Các nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 81 - 84)

L : ãi suất trúng thầu (lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong trường hợp đấu thầu lãi suất hoặc lãi suất do NHNN thông báo

a.Các nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, việc đưa ra quyết định lựa chọn công cụ CSTT và sự phối

kết hợp các công cụ CSTT chưa hợp lý.

Thực tế trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2007 cho thấy, NHNN Việt Nam luôn giao động trong việc lựa chọn công cụ CSTT trong những tình huống cụ thể. Vẫn biết rằng, sử dụng kết hợp các công cụ là một giải pháp tốt

nhưng cần phải chú trọng tới công cụ quan trọng nhất.

Năm 2007, bên cạnh các công cụ khác, công cụ OMO và công cụ dự trữ bắt buộc được sử dụng kết hợp còn rất nhiều bất cập. Đó chính là việc chưa tìm ra một công cụ thích hợp nhất mang lại hiệu quả cao trong điều hành CSTT năm 2007, dự trữ bắt buộc thay đổi tăng liên tục. Cho tới cuối năm mức dự trữ đã lên tới 10%/năm, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán và tới OMO. Dự trữ bắt buộc tăng lên, trực tiếp làm cho lãi suất thị trường nói chung và lãi suất OMO tăng theo. Lãi suất OMO tăng, giá cả của GTCG giảm, điều này làm cho lượng tiền thu về thông qua OMO bị hạn chế. Bên cạnh đó, theo một số các NHTM, lãi suất tăng, việc huy động vốn trở nên khó khăn đã làm cho VND trong hệ thống ngân hàng trở nên khan hiếm. Việc này đã trực tiếp ngăn cản các NHTM tham gia OMO và ảnh hưởng lớn đến doanh số của OMO.

Thứ hai, trình độ đội ngũ nhân sự còn nhiều hạn chế.

Do mới đưa vào vận hành từ năm 2000, kinh nghiệm không nhiều, việc đội ngũ nhân sự trong việc điều hành OMO còn nhiều hạn chế là điều không tránh khỏi. Với trình độ hiện tại của đội ngũ nhân sự, năm 2007 đã chứng kiến số phiên tối đa được giao dịch một ngày là 3 phiên. Với 3 phiên/ngày, đội ngũ nhân sự điều hành thị trường mở đã thực sự quá tải, nhất là vào dịp gần tết nguyên đán. Có thể thấy rằng, đây là sự bất cập, thiếu kinh nghiệm và yếu kém về trình độ trong việc điều hành OMO.

Thứ ba, việc dự báo vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng còn yếu.

Đến nay, NHNN vẫn chưa có hệ thống theo dõi kịp thời và đầy đủ các hoạt động trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Khoảng 70% nhu cầu thông tin của NHNN được tự động cập nhật từ các giao dịch ban đầu tại TCTD, 30% còn lại được thu thập một cách thủ công để lập báo cáo gửi cho NHNN. Việc theo dõi, dự báo vốn khả dụng vẫn còn có những khó khăn nhất định. Trong khi đó, bản thân một số TCTD thành viên cũng gặp khó khăn trong

việc nắm bắt thông tin về tình hình thị trường. Nhiều TCTD chưa thực hiện được việc theo dõi, phân tích luồng luân chuyển vốn theo từng kỳ hạn, nên năng lực dự báo và quản lý vốn khả dụng của các TCTD còn hạn chế. Việc đánh giá, phân tích tình hình thị trường thông qua xem xét phản ứng của một số thành viên đôi khi không chính xác diễn biến thực tế.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng thông tin còn rất nhiều bất cập. Các thủ tục về

đăng ký, lưu ký GTCG, thủ tục về lập hợp đồng vẫn còn khá phức tạp. Các giao dịch qua mạng chưa được đơn giản hoá.

Đó là sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng thông tin giữa các thành viên tham gia OMO. Ngay cả đối với NHNN, thông tin trên trang Web chưa được cập nhật thường xuyên; ứng dụng CNTT trong công tác dự báo còn ở mức khiêm tốn. Bên cạnh đó vấn đề về tốc độ đường truyền từ các thành viên tham gia đến Cục tin học NHNN còn chậm, do vậy hay xảy ra tình trạng quá tải vào lúc cao điểm khi các NH cùng truy cập. Việc thay đổi địa chỉ IP của máy chủ của Cục tin học NHNN không có thông báo trước cho các thành viên tham gia khiến cho việc giao dịch của các NHTM bị động và phải mất nhiều thời gian mới kịp giờ giao dịch. Chương trình phần mềm vẫn chưa thực hiện đăng ký GTCG qua mạng mà vẫn phải thực hiện bằng văn bản (phải mang bản gốc lên Sở GD NHNN trước 10h sáng của ngày giao dịch).

Bên cạnh đó, mặc dù các thủ tục giao dịch OMO đã tiếp tục được cải tiến và hoàn thiện song do vẫn còn một số thủ tục phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động của các thành viên tham gia. Hợp đồng mua/bán GTCG đã được ký bằng chữ ký điện tử nhưng vẫn phải ký bằng văn bản, đóng dấu và Fax lên NHNN. Thời gian để rút được GTCG ra khỏi NHNN phải chờ đợi lâu (khoảng 5-7 ngày nếu rơi vào thứ 7, CN), do công văn của NHNN được gửi đến Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM bằng đường thư thường trong khi TT GDCK TP HCM chờ bản gốc của NHNN gửi tới mới hoàn tất thủ tục

báo cáo cho khách hàng của mình.

Thứ năm, các GTCG là hàng hoá trong OMO tuy đã được mở rộng nhưng

vẫn hạn chế. Kỳ hạn mua bán giấy tờ có giá ngắn, hàng hóa chưa đa dạng.

Thời điểm cuối năm 2007, NHNN đã tăng cường hơn khối lượng chào bán trong từng phiên, đa dạng hóa kỳ hạn. Cụ thể tháng 08/2007 đối với tín phiếu NHNN đã bổ sung thêm 03 kỳ hạn dài hơn là 182 ngày (6 tháng), 273 ngày (9 tháng) và 364 ngày (12 tháng). Tháng 11/2007 NHNN tiếp tục tăng cường chào bán và đa dạng hóa các kỳ hạn tín phiếu (28, 56, 84, 112, 140, 182 và 364 ngày) trong đó các kỳ hạn 84, 182, 364 ngày được chào bán trong tất cả các ngày làm việc. Tuy nhiên đa phần các kỳ hạn giao dịch chủ yếu phổ biến từ 06 tháng trở lại. Bên cạnh đó, mặc dù đã có quyết định 01 và 01 cũng đã quy định về các loại GTCG sử dụng trong OMO nhưng trên thực tế các giao dịch vẫn tập trung ở một số loại GTCG quen thuộc. Đó mới chỉ là tín phiếu NHNN, các loại khác ít được sử dụng hoặc sử dụng nhưng hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 81 - 84)