pháp luật, nhưng không tạo ra thu nhập
“trực tiếp” cho người tham gia hoạt động – như công việc nội trợ của phụ nữ, lạikhông được coi là việc làm Thực tế cho thấy, nhờ phụ nữ làm công việc nội trợ, đãgóp phần làm giảm chi tiêu của gia đình; tạo điều kiện cho chồng, con yên tâm hoạtđộng sản xuất, kinh doanh đồng thời góp phần tăng thêm lượng vốn đầu tư vào sảnxuất, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cả gia đình Vì vậy, thực chất công việcnội trợ của phụ nữ cũng góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình
Với ý nghĩa đó, có thể thống nhất với quan điểm sau: việc làm là một dạnghoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập hoặc tạo điều kiện tăngthêm thu nhập cho người thân, gia đình hoặc cộng đồng [27, tr32]
Trong nền kinh tế thị trường, ở đâu có lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ tăngcường sử dụng lao động, tăng sản lượng, khối lượng việc làm sẽ tăng lên Mặt khác,khi nhu cầu thị trường suy giảm, các doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm sản lượng, khốilượng việc làm sẽ giảm
Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, khoa học công nghệphát triển mạnh mẽ, đòi hỏi khối lượng công việc có yêu cầu về mặt kỹ thuật caotăng nhanh chóng Mặt khác, năng suất lao động tăng đã làm ảnh hưởng rất lớn tới
“cầu” lao động và “cơ cấu” lao động Nếu người lao động không tự nâng cao taynghề, nâng cao trình độ của mình theo kịp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh,phân công lao động xã hội không phát triển, không tạo ra được nhiều chỗ làm mớicho người lao động thì tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm là điều khó tránh khỏi
Trong nông nghiệp, lao động mang tính thời vụ, do vậy vào thời kỳ căngthẳng, khối lượng công việc nhiều, tăng đột biến Tuy nhiên, lúc nhàn rỗi, khốilượng công việc giảm đột ngột, thậm chí có lúc người nông dân không có việc làm.Đặc biệt trong điều kiện hiện nay dân số ở nông thôn vẫn tăng nhanh, đất canh tác
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18có xu hướng giảm xuống, mặt khác với khả năng ứng dụng máy móc, tiến bộ khoahọc công nghệ, đã giải phóng một lượng lao động lớn ra khỏi ngành nông nghiệp.Nếu không tạo đủ công ăn, việc làm cho người nông dân, đặc biệt trong lúc nôngnhàn với thu nhập được người nông dân chấp nhận, sẽ dẫn đến hiện tượng nông dân
đổ xô ra các thành phố và các khu công nghiệp tìm kiếm việc làm sẽ nảy sinh nhiềuvấn đề phức tạp trong việc quản lý lao động và quản lý xã hội
1.1.1.3 Khái niệm thu nhập
Xác định thu nhập của người lao động có ý nghĩa rất quan trọng Thông quathu nhập của một người hoặc một gia đình, có thể đánh giá được mức sống của họtrong từng giai đoạn cụ thể, từ đó đưa ra các giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao thunhập cho người lao động Trong tiến trình phát triển khái niệm thu nhập được tiếpcận và nhận thức ngày càng đầy đủ Vậy, thu nhập là gì?
Thu nhập là số tiền người lao động nhận được từ các nguồn thu và họ đượctoàn quyền sử dụng trong tiêu dùng cho bản thân và gia đình
Thu nhập là phần còn lại của giá trị tổng thu từ các ngành nghề sản xuất kinhdoanh như trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất các ngành nghề… sau khi đã trừ đi các khoảnchi phí vật chất, khấu hao tài sản cố định, lãi vay thuê công lao động ngoài
Thu nhập là nguồn thu của một bộ phận lao động có thu nhập từ tiền lương,trợ cấp, thương bệnh binh, chế độ chính sách khác
Theo đại từ điển kinh tế thị trường: “thu nhập cá nhân là tổng số thu nhập đạtđược từ các nguồn khác nhau của cá nhân trong thời gian nhất định Thu nhập cánhân từ nhiều nguồn khác nhau đều là từ thu nhập quốc dân Thu nhập là sự phânphối và tái phân phối thu nhập quốc dân đến từng người, bất kể người lao động cólàm trong cơ quan và đơn vị để làm ra sản phẩm vật chất hay dịch vụ hay không”
Theo Robert J.Gorden, trong cuốn kinh tế vĩ mô: “thu nhập cá nhân là thunhập mà các hộ gia đình nhận được từ mọi nguồn bao gồm các khoản làm ra và cáckhoản chuyển nhượng Thu nhập cá nhân khả dụng là thu nhập cá nhân trừ đi cáckhoản thuế thu nhập cá nhân”
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19Ở nước ta hiện nay, trong nông thôn hộ gia đình được coi là một đơn vị kinh
tế Thu nhập của hộ gia đình được tạo nên bởi thu nhập của các thành viên trong giađình, vì vậy để biết được thu nhập của từng thành viên trong gia đình trước hết phảibiết được thu nhập của hộ
Thu nhập của hộ (gia đình) là toàn bộ các khoản thu bằng tiền và giá trịhiện vật mà người lao động cũng như gia đình họ nhận được trong một phạm vithời gian nhất định
Mỗi người lao động đều mong ước có được thu nhập cao, để đáp ứng chocác khoản chi phí trong cuộc sống, đáp ứng cho nhu cầu của cá nhân và gia đình.Tuy nhiên con người chỉ có thể đạt được thu nhập cá nhân sau khi lao động trongmột giới hạn, do đó con người luôn tìm cách nâng cao năng suất lao động từ đónâng cao thu nhập
1.1.2 Đô thị hóa và sự cần thiết việc thu hồi đất của nông dân
1.1.2.1 Đô thị
Do sự phát triển của phân công lao động xã hội và do sự chuyển dịch cơ cấulao động từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, đã từng bướchình thành các điểm dân cư đô thị
Vậy đô thị là các điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao độngphi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách lối sống thị dân, lối sốngcông nghiệp
Đô thị là khái niệm đã được xuất hiện từ khá lâu trong lịch sử và được quantâm nghiên cứu trong vài chục năm trở lại đây
Thuật ngữ “đô thị” bắt nguồn từ tiếng la tinh: Urbanus – thuộc về đô thị,Urban – thành thị, đô thị, châu thị
Theo GS.Harold Chestnut trường Đại học kỹ thuật Presden (Hoa Kỳ): “Đôthị là các điểm dân cư ở đó biểu hiện một quá trình kinh tế - xã hội – kỹ thuật gắn
bó mật thiết với nhau Các hoạt động của đô thị được phản ánh thông qua các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, sinh sống, đi lại, vui chơi giải trí của dân cư, chúng tồntại và phát triển theo các quy luật của xã hội”
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20Theo GS.Đàm Trung Phường: “Đô thị là một đơn vị kinh tế - xã hội phảnánh sự vận động của bản thân lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó làm chocấu trúc của đô thị thường xuyên có sự chuyển hóa; sự chuyển hóa này vừa mangtính sinh học vừa mang tính cơ học Đô thị là một cơ thể sống luôn vận động, pháttriển trên cơ sở đan kết tổng hòa cân bằng động của nhiều ngành trong một đơn vịlãnh thổ và sự tác động tương hỗ của các hệ thống nội lực, ngoại lực theo nhiềuchiều khác nhau” [20]
Ở Việt Nam, trong Quyết định số 132 HĐBT ngày 5-5-1990 của Hội đồng
Bộ trưởng nêu rõ: Đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau đây:
1) Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sựphát triển kinh tế xã hội của vùng lãnh thổ nhất định
2) Có quy mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người, quy mô dân số tối thiểu trongnội thị không nhỏ hơn 2.000 người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn)
3) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động; lànơi sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển
4) Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư
Lãnh thổ đô thị gồm: nội thành, hoặc nội thị và ngoại ô Các đơn vị hànhchính của nội thị gồm: quận và phường, còn các đơn vị hành chính của ngoại ô gồmhuyện và xã [3]
Như vậy, đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định thành lập [4]
Đô thị được chia thành 5 loại:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 211) Đô thị loại 1: Là đô thị rất lớn, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã
hội, khoa học kỹ thuật, du lịch – dịch vụ giao thông công nghiệp, giao dịch quốc tế,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước – dân số từ 1 triệu trở lên, có tỷ suấthàng hóa cao, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trở lên trong tổng số lao động
Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng
bộ Mật độ dân cư bình quân 15.000 người/km2trở lên
2) Đô thị loại 2: Là đô thị lớn, trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, sản xuất
công nghiệp, du lịch – dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sựphát triển của một vùng lãnh thổ Dân số từ 35 vạn đến dưới 1 triệu Sản xuất hànghóa phát triển, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trở lên trong tổng số lao động,
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công cộng được xây dựng nhiều mặt tiến tớiđồng bộ Mật độ dân cư bình quân 12.000 người/km2trở lên
3) Đô thị loại 3: Là đô thị trung bình lớn, trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa - xã hội, là nới sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, du lịch –dịch vụ, có vai trò tổ thúc đẩy phát triển của một tỉnh, hoặc từng lĩnh vực đối vớivùng lãnh thổ Dân số từ 10 vạn đến dưới 35 vạn (vùng núi có thể thấp hơn – nhưngkhông quá 70% theo quy định), sản xuất hàng hóa tương đối phát triển, tỷ lệ laođộng phi nông nghiệp từ 80% trở lên trong tổng số lao động Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng từng mặt Mật độ dân cư bìnhquân 10.000 người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn)
4) Đô thị loại 4: Là đô thị trung bình nhỏ, trung tâm tổng hợp chính trị, kinh
tế, văn hóa – xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, thương nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay mộtvùng trong tỉnh Dân cư từ 3 vạn đến dưới 10 vạn (vùng núi có thể thấp hơn) Là nơi
có sản xuất hàng hóa, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 70% trở lên trong tổng sốlao động Đã và đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình côngcộng từng phần Mật độ dân cư 8.000 người/km2trở lên (vùng núi có thể thấp hơn)
5) Đô thị loại 5: Là đô thị nhỏ, trung tâm tổng hợp kinh tế - xã hội, hoặc
trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22triển của một huyện hay một vùng trong tỉnh hoặc một vùng trong huyện Dân số từ4.000 đến 3 vạn người (vùng núi có thể thấp hơn) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
từ 60% trở lên trong tổng số lao động Bước đầu xây dựng một số công trình côngcộng và hạ tầng kỹ thuật Mật độ dân cư bình quân 6.000 người/km2 (vùng núi cóthể thấp hơn) Đối với các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tập trungnằm trong quy hoạch, khi cần thiết sẽ xếp vào khu vực đô thị để quản lý
Điểm đáng lưu ý là: với các đô thị ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo,các tiêu chuẩn quy định cho từng đô thị có thể thấp hơn, nhưng phải đảm bảo mứctối thiểu không dưới 70% so với chỉ tiêu chung Với các đô thị có chức năng nghỉmát, du lịch, điều dưỡng, nghiên cứu khoa học, đào tạo thì tiêu chuẩn quy mô dân
số thường trú có thể thấp hơn, nhưng phải đạt tối thiểu 70% so với quy định chung[20, tr15]
Đô thị loại 1, 2 chủ yếu do Trung ương quản lý, loại 3, 4 do tỉnh quản lý, loại
Theo các chuyên gia thuộc trung tâm định cư của Liên hợp quốc (Habitat):
Đô thị hóa là quá trình mà nhờ nó, dân số của các quốc gia, chuyển dịch từ các nghềnghiệp nông thôn sang các nghề nghiệp đô thị, và vì thế mà diễn ra sự chuyển dịch
từ các điểm dân cư nông thôn sang các điểm dân cư đô thị ở các quy mô khác nhau
Đô thị hóa không đơn thuần là vấn đề dân số học, nó là vấn đề bao trùm về sự phânbố; đô thị hóa có thể được hiểu như là sự biểu hiện của các mô hình phát triển cácđiểm dân cư
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23Theo GS Đàm Trung Phường: Đô thị hóa là quá trình chuyển dịch lao động từhoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có như các hoạt động củangành nông, lâm, ngư nghiệp, khai thác phân tán trên các địa bàn rộng sang những hoạtđộng tập trung hơn như các hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ, cũng có thể nói là chuyển từ hoạt động nông nghiệp phân tán, sang các hoạt động phinông nghiệp tập trung trên một địa bàn thích hợp được gọi là đô thị.
Như vậy, đô thị hóa với các khái niệm đa dạng tùy theo góc độ nghiên cứucủa các tổ chức và các nhà khoa học, tuy nhiên, đều có những nét chung cơ bảnphản ánh đặc trưng của đô thị hóa là: quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sựhình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đờisống Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước, đồng thời cũng làquá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tổ chứcsinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc biến nông thôn thành thànhthị, hay nói cách khác đô thị hóa là quá trình biến các làng quê với hoạt động nôngnghiệp là chủ yếu thành các đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn) với các hoạt động phinông nghiệp là chủ yếu (từ 60% - 90% tùy theo các cấp độ đô thị) xóa bỏ dần thóiquen của những người nông dân, xây dựng phong cách, thói quen và tư duy, lốisống của người dân trong các đô thị
Quá trình đô thị hóa được diễn ra theo các hướng:
1) Xây dựng mới ngay từ đầu: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịchvui chơi giải trí
2) Mở rộng, nâng cấp và cải tạo các thành phố, tụ điểm dân cư thành các đôthị mới: sát nhập một số đơn vị hành chính lân cận để mở rộng quy mô của thànhphố, thị xã, thị trấn
3) Đô thị hỗn hợp: nghĩa là đô thị mới được xây dựng bên cạnh đô thị cũ.4) Liên kết các đô thị lại với nhau tạo nên một trung tâm mới – vùng đô thịvới quy mô lớn: hình thành tổ hợp khu công nghiệp, hình thành các thành phố trungtâm và các thành phố vệ tinh Để đánh giá tình hình đô thị ở một nước người tadùng hai chỉ tiêu:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24- Mức độ đô thị hóa, được tính bằng tỷ lệ phần trăm dân số đô thị so với tổng
số toàn quốc hay vùng:
Số dân đô thị Mức độ đô thị hóa = x 100%
Tổng số dân
* Tốc độ đô thị hóa
Số dân đô thị cuối kỳ - Số dân đô thị đầu kỳ Tốc độ đô thị hóa = x 100%/năm
Số dân đô thị đầu kỳ x N
Trong đó: N là số năm giữa hai kỳ thống kê
- Trong thời đại khoa học công nghệ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hộinhập với nền kinh tế thế giới, tất yếu sẽ hình thành các thành phố, các trung tâmkinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch vui chơi giải trí,
- Phát triển các đô thị đem lại nhiều ưu việt: đô thị hóa là hiện thân củanền sản xuất lớn, văn minh hiện đại là nơi tập trung mọi yếu tố vật chất và tinhthần cho sản xuất của xã hội Đô thị (đặc biệt là các đô thị lớn) tạo nhiều khảnăng cho người lao động lựa chọn ngành nghề, trường học, nơi làm việc, đồngthời là nơi sản xuất đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, là nơi pháttriển nhu cầu mới và tạo điều kiện tốt nhất để thỏa mãn những nhu cầu ấy, tạođiều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi thành viên Có thể nói:phát triển đô thị là tạo động lực cho nền kinh tế nói chung và với nông nghiệpnói riêng phát triển Mặc dù phát triển đô thị cũng có những mặt trái: ô nhiễmmôi trường, tiếng ồn, tai nạn ô tô, bệnh tật, nhưng những ưu việt của phát triển
đô thị là rất lớn không thể phủ nhận.[26, tr26-33]
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25Thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônchính là từng bước đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn xây dựng nền văn minh côngnghiệp trong nông nghiệp, nông thôn.
V.I.Lênin đã luôn nhấn mạnh vai trò chủ đạo của thành phố đối với nông thôn,vai trò tiến bộ của các thành phố lớn đối với sự phát triển của xã hội, thành phố tấtyếu dẫn dắt nông thôn Nông thôn tất yếu đi theo thành phố [31,tr5] Lênin cho rằng:
“dân cư nông thôn chuyển vào thành phố” là một hiện tượng tiến bộ [29, tr576] thành phố là trung tâm sinh hoạt kinh tế, chính trị của sự tiến bộ [30, tr341]
Thực tiễn đã và đang tiếp tục chỉ rõ, phát triển đô thị đang là xu thế của thờiđại và do đó không có ngoại lệ đối với Việt Nam
1.1.2.3 Sự cần thiết của việc thu hồi đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa là xu thế đã, đang và sẽ diễn ra ở các vùng trên khắp cả nước Đây
là hướng đi cần thiết nhằm thay đổi bộ mặt đất nước, giúp nước ta thoát khỏi tìnhtrạng nghèo nàn và lạc hậu Lẽ dĩ nhiên quá trình đô thị hóa tất yếu dẫn đến sự phân
bố lại các nguồn lực trong đó có nguồn lực về đất đai Một bộ phận đất đai, trướchết là đất nông nghiệp được chuyển sang phục vụ cho việc xây dựng các khu côngnghiệp, khu chế xuất mở rộng các khu đô thị cũ và xây dựng các khu đô thị mới.Xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và các công trình công cộng phục vụ lợiích quốc gia Hiện nay, đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra đồng thời cả hai quá trình: đôthị hóa theo chiều rộng và đô thị hóa theo chiều sâu Từ nay cho đến năm 2020, khi nềnkinh tế nước ta cơ bản trở thành một nền kinh tế công nghiệp – đô thị hóa đã và dangtiếp tục diễn ra với quy mô lớn theo chiều rộng Đó là quá trình hình thành các trungtâm công nghiệp, dịch vụ, các khu đô thị mới Do vậy việc thu hồi đất để xây dựng cáckhu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là một tất yếu có vai tròquan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa Tác động nàythể hiện rõ ở những điểm sau:
-Thứ nhất, nhờ có đất thu hồi mới có thể xây dựng các khu công nghiệp, khuchế xuất thu hút hàng trăm dự án đầu tư ở trong và ngoài nước
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26- Thứ hai, việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cho quátrình đô thị hóa được đẩy mạnh.
- Thứ ba, tạo điều kiện nâng cấp và xây dựng mới được khá đồng bộ và tươngđối hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh-quốc phòng
- Thứ tư, việc hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới đã tạo điềukiện thu hút đầu tư, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động với thu nhập tươngđối khá, giúp họ từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần chonguời dân
- Thứ năm, việc thu hồi đất nông nghiệp có quy hoạch cụ thể, chính xác sẽ tạođiều kiện thuận lợi để hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển nhanh,mạnh và nông nghiệp sẽ thuận lợi hơn khi sản xuất được cải thiện không còn manhmún, nhỏ lẻ
Tóm lại, nếu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là tất yếu kháchquan đối với nước ta thì việc thu hồi đất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
đô thị hóa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng Vì thế, muốn quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa và đô thị hóa diễn ra thuận lợi và hiệu quả cần có những biện pháp thuhồi đất đúng đắn đặc biệt là khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
1.1.3 Tác động của đô thị hóa đến việc làm và thu nhập của người nông dân
Đô thị hóa là xu hướng tất yếu, nhưng cùng với công nghiệp hóa, hiện đạihóa, không thể để quá trình này diễn ra tự phát Trên thế giới ngày nay, hiện trạng
đô thị hóa ồ ạt và tập trung cao đã dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nặng nề,cách biệt và đối lập với nông thôn, tạo nên nhiều bất ổn xã hội, căng thẳng trongcuộc sống
Theo báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam khóaIII trình bày tại Đại hội đại biểu nhân dân lần thứ IV: Đến nay cả nước đã có 98%
số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 85% số xã với 78% số hộ được sử dụng điện,94% số xã được phủ sóng truyền hình, 68,8% số xã với trên 50% số dân được sửdụng nước sạch Nhìn vào con số trên, thấy mừng thầm cho cuộc sống của người
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27nông dân nước ta đang dần từng bước “thay da đổi thịt” Nhưng mừng rồi lại lo, bởisong hành cùng tiến trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ đến chóng mặt ở nhiềuvùng nông thôn, đâu đó cũng xuất hiện những vấn đề bất cập.
Nếu như trước đây, mơ ước lớn nhất của nhiều nông dân là thoát ly lên thànhphố, kiếm cho được một cái nghề để thoát khỏi cảnh “con trâu đi trước, cái cày đisau” Giờ đây, khi chính làng, xã của họ đã “lột xác” thành phường, thành phố, họlại không biết phải thích ứng ra sao, lúng túng trong việc chuyển đổi ngành nghề
Quá trình đô thị hóa càng tăng nhanh đồng nghĩa với việc chuyển tiếp đấtnông nghiệp sang phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển càng nhiểu Điều đó cũng
có nghĩa là các nhân khẩu nông nghiệp, đặc biệt là người đang ở độ tuổi lao độngkhông còn đất sản xuất Đáng lo ngại là nhiều hộ nông dân sau khi nhận được tiềnbồi thường của nhà nước, họ không dùng số tiền đó đầu tư vào sản xuất mà đem đixây nhà tầng, mua sắm xe để quyết thay đổi nếp sống với mong muôn được trởthành người thành thị như ai
Nhiều thanh niên không được học hành đến nơi đến chốn lại chẳng có nghềnghiệp gì trong tay, cứ sẵn tiền bán đất hay tiền đền bù đất của bố mẹ, chúng bắtđầu chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra nỗi niềm chung củanhiều gia đình và của toàn xã hội
Quá trình đô thị hóa đã làm cho nhiều hộ gia đình trước đây có thu nhậphàng năm từ 40 – 50 triệu đồng thu từ trang trại thả cá, nuôi lợn, trồng cây thì bâygiờ xuống còn vài chục ngàn đồng một ngày từ quán nước nhỏ, hàng tạp hóa nhỏ,
Quá trình đô thị hóa đã biến làng nông nghiệp thành “đa hệ” về nghề Lớpthanh niên chạy vạy tiềm việc lao động phổ thông trong các công ty may mặc, giày
da nhưng cũng chỉ có một số ít được đi làm công nhân Còn những người trung tuổikhông có chuyên môn, nghiệp vụ thì chẳng xin vào được đâu Một số người đi làmthợ xây, thợ mộc trong nội thành nhưng chưa ráo mô hôi đã hết tiền công Số khácthì chạy chợ, buôn thúng bán mẹt kiếm đồng rau dưa Một số chị em phụ nữ tìm lênthành phố lớn để làm công việc “gánh thuê” với thu nhập thấp chỉ khoảng 30.000 –40.000 đồng/ngày Còn đa phần chỉ biết ngồi nhà và nhìn số tiền đền bù cứ vơi theo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28từng ngày Mặc dù những phần ruộng hiếm hoi còn lại bị bỏ hoang không canh tác
vì hệ thống thủy lợi bị dự án vùi lấp hay phá vỡ, phần do ruộng nhiễm mặn Khôngcòn đất, người nông dân như thất lạc ngay giữa quê hương mình
Quá trình đô thị hóa không những làm cho người nông dân mất đất sản xuất,mất việc làm, có thu nhập thấp mà còn làm mất đi nét văn hóa đã có từ lâu đời củadân tộc ta như làng đào Nhật Tân Do các dự án đầu tư phát triển đô thị đã làm chodiện tích đất trồng đào bị thu hẹp chỉ còn lại vào trăm gốc đào quý Do đó, phongtục chơi hoa đào trong ngày tết sẽ mất dần theo năm tháng
Song quá trình đô thị hóa đã khiến cho bộ mặt của nhiều làng, xóm thay đổi.Những ngôi nhà mái ngói dần được thay thế bằng những ngôi nhà tầng, những conđường lang dần được bêtông hóa Mọi thay đổi trên đều cho thấy sự phát triển, đilên của một xã hội, một đất nước Chỉ có điều, sự đổi mới nào cũng phải dựa trênmột nền tảng, một nền móng vững chắc Tuy nhiên, sự thay đổi khi làng trở thànhthành phố lại không dựa theo quy luật đó
Sự phát triển, xây dựng các công trình mới phục vụ đời sống bà con ở khuvực mới đô thị hóa về cơ bản vẫn dựa trên nền tảng là những con đường làng cũ kỹ.Hiện trạng này đã gây ra cho người dân rất nhiều khó khăn trong vấn đề giao thông.Chẳng hạn, nhiều đoạn đường nhỏ hẹp đến nỗi một chiếc xe cứu thương cũng khólòn lách qua, chứ chưa nói gì đến việc nếu xảy ra hỏa hoạn thì không biết nhữngchiếc xe cứu hỏa sẽ phải vào bằng cách nào Trước kia, đất rộng người thưa, nayngười người, nhà nhà bán đất Chủ cũ và chủ mới cứ thế thay nhau phá phá, xâyxây Nhà thì mọc lên vô tổ chức, cái thò cái thụt, cái theo phong cách kiến trúcphương Đông, cái lại theo phong cách kiến trúc phương Tây Không những thế, ao
hồ bị lấn chiếm hoặc lấp đi để xây dựng, càng khiến cho không gian thêm hút lại.Thêm vào đó, hệ thống thoát nước cũng trở nên thiếu nghiêm trọng Nhiều dòngchảy của mương thoát nước bị thu hẹp, bị lấn chiếm vô tội vạ gây tình trạng ngậpúng ở nhiều nơi Điều này không chỉ gây mất mĩ quan đô thị mà còn khiến cho môitrường bị ô nhiễm, ảnh hưởng nghiệm trọng đến cuộc sống dân sinh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29Bởi vậy, chúng ta không thể nóng vội muốn biến đổi nhanh nông thôn thành
đô thị, cần phải xác định được mô hình đô thị hợp lý Vài thập kỷ nay, người ta đãnói nhiều đến đô thị nhỏ và vừa ở nông thôn theo kiếu nông thị, phố làng, thành phốsinh thái, hoặc thị tứ, cụm hay trung tâm phát triển nông thôn
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân sau thu hồi đất
1.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ năm 1949, Trung Quốc tiếnhành cải cách ruộng đất, chia ruộng đất của địa chủ cho nông dân Hình thức sở hữu
tư nhân về đất đai thừa nhận, nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn Vào cuốinhững năm 1950, thông qua tiến hành phong trào tập thể hóa nông nghiệp, toàn bộđất đai ở Trung Quốc được tồn tại ở hai hình thức sở hữu: tập thể và nhà nước
Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung (trước cải cách mở cửa), tài sản đất đaiquốc gia bị thất thoát, đất đai sử dụng kém hiệu quả, người sử dụng đất nhất là nôngdân không quan tâm (hoặc ít) quan tâm đến đất đai
Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, Nhà nước có nhiềuquan tâm cải cách về chính sách đất đai, trong đó chủ trọng đến vấn đề sử hữu và sửdụng đất, thực hiện chế độ sử dụng đất có trả tiền, có kỳ hạn và được chuyển dịchtheo quy định của pháp luật, làm cho đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệttham gia vào lưu thông thị trường, việc cung ứng được thực hiện theo căn cứ thịtrường, việc sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn Hiến pháp năm 1982 và Luậtquản lý đất đai của Trung Quốc quy định: quyền sở hữu đất Trung Quốc toàn bộthuộc sở hữu nhà nước, phân làm hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể,trong đó toàn bộ đất đai thành thị thuộc sở hữu toàn dân Đất nông thôn và ngoại ôthành phố, ngoài phần do pháp luật nhà nước quy định thuộc sở hữu toàn dân, cònlại thuộc sở hữu tập thể Nhà nước giao đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng dưới dạnggiao quyền sử dụng đất và cho phép quyền sử dụng đất được chuyển nhượng trênthị trường Người sử dụng đất còn được phép cho thuê, thừa kế, thế chấp , tức làcho phép người sử dụng được quyền định đoạt về đất
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30Trung Quốc coi trọng công tác quy hoạch sử dụng đất, coi đó là phương ánchiến lược của Chính phủ nhân dân các cấp (địa phương) trong việc chấp hànhchính sách sử dụng đất đai của Nhà nước Ở mọi cấp, quy hoạch tổng thể phải đảmbảo đất canh tác không bị giảm thiểu.
Do đất nông thôn, ngoại thành thuộc sở hữu tập thể, nên để phát triển đô thị,Nhà nước phải tiến hành trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệpthành đất đô thị Trưng dụng đất là phương thức cưỡng bức chuyển quyền sở hữutập thể thành quyền sở hữu toàn dân về đất Phương thức này được vận dụng trongtình huống phải chuyển đất nông nghiệp thành đất xây dựng của doanh nghiệp nhànước mới hoặc tư nhân Nhà nước có những quy định về việc sử dụng đất xây dựng
- Mọi tổ chức, cá nhân khi muốn sử dụng đất để xây dựng đều phải tiến hànhxin phép sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước; trừ trường hợp sử dụng đất thuộc sở hữunông dân tập thể được phê chuẩn để xây dựng xí nghiệp hương (trấn), nhà ở nông thôn,
cơ sở hạ tầng công cộng và sự nghiệp công ích nông thôn của hương (trấn)
- Khi chuyển đất nông nghiệp thành đất xây dựng thì phải làm thủ tục thẩmđịnh, phê chuẩn chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp theo thủ tục và thẩmquyền được pháp luật quy định
- Trong phạm vi quy mô đất xây dừn dùng cho đô thị, thôn trang, thị tứ đượcxây định trong quy hoạch sử dụng đất tổng thể, nếu khi thực hiện quy hoạch này màphải chuyển đất nông nghiệp thành đất xây dựng phải thực hiện từng bước theo kếhoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê chuẩn theo đúng thẩm quyền, thì chínhphủ nhân dân cấp huyện có thể phê chuẩn việc sử dụng đất đối với từng hạng mục
cụ thể, ngoài ra đều phải do Chính phủ cấp tỉnh trở lên quyết định
Ngoài việc phải luôn đảm bảo diện tích đất canh tác để ổn định an ninhlương thực bằng biện pháp yêu cầu bên giao đất phải tiến hành (có thể trực tiếphoặc nộp tiền) khai thác đất chưa sử dụng bù vào đúng với diện tích canh tác bị mất
đi, Nhà nước còn ban hành quy định về phí trưng dụng đất (phí này ở Việt Nam gọi
là bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất) Đó là các loại các chi phí mà đơn vị sử dụngđất phải trả, gồm:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31- Chi phí đền bù đất do đơn vị phải trả cho nông dân bị trưng dụng đất Nếutrưng dụng đất không có thu lợi thì không phải đền bù;
- Chi phí đền bù đầu tư đất (khoản chi phí đền bù cho đầu tư bị tiêu hao trên đất);
- Chi phí đền bù sắp xếp lao động và phí đền bù sinh hoạt phải trả cho đơn vị
bị thu hồi đất (khoản này Việt Nam gọi là chi phí hỗ trợ chuyển nghề, đào tạo nghề
và thu nhập lao động);
- Chi phí quản lý đất
Để giải quyết việc làm và thu nhập cho những người có đất thu hồi trong quátrình phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa, Trung Quốc đã tập trung thựchiện một số biện pháp sau đây:
- Phát triển các doanh nghiệp địa phương để thu hút việc làm Các doanhnghiệp địa phương đóng vai trò chính trong việc thu hút lực lượng lao động dôi dư
ở nông thôn trong quá trình đô thị hóa Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu
tư và tham gia đầu tư cùng với đầu tư của tư nhân vào khu vực phi nông nghiệp đểthúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp địa phương Trong nhữngnăm đầu tiên đã có đến 20% tổng thu nhập của người dân ở nông thôn là từ cácdoanh nghiệp địa phương Ở những vùng đất phát triển hơn, tỷ lệ này lên tới trên50% Năm 1992, số lượng lao động làm việc trong khu vực này cũng tăng đếnkhoảng vài trăm triệu người Đây là dấu hiệu cất cánh của công nghiệp hóa nôngthôn Trung Quốc mà ưu tiên hàng đầu là tạo ra cơ hội việc làm cho lao động dưthừa trong quá trình đô thị hóa
Trung Quốc đã xây dựng thành công hai mô hình công nghiệp hóa nôngthôn, đó là mô hình doanh nghiệp tư nhân ở phía nam tỉnh Giang Tô và mô hìnhdoanh nghiệp tập thể ở thành phố Văn Châu Mô hình doanh nghiệp tư nhân tuy cònthiếu sự tích lũy vốn ban đầu, nhưng đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triểncông nghiệp, tạo việc làm ở nông thôn Do tốc độ tăng trưởng cao của các doanhnghiệp địa phương nên có rất nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho lực lượng laođộng dôi dư khu vực nông thôn Việc khuyến khích xây dựng các doanh nghiệp địaphương là một trong những giải pháp quan trọng của Trung Quốc nhằm giải quyết
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32vấn đề việc làm nông thôn, góp phần giảm sức ép về việc làm ở các đô thị lớn Đây
là một bài học bổ ích cho chúng ta, nhất là đối với giai đoạn đô thị hóa đang diễn ramạnh mẽ hiện nay
- Xây dựng các đô thị quy mô vừa và nhỏ để giảm bớt lao động nhập cư vào cácthành phố lớn Ở Trung Quốc, có hai cách chính để giải quyết việc làm và thu nhập cholao động dư thừa trong nông thôn: 1) Chuyển họ sang các ngành công nghiệp và dịch
vụ ở các vùng nông thôn và 2) Chuyển họ đến các thành phố Số lao động có đất bị thuhồi nếu không có việc làm thì cũng nằm trong chính sách chung nêu trên
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh ở Trung Quốc, nếu hàng triệu nông dân đổvào các thành phố sẽ làm phát sinh rất nhiều vấn đề như: quá tải về hệ thống giaothông và phá vỡ các dịch vụ xã hội, trong khi đó, thị trường lao động ở các thànhphố đã gần như bão hòa Sự phát triển các đô thị nhỏ ở các vùng nông thôn cùng vớicông nghiệp hóa nông thôn không chỉ là một giải pháp quan trọng đế thu hút laođộng dư thừa ở khu vực này mà còn góp phần tối đa hóa việc phân bổ các nguồn lực
ở các khu vực và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn
Trung Quốc đã đưa ra chính sách thúc đẩy hình thành các đô thị quy mô nhỏ
và vừa Sự phát triển của các đô thị loại này có tác dụng thúc đẩy quá trình đô thịhóa các khu vực nông thôn và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển của các đô thị nhỏ.Một số người cho rằng việc phát triển đô thị mang lại những khó khăn nhiều hơn làthuận lợi, nhưng ngược lại số khác lại coi việc phát triển những đô thị mới là mộtgiải pháp cho việc thu hút lao động nông nghiệp dư thừa Theo quan điểm của nhiềunhà kinh tế Trung Quốc và được Nhà nước ủng hộ thì lợi thế của đô thị nhỏ trongviệc thu hút lao động dư thừa ở nông thôn là:
Một là, có nhiều cơ hội việc làm hơn bởi các đô thị này có dân số ít, nhiều
ngành công nghiệp mới sẽ có khả năng thu hút nhiều lao động hơn Những ngườinông dân có kỹ năng sẽ co cơ hội tham gia vào các ngành công nghiệp và dịch vụ
mà không cần phải sản xuất nông nghiệp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33Hai là, những đô thị nhỏ nằm giữa các thành phố và khu vực nông thôn sẽ
đem lại cho nó những đặc trưng về lối sống của cả hai khu vực, nên những ngườinông dân sẽ dễ dàng định cư ở đây hơn là các thành phố lớn Các chi phí ở đây cũngthấp hơn so với ở các thành phố lớn, và đặc biệt về mặt giao thông, những đô thịnày sẽ thuận lợi hơn cho việc gia nhập của nông dân ở các vùng lân cận
Ba là, sống trong các đô thị nhỏ, người nông dân sẽ dễ dàng hơn trong việc
kinh doanh, vì ở đây có điều kiện cạnh tranh thấp hơn và yêu cầu về vốn ít
Hiện nay, Trung Quốc đã có nhiều mô hình về xây dựng đô thị nhỏ Những
đô thị này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệpvừa và nhỏ, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động Ví dụ, Sinh Ký, một đôthị mới ở tỉnh Giang Tô, đã thu hút và phát triển 118 doanh nghiệp vừa và nhỏ; năm
1991 giá trị sản lượng của đô thị này đạt 2,8 tỷ nhân dân tệ, nếu tính bình quân đầungười thì đạt mức 6.000 USD, cao hơn giá trị sản lượng bình quân đầu người củaHàn Quốc trong cùng thời kỳ Một ví dụ khác là đô thị Long Cương ở tỉnh ChiếtGiang, được thành lập ở vùng nông thôn vào năm 1984 Chỉ sau 2 năm, nông dânđịa phương đã xây dựng nó trở thành một đô thị với 27 tuyến phố, diện tích xâydựng xấp xỉ 1 triệu m2 và dân số 30.000 người với tổng chi phí 160 triệu nhân dân
tệ, trong đó chỉ có 9 triệu nhân dân tệ do Nhà nước hỗ trợ Năm 1993, thành phốnày đã thu hút được số dân 130.000 người và giá trị sản lượng hàng năm khoảng
800 triệu nhân dân tệ
Trong vòng 10 năm trở lại đây ở Trung Quốc, nhiều đô thị nhỏ đã trở thànhtrung tâm sản xuất, dịch vụ, giải trí cũng như giáo dục và thông tin Người nông dânkhông còn phải quan tâm nhiều đến quy mô của đô thị là lớn hay nhỏ như trước kia
Sự phát triển của các đô thị nhỏ chắc chắn còn mang đến cuộc sống sung túc chongười dân các vùng nông thôn và hiện đại hóa lối sống của họ
Ngoài ra, Trung Quốc còn chủ trương tạo ra một mô hình phát triển đô thịmới Những đô thị này được xây dựng nằm giữa các thành phố lớn và vừa với khuvực nông thôn, như các thành phố Hạ Môn, Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh,Thiên Tân, Vũ Hán và Thẩm Quyến
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 341.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Do xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản là tư bản chủ nghĩa,nên việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở đây là hướng đến mục tiêu thay đổi hình thức
sở hữu và sử dụng ruộng đất từ chế độ phong kiến sang hình thức sở hữu ruộng đấtcủa chế độ tư bản, thay thế địa chủ phát canh thu tô bằng một tầng lớp chủ trang trạitrực tiếp canh tác ruộng đất và kinh doanh nông nghiệp Theo cách thức này, việctập trung ruộng đất ở Nhật Bản diễn ra theo con đường sát nhập ruộng đất của cácchủ sở hữu nhỏ cá biệt cho một chủ sở hữu cá biệt khác để tạo ra quy mô lớn hơnthông qua biện pháp tước đoạt hoặc chuyển nhượng mua bán ruộng đất
Về chế độ sở hữu, nhà nước Nhật Bản thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân vềđất đai nhất là đối với đất sản xuất nông, lâm nghiệp, và phần lớn đất đai trong hoạtđộng thương mại, dịch vụ và nhà ở Vè mặt pháp lý, quyền sở hữu đất không chỉ làđất trên bề mặt (lớp vỏ phong hóa) mà cả chiều sâu (cho đến tâm quả đất), và khônggian phía trên mặt đất, tuy nhiên pháp luật cũng tìm cách can thiệp sâu vào cácquyền năng của chế độ sở hữu tư nhân vì lợi ích của cộng đồng hoặc của giai cấp
Về chế độ sử dụng đất, nhà nước Nhật Bản cho phép mua bán ruộng đất.Việc mua bán quyền sở hữu giữa các chủ đất là một hoạt động bình thường của thịtrường bất động sản, nó chỉ khác các thị trường thương mại khác ở chỗ sau khi đạtđược thỏa thuận ký được hợp đồng mua bán thì các bên phải tiến hành đăng ký vềbiến động của bất động sản với cơ quân có thẩm quyền của Nhà nước Do nhu cầuphát triển (tách thửa, gộp thửa, đổi chủ ) mà thị trường này ngày càng sôi động, sửdụng được cả hình thức đấu thầu, đấu giá Đây cũng là con đường thuận lợi nhátcho quá trình tập trung đất đai theo cơ chế thị trường
Ngoài ra, còn có hình thức cho thuê đất Đây là hình thức được áp dụng phổbiến ở Nhật Bản và các nước châu Á đang trong quá trình công nghiệp hóa, phâncông lại lao động xã hội khi người làm nông nghiệp chưa hoàn toàn thích nghi vớicác điều kiện kinh tế - xã hội công nghiệp , và đây cũng là một hình thức phù hợp
để giải tỏa tâm lý về sở hữu ruộng đất của nông dân các nước châu Á
Nhật Bản là nước đất đai ít, dân số đông Diện tích đất canh tác bình quâncủa một hộ nông dân khoảng 0,8ha Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35nguyên thủy, có thể bán quyền sở hữu hoặc cho thuê quyền sử dụng đất cho dân để
sử dụng vào sản xuất, kinh doanh Nhà nước chỉ trực tiếp sử dụng đất chủ yếu vàoviệc xây dựng các công trình công cộng và bảo vệ thiên nhiên, cải thiện cảnh quan,môi trường Tiền thu từ đất được đầu tư trở lại cho mục tiêu phát triển đất đai, xâydựng kết cấu hạ tầng xã hội
Với tư cách là người quản lý, nhà nước Nhật Bản rất chú ý đến việc quyhoạch lãnh thổ, đăng ký đất, định giá đất, thu thuế đất và giải quyết tranh chấp vềđất và đó cũng là những biện pháp để Nhà nước có thể quản lý được thị trường bấtđộng sản và ổn định một nguồn thu ngân sách quan trọng theo nguyên tắc người sửdụng đất phải trả tiền cho những lợi ích được Nhà nước đảm bảo
Đối với vấn đề công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhà nước Nhật Bản chủtrương đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn và đô thị hóa nông thôn Thông quaquá trình này, cơ cấu kinh tế, xã hội nông thôn được biến đổi Chẳng hạn, các ngànhphi nông nghiệp đã đóng góp ngày càng tăng vào thu nhập của người dân nôngthôn, từ tỷ lệ 29% trong tổng giá trị sản xuất ở nông thôn năm 1950 đã tăng lên 85%vào năm 1990
Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, do chú trọng phát triển côngnghiệp thu hút nhiều lao động, nên về cơ bản Nhật Bản đã giải quyết được vấn đềviệc làm và thu nhập cho lao động nông nghiệp, mặc dù diện tích đất canh tác ngàycàng giảm Sau này, mặc dù đã phát triển được loại công nghệ hiện đại thu hútnhiều vốn, nhưng các công nghệ thu hút lao động vẫn rất được coi trọng Ngoài ra,Nhật Bản còn phân bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn để tạoviệc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn
Chính phủ Nhật Bản đã có những bước đi thích hợp nhằm ổn định thị trườnglao động ở tầm vĩ mô, nhưng để có thể tham gia được vào thị trường lao động thìbản thân mỗi người lao động cũng phải tự phát triển năng lực nghề nghiệp của mìnhthông qua việc tự đào tạo lại Các công ty, tổ chức cũng phải ủng hộ điều này mộtcách tích cực
Từ các chính sách và biện pháp nêu trên cho thấy vấn đề thu hồi đất nôngnghiệp cho phát triển công nghiệp và đô thị ở Nhật Bản không phải là lớn, người
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36dân đã nhận thức được lợi ích hơn hẳn của việc phát triển công nghiệp và đô thị.Nhà nước đã chú trọng việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên
cơ sở nhu cầu lao động của xã hội; phát triển mạnh mẽ những ngành nghề ứng dụngnhiều tiến bộ khoa học – công nghệ và những ngành nghề sử dụng nhiều lao động;phát triển hệ thống dịch vụ việc làm và thông tin thị trường lao động Đồng thời,thực hiện cải cách chế độ tiền lương, thu nhập của người lao động theo hướngkhuyến khích phát triển công nghiệp và dịch vụ
1.2.2 Kinh nghiệm của địa phương trong nước về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân sau thu hồi đất
Việt Trì là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh Phú Thọ, là địa bàn
có ý nghĩa chiến lược trong công tác quy hoạch của tỉnh Phú Thọ Thành phố đangphấn đấu xây dựng để trở thành đô thị loại I vào năm 2015 Vì vậy, công tác thu hồiđất, bồi thường giải phóng mặt bằng, được thành phố đặc biệt quan tâm Kinhnghiệm của thành phố trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là quan tâmđến việc làm và thu nhập của người có đất thu hồi, thì sẽ tạo được sự đồng tình caocủa người dân
Thành phố đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạchphát triển đô thị cả về không gian và kiến trúc Các khu dân cư, khu đô thị mới, cáccông trình hạ tầng về giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục và các công trình phúc lợi
xã hội khác được bố trí hợp lý theo hướng phát triển bền vững, gắn với những lợiích của người dân, ví dụ như các khu tái định cư cho người dân có đất thu hồi đềuđược xây dựng đồng bộ bao gồm: khu nhà ở tiện nghi, hệ thống đường giao thôngnội bộ hoàn chỉnh, đồng bộ kết nối với bên ngoài thuận tiên, hệ thống điện nước,cây xanh, đảm bảo môi trường sống xanh – sạch – đẹp Người dân được bố trí vàocác khu tái định cư rất yên tâm, phấn khởi
- Thành phố từng bước quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội như: phục hồithu nhập, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động có đất thu hồi
- Thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn công tácxuống các phường, xã tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, giải quyết kịp thời,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37có hiệu quả những kiến nghị, thắc mắc của nhân dân trong việc thu hồi đất, bồithường, giải phóng mặt bằng; tích cực đấu tranh với các luận điểm sai trái, hành vichia rẽ, mất đoàn kết, chống đối lại chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật, củaNhà nước, quy định của địa phương về bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, thành phố còn yêu cầu lực lượng vũ trang, các cơ quan , đơn vịđóng trên địa bàn thành phố cùng phối hợp với chính quyền địa phương tham gia hỗtrợ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng như: tích cực vận động nhân dân thamgia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm, các tệnạn xã hội, xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp
Trong quá trình triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặtbằng, đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ làm tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhànước vói nhân dân, phản ánh kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng củanhân dân để bổ sung, sửa đổi các chủ trương, chính sách, cho phù hợp với thực tếtại địa phương, được nhân dân thành phố đồng tình, nên công tác giải phóng mặtbằng diễn ra thuận lợi
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
- Số liệu sơ cấp: Để nghiên cứu đề tài tác giả tiến hành phỏng vấn Sử dụngphương pháp này thông qua những vấn đề hay câu hỏi có tính chất định hướng đãcho phép người nghiên cứu tiếp cận người dân một cách thoải mái, thân thiện và dễdàng trao đổi những vấn đề đặt ra Vì vậy, những thông tin thu thập được có tínhchất chi tiết như: tình hình cơ bản về hộ gia đình; đất đai; nghề nghiệp; thu nhập;những thay đổi quan trọng sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp; những khó khăn đangphải đối mặt… Số lượng hộ gia đình được chọn phỏng vấn, điều tra bao gồm 60 hộsau thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Hương Thủy thôngqua bảng hỏi điều tra (đính kèm phụ lục 1), được chia thành 3 nhóm: nhóm 1 (20hộ) là những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp dưới 50%; nhóm 2 (20 hộ) là những hộ
bị thu hồi đất nông nghiệp từ 50-70%; và nhóm 3 (20 hộ) là những hộ bị thu hồi đấtnông nghiệp trên 70%
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38Phương pháp chọn mẫu của cuộc điều tra này là chọn mẫu ngẫu nhiên phântầng trên cơ sở phân tầng theo địa danh cụ thể là các xã, phường có các hộ nôngnghiệp sau thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa.
- Số liệu thứ cấp: Để có được nguồn số liệu này tác giả thu thập ở PhòngThống kê thị xã Hương Thủy, Phòng LĐTB-XH thị xã Hương Thủy, niên giámthống kê, báo cáo UBND thị xã Hương Thủy, báo cáo của Đảng bộ thị xã HươngThủy, tạp chí Kinh tế, tạp chí Cộng sản, các tài liệu khác từ năm 2005 đến 2010
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp này nghiên cứu, xem xét các hiện tượng kinh tế - xã hội trongtrạng thái luôn vận động và phát triển, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau của các vấn
đề đặt ra trong những điều kiện cụ thể Phương pháp duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử cho phép phân tích đánh giá nhận định một cách khách quan và khoa họccủa vấn đề nghiên cứu như tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp trong quátrình đô thị hóa đến việc làm, đến thu nhập của các hộ nông nghiệp từ đó có nhữnggiải pháp thiết thực nhằm nâng cao thu nhập, tạo nhiều việc làm cho người nôngdân sau thu hồi đất của thị xã Hương Thủy
* Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp và phân tích số liệu giúp nhậnbiết đánh giá, rút ra được bản chất của hiện tượng KT - XH
Tổng hợp số liệu ở các tài liệu được tiến hành dựa trên phương pháp phân tổthống kê theo các tiêu thức khác nhau như: trình độ lao động, việc làm của ngườilao động trước và sau khi thu hồi đất, thu nhập Trên cơ sở đó xem xét đánh giá sựtác động của việc thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa đến việc làm,thu nhập của các hộ nông nghiệp
* Phương pháp xử lý số liệu và hệ thống các chỉ tiêu được sử dụng trong
Trang 39Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong đề tài, bao gồm:
+Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nông nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nông nghiệp là tỷ số người thất nghiệp so vớilực lượng lao động nông nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nông nghiệp đượctính theo công thức:
T nn = T tn / L nn Trong đó: Tnn: tỷ lệ thất nghiệp của lao động nông nghiệp (%)
Ttn: tổng số lao động nông nghiệp thất nghiệp (người)
Tnn: lực lượng lao động nông nghiệp (người)
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu được sử dụng ở tất cả các nước thực hiện theo cơchế thị trường Chỉ tiêu này phản ánh tình hình lao động, việc làm, vấn đề giải quyếtcông ăn việc làm cho người lao động ở mỗi quốc gia hay ở địa phương Nhưng thấtnghiệp lại được phân ra: thất nghiệp công khai, bán thất nghiệp hay thất nghiệp mùavụ Vì vậy, ngoài chỉ tiêu trên, khóa luận còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sử dụng thờigian làm việc của lao động nông nghiệp trong năm
+Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động nông nghiệp trong năm:
Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động nông nghiệp trong năm
là tỷ số giữa ngày – người đã sử dụng vào sản xuất hoặc dịch vụ so với tổng số ngày– người có thể làm việc được trong năm (quỹ thời gian làm việc trong năm tính bìnhquân cho một lao động nông nghiệp)
Tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của lao động nông nghiệp được tính theocông thức sau:
Tlv: quỹ thời gian làm việc trong năm của lao động nông nghiệp (ngày)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40Tỷ suất sử dụng thời gian trong năm nói lên trình độ sử dụng lao động theongày và qua đó thấy được tỷ lệ quỹ thời gian chưa sử dụng hết cần phải huy độngtrong năm Tất nhiên, ngày lao động được tính theo ngày chuẩn tức là thời gian làmviệc phải đạt 8 giờ trong một ngày Trường hợp chưa phải ngày chuẩn thì phải tính
tỷ suất sử dụng sức lao động theo giờ để tính ra số ngày làm việc (theo ngày chuẩn)bình quân của một lao động trong năm Qua chỉ tiêu này sẽ thấy được tình hình vàmức độ việc làm, thấy được số ngày còn dôi ra chưa được sử dụng vào sản xuất,trên cơ sở đó lập kế hoạch và biện pháp nhắm tạo thêm việc làm để người lao động
có thể sử dụng tối đa quỹ thời gian làm việc trong năm
Quỹ thời gian làm việc của người lao động trong năm là số ngày trung bình
mà một người lao động có thể dùng vào sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ trongnăm Đó chính là số ngày trong năm còn lại sau khi đã trừ đi những ngày nghỉ dođau ốm, giỗ, tết, ma chay, cưới xin, hội họp hoặc thời tiết xấu và những ngày nghỉkhác Đối với lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn có những ngày nghỉ do thai sản,sinh đẻ hay do con ốm Ngoài ra, người lao động phải dành một số thời gian vàocác công việc khác cần thiết cho cuộc sống cũng như sản xuất: đi chợ, sửa chữa nhàcửa, chuẩn bị công cụ sản xuất, mua sắm vật tư, phân bón hoặc chuẩn bị giống câytrồng, cây con
+Thu nhập bình quân của người nông dân trong năm:
Thu nhập của người nông dân là một bộ phận của nông hộ Do đó, trước tiênchúng ta phải xác định thu nhập của hộ và được tính theo công thức sau:
Thu từ Thu từ Thu từ Các khoản thu Thu nhập = tiền lương + sản xuất nông, + sx kinh doanh + khác được tính
tiền công lâm ngư nghiệp NN – DV vào thu nhập Trong đó:
- Thu từ tiền lương, tiền công bao gồm:
+ Tiền lương, tiền công (không kể bảo hiểm xã hội)
+ Phụ cấp làm thêm giờ, ăn trưa, nghỉ trưa, ăn giữa ca, phụ cấp
+ Phụ cấp độc hại
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ