Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 79)

L : ãi suất trúng thầu (lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong trường hợp đấu thầu lãi suất hoặc lãi suất do NHNN thông báo

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

c. Lãi suất hình thành tại thị trường mở

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả khả quan, vẫn còn bộc lộ những hạn chế về hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành CSTT. Đó là việc OMO chưa tạo ra được tác động như mong muốn tới các mục tiêu của CSTT, bao gồm cả mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện OMO còn lớn. Cụ thể:

Một là, tác động của OMO đến lượng tiền cung ứng chưa đạt hiệu quả

cao như mong đợi.

Thời gian qua, lạm phát đang trở nên rất phức tạp, điều cần thiết là NHNN phải thu bớt tiền về, tuy nhiên kênh hút tiền hiệu quả nhất (OMO) đã không như mong đợi của NHNN.

Bằng chứng là tuy số thành viên tham gia thị trường này lên đến 38 tổ chức (gồm cả các NH trong và ngoài nước) nhưng rất nhiều phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ chỉ có 1 đến 3 thành viên tham gia. Và đã có những phiên không thành công, lượng tiền cung ứng thu bớt về không đáng kể, giá cả vẫn tăng vọt.

Sáu tháng đầu năm 2007, NHNN Việt Nam phát hành tín phiếu NHNN hơn 200.000 tỷ đồng, bên mua là NHTM. Tuy nhiên đến cuối tháng 6/2007, số dư tài khoản bán tín phiếu NHNN chỉ có 80.948 tỷ đồng, không bằng số

tiền NHNN mua 7 tỷ USD (112.000 tỷ đồng). Chính do sự hoạt động không có hiệu quả của OMO, NHNN đã phải dùng thêm các công cụ khác nhằm nhanh chóng kiểm soát lượng tiền cung ứng, gây nhiều bất ngờ cho giới ngân hàng và tạo ra nhiều hiệu ứng phụ. Đó là việc NHNN liên tục tăng tỷ lệ DTBB, khống chế hạn mức tín dụng, tiếp theo là ban hành Chỉ thị 03 về hạn chế vốn của các NHTM cho khách hàng vay đầu tư vào chứng khoán. Từ sự hoạt động không hiệu quả của OMO, kết hợp với các yếu tố bất lợi khác từ trong nước và quốc tế, CPI năm 2007 của Việt Nam rất cao 12,6%.

Hai là, công cụ OMO chủ yếu phát huy vai trò điều tiết khối lượng vốn

khả dụng của các TCTD hơn là điều tiết lãi suất của thị trường.

Lãi suất của NHTW thường được các nước phát triển sử dụng nhiều nhất trong điều hành CSTT nhằm điều chỉnh lãi suất thị trường. Tuy nhiên ở Việt Nam, mối quan hệ giữa lãi suất của NHNN với lãi suất thị trường chưa gắn kết chặt chẽ.

Hai trong những mức lãi suất quan trọng do NHNN quản lý là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu rất ít có tác động đến thị trường tiền tệ vì OMO còn nhiều hạn chế. Đáng ra trong tình hình hiện nay khi NHNN tiếp tục giữ nguyên mức LSCB 8,25%/năm và thực thi CSTT thắt chặt thì lãi suất huy động phải giảm, lãi suất cho vay tăng. Tuy nhiên từ thời điểm 28/05/2007 (NHNN ra hai quyết định nâng tỷ lệ DTBB, khống chế dư nợ đầu tư cho vay kinh doanh chứng khoán) đến nay, lãi suất thị trường đang trong tình trạng "mất hướng", tăng/giảm không theo một xu hướng rõ ràng nào và có diễn biến trái chiều. Nguyên nhân của việc này là đó là việc thiếu hụt tiền đồng Việt Nam do OMO hoạt động chưa có hiệu quả cao. Do tình trạng thiếu hụt VND, nên có thời điểm lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường nội tệ liên ngân hàng đã lên tới 12%/năm, thậm chí có thời điểm lên tới 18%/năm, cao hơn lãi suất cho khách hàng vay vốn. Mặc dù NHNN thông qua OMO mua vào GTCG nhưng không thấm gì so với nhu cầu khan

hiếm VND hiện nay của TTTT.

Ba là: chi phí cho việc vận hành nghiệp vụ thị trường mở còn rất lớn

Qua phân tích ta thấy, bên cạnh các chi phí cố định, việc VND không có tính chuyển đổi đã làm cho chi phí vận hành OMO rất cao. Năm 2007 đã chứng kiến việc NHNN Việt Nam hút một khối lượng khá lớn tiền từ lưu thông về qua OMO để nằm trong két và phải chịu lãi cho các GTCG là hàng hoá mà các đối tác đã mua. Cũng từ lý do này, NHNN đã phải dùng thêm các công cụ khác nhằm hạn chế chi phí vận hành OMO. Trong các công cụ khác được sử dụng năm này là dự trữ bắt buộc. NHNN Việt Nam liên tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên, cho tới cuối năm tỷ lệ này là 10%/năm gây ra rất nhiều bất cập cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

Tác động của OMO tới lượng tiền cung ứng vẫn còn nhiều hạn chế, tuy nhiên tác động tới lãi suất còn hạn chế hơn và bên cạnh nó là một chi phí quá lớn cho sự vận hành. Từ những hạn chế này, điều cần thiết là phải tìm ra nguyên nhân của nó.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 79)