M: Lượng tiền cung ứng
A: Số lượng GTCG cần mua
2.1.2.1. Công cụ dự trữ bắt buộc
Công cụ dự trữ bắt buộc được chính thức thực hiện từ năm 1992. Kể từ thời điểm đó cho đến nay, công cụ dự trữ bắt buộc đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện.
Ban đầu, theo quy định của Thống đốc NHNN năm 1992 tiền dự trữ bắt buộc được duy trì tại một tài khoản riêng và tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% trên toàn bộ tiền gửi ở các tổ chức tín dụng. Năm 1995 công cụ này đã được đổi mới: tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền thanh toán được thống nhất vào một tài khoản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% áp dụng cho các loại tiền gửi dưới 1 năm, và trong cơ cấu tiền dự trữ bắt buộc có 70% phải gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng phải thường xuyên duy trì đầy đủ số tiền dự trữ bắt buộc phải gửi tại NHNN (duy trì hàng ngày). Từ năm 1999, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc quy định từ 0 - 20% và tăng lên so với các năm trước. Số tiền dự trữ bắt buộc được tính bình quân số dư tiền gửi tại NHNN trong kỳ duy trì.
Để phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là xu hướng giảm mạnh lãi suất trên thị trường quốc tế tháng 12 năm 2001, NHNN đã quyết định điều chỉnh giảm DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệ xuống còn 10% nhằm tăng khả năng huy động ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Tháng 7/2004, tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng của các TCTD lại được điều chỉnh tăng lên ở tất cả các đơn vị. Năm 2007, sau nhiều lần điều chỉnh dựa trên sự biến động của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng Việt Nam đồng (VND) là 10%. Tiếp theo đó, vào những tháng đầu năm 2008, do tình hình lạm phát là rất nóng bỏng, việc cần làm là dùng mọi biện pháp để giảm bớt lượng tiền cung ứng, DTBB được tăng lên là 11%, có thể nó sẽ còn được tăng lên trong thời gian tới.