L : ãi suất trúng thầu (lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong trường hợp đấu thầu lãi suất hoặc lãi suất do NHNN thông báo
b. Các nguyên nhân khách quan
3.2.1.4. Tăng cường khả năng dự đoán cung cầu vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng
hệ thống ngân hàng
NHTW phải có khả năng kiểm soát và dự đoán sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng.
CSTT đạt được hiệu quả cao hay thấp, một trong những yếu tố liên quan chặt chẽ, đó là việc NHNN quản lý nguồn vốn khả dụng của các NHTM đạt tới mức độ nào. Điều này liên quan tới việc xác định mức độ dự trữ đối với tiền dự trữ của các NHTM, dự báo mức dự trữ thực tế trong từng thời kỳ trên cơ sở tổng hợp, phân tích các số liệu liên quan ảnh hưởng đến tiền dự trữ của các NHTM tại NHNN. Trên cơ sở đó xác định mức độ, thời gian tác động của các công cụ CSTT, nhất là các công cụ TCV, OMO vào vốn khả dụng của các NHTM, nhằm điều tiết thị trường vốn một cách linh hoạt hơn, nhạy bén hơn, đảm bảo các mục tiêu đề ra.
Trong thời gian qua việc dự báo vốn khả dụng để đưa ra kiến nghị cho OMO vẫn còn nhiều khó khăn, kết quả dự báo vốn khả dụng chủ yếu mang tính ngắn hạn. Vì vậy, cần nâng cao năng lực dự báo vốn khả dụng của các TCTD theo định kỳ tháng, quý và dài hạn hơn để có quyết định hướng giao dịch phù hợp với điều kiện thị trường và hoạt động kinh doanh của các TCTD.
Để thực hiện được các giải pháp này cần phân tích kinh tế vĩ mô phối hợp thu nhập thông tin, tổ chức họp các thành viên vào đầu tháng, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, nhất là thông tin về thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN và hệ thống NHTM cần phải phối kết hợp các biện pháp: tính toán và xác định đúng các nhân tố ảnh hưởng đến vốn khả dụng; thiết lập cơ sở dữ liệu để phân tích mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động của từng yếu tố cũng như tổng mức vốn khả dụng trong nền kinh tế.