Công cụ tái cấp vốn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 48 - 49)

M: Lượng tiền cung ứng

2.1.2.2.Công cụ tái cấp vốn

A: Số lượng GTCG cần mua

2.1.2.2.Công cụ tái cấp vốn

NHNN đã từng bước đổi mới theo hướng, tỷ trọng tái cấp vốn theo hình thức thế chấp các chứng từ có giá tăng dần, còn tỷ trọng tái cấp vốn theo mục tiêu chỉ định ngày càng giảm.

Bên cạnh hai hình thức tái cấp vốn trên, NHNN đã thực hiện cho vay thanh toán bù trừ, một hình thức tái cấp vốn ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt thanh toán tạm thời của các NHTM từ năm 1991. Với hình thức cho vay thế chấp chứng từ, chứng từ thế chấp cũng được mở rộng. Từ ban đầu, chứng từ thế chấp chỉ bao gồm tín phiếu kho bạc chưa đến hạn thanh toán, khế ước cho vay thế chấp bằng ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của TCTD tại NHNN. Hiện nay, theo quy định của luật NHNN, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đối với các TCTD gồm: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn. Đặc biệt, việc quy định về lãi suất tái cấp vốn cũng được đổi mới: từ năm 1994 đến đầu năm 1997, lãi suất tái cấp vốn được quy định theo tỷ lệ % trên lãi suất cho vay áp dụng đối với dự án cho vay của TCTD (bằng từ 60% đến 100% lãi suất cho vay ghi trên khế ước). Nhưng từ cuối tháng 5 năm 1997 đến nay, lãi suất tái cấp vốn đã được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến cung cầu vốn trên thị trường.

Trước năm 2005, lãi suất tái cấp vốn là 5%, sau đó biến động lên 5,5% rồi 6%; lãi suất chiết khấu là 3%, 3,5% và 4% một năm. Cuối năm 2005 đầu 2006 NHNN đã giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu xuống mức 0,4%/tháng và 0,35%/tháng tương ứng. Năm 2006, lãi suất tái cấp vốn là 6,5%, lãi suất tái chiết khấu là 4,5%/năm. Năm 2007, các mức lãi suất cơ bản được giữ nguyên, công cụ tái cấp vốn được sử dụng hạn chế, qua đó hạn chế việc đưa thêm tiền vào lưu thông. Hiện nay, những tháng đầu năm 2008, do tình hình giá cả tiếp tục tăng lên, lượng tiền trong lưu thông cần thiết tiếp tục được rút bớt ra, NHNN hầu như rất ít sử dụng công cụ này nhằm không đưa thêm tiền vào lưu thông, hạn chế lượng tiền cung ứng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 48 - 49)