Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 49 - 50)

M: Lượng tiền cung ứng

A: Số lượng GTCG cần mua

2.1.2.3. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong điều hành CSTT, sau một quá trình chuẩn bị, ngày 12/07/2000, NHNN đã chính thức khai trương OMO. Đây là một bước tiến mới trong điều hành CSTT theo hướng từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp để phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước.

Hoạt động OMO đã được tăng cường sử dụng với việc tăng định kỳ giao dịch lên 1 hoặc 2 hay 3 phiên/ngày thay cho 1 phiên/10 ngày thực hiện vào năm 2000. Bên cạnh việc đưa nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (SWAP) vào hoạt động, việc NHNN liên tục thực hiện chào mua giấy tờ có giá với khối lượng lớn trong những năm 2003, 2004, 2005 đã giúp các tổ chức tín dụng khắc phục được khó khăn về nguồn vốn VND. Những năm 2006, 2007 do lượng tiền cung ứng vượt quá mức cho phép, NHNN Việt Nam liên tục chào bán GTCG nhằm thu bớt lượng tiền cung ứng về. Mặc dù doanh số giao dịch qua các phiên giao dịch chưa lớn, số lượng thành viên tham gia còn hạn hẹp, nhưng kết quả các phiên giao dịch cho thấy việc sử dụng công cụ OMO đã có những dấu hiệu tích cực, góp phần tác động đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu của CSTT.

Vai trò của OMO rất lớn, tuy nhiên hiệu quả sử dụng OMO tại Việt Nam lại chưa cao. Gần đây nhất, để ổn định tỷ giá hối đoái đảm bảo giá trị đồng nội tệ, NHNN đã mua vào một số lượng lớn USD. Điều này trực tiếp làm lượng tiền cung ứng gia tăng, kết hợp với sự tăng giá nhiên liệu trên thị trường thế giới,... giá cả trong nước đã tăng lên nhanh chóng làm ảnh hưởng tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân. Một trong những việc phải làm là rút bớt lượng tiền trong lưu thông về, công cụ hữu hiệu nhất là OMO. Tuy nhiên, cho dù đã tăng số phiên giao dịch trung bình lên 1 phiên/ngày (những lúc cao điểm đã tăng lên 3 phiên/ngày), đa dạng số lượng thành viên tham gia nhưng lượng tiền thu hồi về rất chậm chạp, lượng

tiền trong lưu thông dư thừa, kết hợp với các yếu tố bất lợi khác dẫn tới giá cả leo thang. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng của OMO trong điều hành CSTT thực sự là chưa cao và cần phải được cải thiện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w