Sự phát triển của thị trường tiền tệ quốc gia

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 42)

M: Lượng tiền cung ứng

1.4.2.7.Sự phát triển của thị trường tiền tệ quốc gia

A: Số lượng GTCG cần mua

1.4.2.7.Sự phát triển của thị trường tiền tệ quốc gia

OMO là công cụ trong điều hành CSTT quốc gia, nó có tính chất tự nguyện theo nguyên tắc thị trường, không mang hình thức bắt buộc. Chính vì vậy, hoạt động OMO không chỉ phụ thuộc vào NHTW mà còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của công chúng, sự tham gia thị trường và nhu cầu giao dịch của ngân hàng.

ngân hàng phải nắm giữ một khối lượng hàng hoá nhất định cả về khối lượng và chủng loại phù hợp với điều kiện và nhu cầu giao dịch của NHTW, từ đó các ngân hàng mới có thể tham gia giao dịch OMO. Khi thực hiện giao dịch OMO, NHTW thường yêu cầu sử dụng các GTCG có độ rủi ro rất thấp và tính thanh khoản cao. Chính vì vậy, các GTCG do Bộ Tài chính hay chính NHTW phát hành thường được NHTW ưu tiên chấp thuận. Các GTCG này thường được nắm giữ bởi các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, quy mô lớn hoặc nguồn vốn dồi dào. Bên cạnh đó, NHTW cũng chấp thuận các GTCG khác như: GTCG do chính phủ các nước phát triển phát hành, GTCG do chính quyền địa phương phát hành hoặc GTCG do các tổ chức tín dụng, tài chính có độ tin cậy cao phát hành. Chính vì vậy, danh mục GTCG được chấp thuận sử dụng trong giao dịch OMO càng đa dạng thì các ngân hàng càng có thêm sự lựa chọn trong cơ cấu đầu tư GTCG nhằm đảm bảo tính thanh khoản và khả năng sinh lợi. Điều này xuất phát từ việc thị trường tiền tệ của nước đó có phát triển hay không.

Trên đây là những nét khái quát về CSTT cũng như cơ sở lý luận tổng quan nhất về OMO. Trước khi đưa ra giải pháp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở tại Việt Nam, ta cùng xem xét thực trạng OMO tại Việt Nam, phân tích và tìm ra những mặt mạnh, những mặt đã đạt được, hạn chế của OMO nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng, hoàn thiện nó, đưa nó trở thành công cụ quan trọng nhất trong hệ thống các công cụ CSTT.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 42)