Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 75 - 79)

L : ãi suất trúng thầu (lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong trường hợp đấu thầu lãi suất hoặc lãi suất do NHNN thông báo

2.3.1.Kết quả đạt được

c. Lãi suất hình thành tại thị trường mở

2.3.1.Kết quả đạt được

Đánh giá lại hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam thời gian qua có thể thấy những kết quả chủ yếu đạt được như sau:

Thứ nhất, khối lượng giao dịch OMO tăng mạnh, qua đó tăng khả

năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD cũng như đến các điều kiện thị trường tiền tệ. OMO trở thành công cụ tác động lớn nhất vào vốn khả dụng và kinh doanh vốn của TCTD. Điều này được thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Như đã đề cập ở trên, khối lượng giao dịch OMO theo cả 2 chiều mua và bán GTCG tăng mạnh qua các năm; khối lượng giao dịch trong từng phiên cũng ngày càng tăng, bình quân 82 tỷ đồng/phiên năm 2001 lên 649 tỷ đồng/phiên trong năm 2005, 767 tỷ đồng năm 2006 và lên đến 1.177 tỷ đồng/phiên năm 2007. Đặc biệt trong dịp giáp tết nguyên đán Mậu tý, doanh số giao dịch có phiên lên đến 10.000 tỷ đồng.

- Số lượng thành viên tham gia OMO ngày càng tăng. Năm 2000 khi OMO bắt đầu hoạt động thì chỉ có 21 thành viên, gồm NHNN và 20 TCTD; đến nay, đã có 38 thành viên thị trường, trong đó phần lớn là TCTD. Các TCTD là thành viên tham gia OMO khá đa dạng, bao gồm cả NHTMNN, NHTMCP, NHLD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, QTDNDTW và công ty tài chính.

Thứ hai, OMO đã được điều hành linh hoạt, góp phần hạn chế những

bất cập của thị trường.

NHNN đã kịp thời sửa đổi, bổ sung cơ chế, quy chế, quy trình kỹ thuật có liên quan. Về cơ bản, các vướng mắc về cơ chế, cũng như quy trình kỹ

thuật đã được từng bước xử lý, khắc phục. Công tác tổ chức, điều hành hoạt động OMO của NHNN được thực hiện bài bản, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong các phiên giao dịch. Các loại GTCG được sử dụng trong OMO đã được mở rộng theo tinh thần Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN năm 2003. Đến nay, các GTCG được giao dịch không chỉ gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN mà còn có cả các loại trái phiếu dài hạn do ngân sách trung ương thanh toán. Trái phiếu đô thị của thành phố Hồ Chí Minh cũng đã từng được thí điểm cho phép giao dịch OMO,...Quy trình thanh toán OMO từng bước được rút ngắn. Từ thanh toán sau 2 ngày kể từ ngày đấu thầu (T+2) năm 2000, thanh toán sau ngày đấu thầu 1 ngày (T+1) năm 2001 và từ năm 2002 đến nay việc thanh toán được thực hiện ngay trong ngày đấu thầu (T+0). Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN đưa vào vận hành từ tháng 5/2003 đã tạo ra điều kiện cho các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và OMO được thanh, quyết toán tức thời, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các TCTD.

Thứ ba, kỳ hạn giao dịch được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu điều

tiết linh hoạt vốn khả dụng của các TCTD theo mục tiêu CSTT.

Kỳ giao dịch OMO cũng được NHNN từng bước tăng cường từ 10 ngày/phiên trong thời gian bắt đầu hoạt động lên 1 tuần/phiên trong năm 2001, 2 phiên/tuần năm 2002. Từ tháng 11/2004, hoạt động OMO đã thực hiện định kỳ 3 phiên/tuần, và hiện tại, hoạt động OMO đã được thực hiện hàng ngày, tức là ít nhất 1 phiên/ngày (4 phiên/tuần) góp phần điều tiết kịp thời vốn khả dụng của TCTD. Trong những dịp tết Nguyên đán, NHNN đã thưc hiện giao dịch hàng ngày và tổ chức thêm các phiên giao dịch đột xuất (cá biệt 2, 3 phiên/ngày), giúp các TCTD đáp ứng kịp thời vốn đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ và an toàn hệ thống.

cụ khác nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT theo mục tiêu trong từng thời kỳ. Nhất là trong thời điểm các TCTD gặp khó khăn về vốn khả dụng, OMO đã được kết hợp sử dụng đồng bộ với các công cụ CSTT khác như nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, nghiệp vụ cho vay cầm cố để hỗ trợ kịp thời cho các TCTD đảm bảo khả năng thanh toán, góp phần duy trì ổn định tiền tệ và thực hiện mục tiêu CSTT.

Trong năm 2003, do NHNN tăng cường mua ngoại tệ từ các TCTD nên vốn khả dụng của các TCTD tăng lên. Để điều hoà vốn khả dụng VND của hệ thống ngân hàng, NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN thông qua OMO. Từ tháng 4 - 7/2003, xu hướng các TCTD liên tục tăng lãi suất huy động VND trong khi vốn khả dụng vẫn dư thừa khá lớn, bên cạnh việc điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHNN đã liên tục chào mua GTCG trong các phiên giao dịch OMO với lãi suất thấp nhằm phát tín hiệu sẵn sàng cung ứng vốn khả dụng với chi phí thấp, các TCTD cần theo dõi và chủ động cân đối vốn hợp lý.

Trong vài năm trở lại đây, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở nước ta liên tục tăng trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế vẫn được Chính phủ và NHNN hết sức quan tâm thực hiên, NHNN đã sử dụng OMO như một công cụ chủ yếu trong điều hành CSTT nhằm hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Nhìn chung, việc điều hành OMO đã được kết hợp tương đối đồng bộ với các công cụ CSTT khác nhằm thực hiện mục tiêu CSTT. Lãi suất OMO tuy chưa kết hợp chặt chẽ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu nhưng cũng đã định hướng được lãi suất thị trường.

Thứ năm, OMO là kênh để NHNN có được nguồn thông tin về tình

hình nguồn vốn, vốn khả dụng của các TCTD và về tình hình thị trường tiền tệ nói chung làm cơ sở cho việc điều hành CSTT có hiệu quả theo mục tiêu

được đề ra.

Trong điều kiện NHNN chuyển sang điều hành bằng các công cụ tiền tệ gián tiếp như hiện nay, việc dự báo trước những diến biến của thị trường để có quyết định phù hợp và kịp thời về việc điều chỉnh các công cụ CSTT ngày càng đóng vai trò quan trọng. Bằng việc theo dõi, dự báo thường xuyên vốn khả dụng của các TCTD, NHNN đã nắm bắt được các diễn biến về vốn của các TCTD để đưa ra quyết định điều hành OMO và điều hành CSTT nói chung.

Thứ sáu, hoạt động OMO đã góp phần thúc đẩy sự phát triển thị

trường tiền tệ, hỗ trợ các TCTD sử dụng vốn có hiệu quả và năng động hơn trong kinh doanh vốn.

Theo đó, thị trường liên ngân hàng cũng sôi động và phát triển hơn, tác động tích cực vào lãi suất trên thị trường. Thông qua hoạt động OMO tính thanh khoản của các GTCG do các TCTD năm giữ được tăng cường. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường sơ cấp, giúp cho các TCTD yên tâm hơn khi đầu tư vào các trái phiếu dài hạn của Chính phủ, khuyến khích các hoạt động mua bán lại trái phiếu chính phủ.

Nhiều TCTD không chỉ coi việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc là hình thức đầu tư an toàn mà còn là hình thức dự trữ thanh khoản có hiệu quả cao. Khi cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán, các TCTD có thể sử dụng GTCG trong các giao dịch OMO cũng như các ngiệp vụ thị trường tiền tệ nói chung, tạo điều kiện cho các TCTD điều chỉnh cơ cấu đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Thứ bảy, công tác phân tích, dự báo vốn khả dụng của các TCTD làm

cơ sở cho việc giao dịch OMO ngày càng đựơc tăng cường, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng OMO.

Nhiều NHTM đã thành lập phòng kinh doanh vốn hay phòng nguồn vốn, Bộ phận quản lý vốn khả dụng. Các đơn vị này làm tốt vai trò tham mưu, đã cố gắng cải tiến phương pháp dự báo, nâng cao kết quả dự báo vốn khả

dụng, khắc phục khó khăn trong thu thập thông tin, khai thác được tối đa các nguồn thông tin khác, thường xuyên trao đổi với các TCTD, nhất là các NHTMNN để nắm bắt diễn biến thi trường, qua đó giảm sai số khi dự báo, đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của công cụ này.

Bằng việc đưa hệ thống thông tin báo cáo mới của NHNN theo Quyết định số 477/2004/QĐ - NHNN vào áp dụng, NHNN đã bước đầu có điều kiện khai thác một số thông tin về vốn khả dụng qua mạng. Thông tin về vốn khả dụng của các TCTD đã được phản ánh toàn diện và kịp thời hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 75 - 79)