Tác động tới lãi suất

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 70 - 73)

L : ãi suất trúng thầu (lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong trường hợp đấu thầu lãi suất hoặc lãi suất do NHNN thông báo

2.2.2.2.Tác động tới lãi suất

c. Lãi suất hình thành tại thị trường mở

2.2.2.2.Tác động tới lãi suất

Trước khi thực hiện các phiên đấu thầu khối lượng, Ban điều hành OMO công bố lãi suất để các thành viên đặt thầu mua bán GTGT. Lãi suất công bố là lãi suất trúng thầu trong các phiên. Do lãi suất trúng thầu đã được NHNN xác định nên các thành viên không có sự lựa chọn về lãi suất khi giao dịch với NHNN và lãi suất này chưa phản ánh được nhu cầu về vốn của các thành viên trên thị trường. Vì vậy, một số năm trở lại đây, NHNN đã không áp dụng phương thức đấu thầu khối lượng trong các phiên giao dịch thị trường mở nữa.

Không tổ chức đấu thầu khối lượng, NHNN thực hiện đấu thầu lãi suất. Trước mỗi phiên đấu thầu, Ban điều hành OMO dự kiến khối lượng GTCG

cần giao dịch. Khối lượng giao dịch có thể được NHNN thông báo hoặc không thông báo trước. Đồng thời, căn cứ vào dự báo tình hình vốn khả dụng,

NHNN cũng xác định một lãi suất chỉ đạo làm điểm dừng khi giao dịch. Lãi suất này không thông báo cho các thành viên thị trường khác.

Trường hợp NHNN mua GTCG, lãi suất chỉ đạo sẽ là lãi suất mua thấp nhất của NHNN và ngược lại. Mục đích của NHNN khi đưa ra lãi suất chỉ đạo là để định hướng lãi suất trên thị trường tiền tệ. Trường hợp áp dụng phương thức xét thầu thống nhất, lãi suất trúng thầu chỉ có một mức nhất định. Trường hợp áp dụng phương thức xét thầu riêng lẻ, nhìn chung sẽ có nhiều mức lãi suất trúng thầu.

Do lãi suất trúng thầu trong các phiên OMO theo phương thức đấu thầu lãi suất phản ánh chính xác hơn diễn biến trên thị trường nên tại Việt Nam, NHNN chủ yếu thực hiện OMO theo phương thức đấu thầu lãi suất, chiếm tới 86,2% tổng số phiên và 100% số phiên trong những năm trở lại đây.

Trong năm 2006, OMO tiếp tục được sử dụng chủ yếu trong điều tiết tiền tệ theo mục tiêu CSTT của NHNN thông qua việc thực hiện giao dịch

theo cả 2 chiều mua và bán GTCG. NHNN đã thực hiện 162 phiên thị trường mở (trong đó có 29 phiên chào mua kỳ hạn và 3 phiên chào bán kỳ hạn, 130 phiên chào bán hẳn), với thời hạn ngắn 7; 14; 21; 28; 56 ngày, phương thức đấu thầu lãi suất. Lãi suất các phiên chào mua dao động trong khoảng từ 6,0 đến 8,5%/năm. Lãi suất trong các phiên chào bán có xu hướng giảm dần, từ 4,5% đến 6,0%/năm từ đầu năm, nhưng tháng 12/2006 còn 0,8% đến 0,95%/năm. Thực tế cho thấy, trong năm 2006 lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay cả nội tệ và ngoại tệ tăng nhẹ, trong khi lãi suất thị trường tiền tệ lại giảm. Cụ thể: lãi suất huy động vốn nội tệ của các NHTM thường xuyên được điều chỉnh tăng, bình quân tăng 0,10%/tháng, tương đương 1,2%/năm. Lãi suất cho vay nội tệ bình quân tăng từ 0,10% - 0,12%/tháng. Các loại lãi suất do NHNN công bố không thay đổi, giữ ổn định trong suốt cả năm 2006. Lãi suất cơ bản 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn 6,5%/năm và lãi suất chiết khấu 4,5%/năm, tuy nhiên lãi suất OMO lại giảm từ 6,0%/năm thời điểm đầu năm xuống còn 0,90%/năm trong tháng 12/2006.

Cho tới năm 2007, khi mức giá cả ngày càng tăng vào những tháng của quý II, III, IV. Việc rất cấp bách là dùng mọi biện pháp cần thiết để hút tiền ra khỏi lưu thông, NHNN cho sử dụng lại hình thức đấu thầu khối lượng, liên tục chào bán tín phiếu NHNN qua OMO và duy trì mức lãi suất OMO bình quân 7,5% - 8,0%/năm. Cụ thể, NHNN tăng cường chào bán tín phiếu và đa dạng hoá các kỳ hạn tín phiếu theo 28, 56, 84, 112, 140, 182 và 364 ngày; trong đó các kỳ hạn 84 ngày, 182 ngày và 364 ngày được chào bán trong tất cả các ngày làm việc. Lãi suất tín phiếu NHNN ở các kỳ hạn thực hiện như sau: kỳ hạn 28 ngày là 3,5%/năm, kỳ hạn 56 ngày là 4,75%/năm, kỳ hạn 84 ngày và kỳ hạn 112 ngày là 6,5%/năm, kỳ hạn 140 ngày là 6,75%/năm, kỳ hạn 182 ngày là 7,5%/năm và kỳ hạn 364 ngày là 7,75%/năm. Nhưng do lãi suất chưa hấp dẫn nên số lượng tín phiếu được bán ra theo phương thức này không nhiều.

Nếu so sánh với lãi suất huy động tiết kiệm, thì tín phiếu có lãi suất khá thấp. Điều đó có nghĩa, nếu các đối tác tham gia OMO bỏ tiền mua tín phiếu, đồng nghĩa với việc "mua cao, bán thấp" và lỗ vốn là điều chắc chắn xảy ra.

Điều này cho thấy, lãi suất trên thị trường mở chưa theo thật sát các lãi suất khác.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 70 - 73)