M: Lượng tiền cung ứng
A: Số lượng GTCG cần mua
2.1.2.7. Công cụ hoán đổi ngoại tệ
Theo quyết định số 893/2001 - QĐ NHNN ngày 17/07/2001 "về việc thực hiện hoán đổi ngoại tệ giữa NHNN và các TCTD" nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm VND của các TCTD.
Theo quyết định này, các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ thực hiện một hợp đồng bán ngoại tệ cho NHNN để lấy VND theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và sẽ mua lại lượng ngoại tệ đó bằng VND vào một thời điểm xác định trong tương lai theo tỷ giá được xác định từ thời điểm giao dịch.
Với các TCTD có tình trạng dư thừa dự trữ ngoại tệ nhưng thiếu hụt dự trữ VND thì nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ ra đời sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu dự trữ nội tệ và ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu tiền tệ khác nhau của khách hàng. Đồng thời đây được coi là biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong khi tỷ giá có biến động một chiều trên thị trường Việt Nam. NHNN coi nghiệp vụ này là một công cụ của CSTT, qua đó góp phần giải quyết khó khăn cho các TCTD nhằm ổn định hoạt động ngân hàng. Một trong những bất cập khi sử dụng Swap là việc Swap xuất hiện sẽ làm các TCTD có phương tiện chống đỡ với những khan hiếm VND và họ tiếp tục tăng cường dự trữ ngoại tệ trong xu thế tỷ giá vẫn có nguy cơ leo thang. Dự trữ ngoại tệ tăng, tất yếu dẫn đến việc các TCTD giảm các giấy tờ có giá bằng nội tệ. Kết quả là, hàng hoá cho OMO và nghiệp vụ tái chiết khấu sẽ giảm đi. Như vậy Swap đã gián tiếp tác động làm triệt tiêu sự phát triển của các công cụ khác. Trong trường hợp tỷ giá ổn định, các TCTD sẽ tự động cơ cấu lại dự trữ của họ, không còn tình trạng khan hiếm VND nữa thì Swap giữa các TCTD và NHNN sẽ tự triệt tiêu.