Chi phí vận hành nghiệp vụ thị trường mở

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 73 - 75)

L : ãi suất trúng thầu (lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong trường hợp đấu thầu lãi suất hoặc lãi suất do NHNN thông báo

2.2.2.3.Chi phí vận hành nghiệp vụ thị trường mở

c. Lãi suất hình thành tại thị trường mở

2.2.2.3.Chi phí vận hành nghiệp vụ thị trường mở

Chi phí cho việc vận hành thị trường mở bao gồm, chi phí cho đội ngũ nhân sự, cho cơ sở hạ tầng, các chi phí khác và đặc biệt đó là chi phí cơ hội của đồng tiền khi mà NHNN thực hiện việc giảm bớt tiền trong lưu thông bằng nghiệp vụ bán GTCG trên thị trường mở.

Trên thực tế, từ năm 2004 trở lại đây, chi phí cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng nói chung và ứng dụng công nghệ mới nói riêng là rất cao. Bên cạnh các chi phí cho việc lắp đặt, củng cố đường truyền, đồng bộ các phương tiện kỹ thuật, duy trì bộ máy điều hành OMO,... còn chi phí cơ hội của đồng tiền cho việc thực hiện nghiệp vụ bán GTCG trên thị trường mở.

lượng thành viên,... của OMO, vì lẽ đó ta có thể xem xét điển hình nhất trong năm 2007. Trong năm 2007, OMO được thực hiện chủ yếu với nghiệp vụ bán ra GTCG của NHNN Việt Nam nhằm rút bớt lượng tiền trong lưu thông về với mục tiêu ngăn đà tăng giá. Ngay sáu tháng đầu năm, NHNN đã phải "bấm bụng" vì thu hút trên 60.000 tỷ đồng thông qua OMO. Tại Việt Nam, do tính chuyển đổi của VND còn quá yếu, vì vậy, thu tiền về tức là "để giam kho" không sinh lời, tuy nhiên NHNN vẫn phải trả lãi cho các NHTM thông qua phát hành GTCG của mình, ước tính tương đương khoảng 3%/năm, tổng số lãi phải trả một năm là 1.800 tỷ đồng. Tức là NHNN sẽ bị lỗ, giảm số nộp ngân sách nhà nước với tư cách là một cơ quan có nghiệp vụ sinh lời thông qua nghiệp vụ CSTT và nghiệp vụ NHTW. Tính cho đến hết năm 2007, số tiền mà NHNN thu về thông qua nghiệp vụ bán hẳn GTCG là khoảng 356.850 tỷ đồng, điều này đồng nghĩa với việc NHNN phải trả một khoản lãi khá lớn.

Tại các nước phát triển, nơi mà đồng tiền của nước đó có tính chuyển đổi cao, hay nói cách khác là đồng tiền có sức mạnh. Khi thu tiền về bằng nghiệp vụ bán trên OMO, khối lượng tiền đó được chuyển sang các quốc gia khác để đầu tư thu lợi. Và do vậy, chi phí cơ hội của đồng tiền được giảm tới mức thấp nhất. Còn tại Việt Nam, do VND còn yếu, khả năng chuyển đổi rất kém. Thu tiền về đồng nghĩa với việc NHNN Việt Nam phải chịu một khoản phí tổn rất lớn. Đây chính là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả sử dụng thị trường mở tại Việt Nam.

Từ những phân tích trên ta đi tới kết luận: nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam tuy đã có những thành công nhất định, nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao. Tác động của OMO tới lượng tiền cung ứng (cụ thể là M2) cũng như tới lãi suất là còn yếu, bên cạnh đó chi phí vận hành còn cao. Đây là vấn đề mà cần phải có giải pháp khắc phục nhằm nâng cao vai trò của OMO trong điều hành CSTT nói chung và trong việc tác động tới lượng tiền cung ứng

cũng như lãi suất nói riêng trong thời gian tiếp theo.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 73 - 75)