Mô hình tổ chức Nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 39 - 40)

M: Lượng tiền cung ứng

1.4.2.1.Mô hình tổ chức Nhà nước

A: Số lượng GTCG cần mua

1.4.2.1.Mô hình tổ chức Nhà nước

Đây là nhân tố khách quan đầu tiên có ảnh hưởng rất rõ nét tới hiệu quả sử dụng thị trường mở.

Các chế độ xã hội khác nhau hình thành nên các kiểu nhà nước khác nhau. Mỗi kiểu nhà nước lại có mô hình tổ chức nhà nước riêng. Vì lẽ đó, có

những quốc gia mà NHTW trực thuộc Chính phủ: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,...; trong khi đó, một số quốc gia NHTW lại độc lập với Chính phủ: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp,...; bên cạnh đó, lại có những quốc gia mà NHTW lại trực thuộc Bộ tài chính: Malaysia, Thái Lan,... tuy nhiên mô hình này dần bị thay thế vì tính không hợp lý và không hiệu quả của nó.

Trong mỗi kiểu tổ chức Nhà nước, các quyết định về CSTT nói chung và về OMO nói riêng có rất nhiều khác biệt. Đối với mô hình đầu tiên, NHTW là cơ quan của Chính phủ, chịu sự điều hành trực tiếp của Chính phủ và do đó, các quyết định về việc hoạch định và thực thi CSTT, về việc quản lý và điều khiển mức cung ứng tiền cho nền kinh tế, ... cũng được đặt dưới sự kiểm soát và chuẩn y của Chính phủ.

Với mô hình thứ hai, NHTW và Chính phủ cùng chịu trách nhiệm trước toàn dân về tất cả mọi hoạt động của mình mà cơ quan đại diện cho nhân dân là Quốc hội; vì thế cho nên, các hoạt động của NHTW được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội, NHTW phải báo cáo chi tiết các hoạt động của mình với Quốc hội, Chính phủ và NHTW chỉ có quan hệ hợp tác chứ không chi phối lẫn nhau; do đó, việc thực thi CSTT cũng như quyết định về OMO có rất nhiều khác biệt và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng thị trường mở.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 39 - 40)