Đối với Chính phủ và các Bộ ngành

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 108 - 109)

L : ãi suất trúng thầu (lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong trường hợp đấu thầu lãi suất hoặc lãi suất do NHNN thông báo

b. Các nguyên nhân khách quan

3.3.2. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành

NHNN cần có sự trợ giúp tích cực, sự phối kết hợp từ các Bộ ngành liên quan trong vấn đề thực thi CSTT. CSTT sẽ không đạt hiệu quả cao nếu không có sự tạo điều kiện từ các Bộ ngành khác.

3.3.2.1. Chính phủ

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các Bộ ngành liên quan với NHNN trong việc cung cấp thông tin làm cơ sở xây dựng và điều hành CSTT quốc gia;

- Chỉ đạo các Bộ ngành liên quan soạn thảo và hoàn thiện các Đề án Luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng;

- Trình Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa và hoàn thiện hơn nữa Luật NHNN hiện nay. Cụ thể:

Thứ nhất, Khoản 2, Điều 38, Luật NHNN Việt Nam viết: "Ngân hàng

Nhà nước quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo quản dự trữ ngoại hối nhà nước". Theo tác giả, viết như vậy là không đúng với chức năng, nhiệm vụ của NHNN Việt Nam. Cho nên, Khoản 2, Điều 38, Luật NHNN Việt Nam chỉ nên dừng lại: "NHNN Việt Nam bảo đảm quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước" là phù hợp và cũng phù hợp với Khoản 4, Điều 1, Luật NHNN Việt Nam: "NHNN là một pháp nhân có vốn pháp định thuộc sở hữu Nhà nước, có trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội".

Thứ hai, Khoản 1, Điều 30, Luật NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung

năm 2003, viết: "NHNN cho các TCTD là ngân hàng vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định tại Điều 17 của luật này". Điều 17, Luật NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2003 viết: " NHNN thực hiện việc tái cấp vốn cho các ngân hàng theo những hình thức dưới đây: 1/ Cho vay lại

theo hồ sơ tín dụng; 2/ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác". Nhưng, Luật NHNN Việt Nam không có Điều nào đề cập đến: nguồn cho vay của NHNN Việt Nam gồm những gì? Số dư nợ tối đa của NHNN Việt Nam cho các NHTM vay là bao nhiêu? Đây là một sơ hở lớn của Luật NHNN Việt Nam, và như vậy, Thống đốc NHNN Việt Nam có thể dùng nguồn vốn "tiền để phát hành - mang số hiệu 401" để cho các NHTM vay hoặc kinh doanh ngoại tệ mà không hề phạm luật.

- Đề nghị Chính phủ cho phép NHNN chủ động hơn trong quyền hạn, cơ chế, chính sách và nghiệp vụ, cụ thể:

+ Tăng cường chức năng NHTW cho NHNN, giảm vai trò quản lý nhà nước đối với những hoạt động không phải của ngân hàng. Toàn bộ chính sách của NHNN nên căn cứ vào điều kiện của nền kinh tế thị trường để độc lập xây dựng. NHNN cần được chủ động hơn trong việc quyết định lượng tiền cung ứng, Chính phủ chỉ khống chế tỷ lệ lạm phát hàng năm cần phải đạt đựơc.

+ Giảm các khoản vay mượn từ NHNN của Chính phủ; tách hẳn các hoạt động can thiệp của Chính phủ vào các khoản tín dụng chỉ định. Tách hoạt động phục vụ ngân sách trong hoạt động của NHNN.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w