Hình thành cơ chế chuyển tải tác động của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 106 - 107)

L : ãi suất trúng thầu (lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong trường hợp đấu thầu lãi suất hoặc lãi suất do NHNN thông báo

3.2.2.3.Hình thành cơ chế chuyển tải tác động của chính sách tiền tệ

b. Các nguyên nhân khách quan

3.2.2.3.Hình thành cơ chế chuyển tải tác động của chính sách tiền tệ

NHNN cần phải thiết lập rõ ràng cơ chế chuyển tải tác động và hệ thống mục tiêu CSTT một cách nghiêm chỉnh. Cơ chế chuyển tải CSTT là các quá trình mà CSTT tác động đến giá cả và các hoạt động kinh tế vĩ mô, bao gồm kênh giá cả (kênh lãi suất, kênh tỷ giá, kênh giá tài sản) và kênh số lượng (kênh tiền tệ và kênh tín dụng).

Về lý thuyết, cơ chế truyền tải và những mục tiêu này ở Việt Nam giống như mục tiêu chung của CSTT ở các nước. Tuy nhiên do có những đặc trưng nhất định về cơ cấu tổ chức bộ máy chính trị, kinh tế cho nên ở Việt Nam điều này không dễ dàng.

Sơ đồ 3.1. Cơ chế chuyển tải tác động của CSTT

Trong điều kiện của chúng ta, TTTT chưa thực sự phát triển, công tác dự báo chưa áp dụng được mô hình kinh tế lượng thì các kênh số lượng tác động đến các mục tiêu vĩ mô mạnh hơn là các kênh giá cả thông qua thị trường tín dụng, tuy chưa phải là hoàn hảo. NHNN thường sử dụng khối

NHTW

DTBB TCV OMO

Lãi suất liên ngân hàng (mục tiêu hoạt động của CSTT)

L/s dài hạn trên thị trường Giá cổ phiếu trên TTCK Tỷ giá hối đoái

lượng tiền cung ứng để qua đó tác động đến lãi suất thị trường.

Hiện nay, kênh tín dụng và tiền tệ là các kênh chính, song cũng chưa truyền tải được các tác động của CSTT một cách nhanh chóng vì độ nhạy chưa cao, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế kém, chất lượng tín dụng thấp. Kênh lãi suất bị hạn chế do độ nhạy cảm của đầu tư và tiêu dùng đối với lãi suất thấp trong khi độ nhạy của cầu tiền đối với lãi suất cao. Thị trường bất động sản và gần đây là thị trường chứng khoán biến động bất thường làm cho M2 biến động ngoài tầm kiểm soát của NHNN. Thị trường chứng khoán chưa phát triển làm cho kênh giá tài sản kém hiệu quả. Kênh tỷ giá bị hạn chế do cơ chế tỷ giá chưa linh hoạt, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát lượng tiền cung ứng của NHNN.

Như vậy, chỉ khi thiết lập được cơ chế chuyển tải các tác động chính sách của NHNN đến thị trường thì các công cụ OMO, tái cấp vốn (TCV) và DTBB của NHNN mới thực sự phát huy được vai trò định hướng, điều tiết thị trường.

3.3. KIẾN NGHỊ

Bên cạnh việc giải quyết tốt những vấn đề nội tại, dưới giác độ NHNN, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ OMO và tiến tới hoàn thiện cơ chế điều hành CSTT, tác giả có một số kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan một số vấn đề.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 106 - 107)