Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 103 - 106)

L : ãi suất trúng thầu (lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong trường hợp đấu thầu lãi suất hoặc lãi suất do NHNN thông báo

3.2.2.2.Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ

b. Các nguyên nhân khách quan

3.2.2.2.Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ

Để nâng cao được năng lực điều hành các công cụ CSTT, trước hết cần đề ra phương án cải tiến, hoàn thiện, đồng thời nghiên cứu đưa thêm công cụ mới vào hoạt động. Cụ thể:

- Công cụ lãi suất: cơ chế điều hành lãi suất hiện nay có nhiều bất cập, NHNN chưa có một đề án lãi suất thống nhất xuyên suốt từ lãi suất ngắn hạn tới lãi suất trung và dài hạn.

Để xác lập lại trật tự, NHNN phải đi từ việc xây dựng cơ chế điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ, trước hết là lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, coi đó là lãi suất cơ sở để xác định các loại lãi suất ngắn hạn khác.

Từ mức lãi suất ngắn hạn, các NHTM cộng vào các phụ phí, mức bù rủi ro, lợi nhuận của ngân hàng,... để tính ra các loại lãi suất trung và dài hạn. Lãi suất thoả thuận mà các tổ chức tín dụng áp dụng đối với khách hàng sẽ dựa trên nguyên tắc này. Lãi suất cơ bản không còn tác dụng phát ra tín hiệu thực sự của NHNN, chỉ có lãi suất liên ngân hàng, nhất là lãi suất liên ngân hàng qua đêm mới là lãi suất quan trọng mà NHNN điều hành mặt bằng lãi suất thị trường.

Đề án về lãi suất thống nhất phải đảm bảo được tính liên thông khoa học giữa các loại lãi suất. Điều kiện để thực thi giải pháp này là xây dựng một thị trường tiền tệ, mà trọng tâm là thị trường nội tệ liên ngân hàng hữu hiệu trong thời gian tới. Cũng không nhất thiết nên tách biệt giữa thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng như hiện nay, mà theo quá trình hội nhập, NHNN nên xây dựng một thị trường liên ngân hàng thống nhất, bao gồm giao dịch cả VND và ngoại tệ. Trong thời gian tới, NHNN nên tập trung xây dựng một đề án thị trường liên ngân hàng một cách nghiêm chỉnh theo thông lệ quốc tế và phù hợp với tình hình Việt Nam, trong đó chú ý phát triển thị trường thứ cấp rộng rãi giữa các TCTD thông qua việc hình thành các công ty môi giới chuyên trách trên thị trườn liên ngân hàng.

- Dự trữ bắt buộc: với mục đích thực hiện CSTT thận trọng, tỷ lệ DTBB thời gian qua được điều chỉnh trong phạm vi 0- 20% theo quy định của Luật NHNN.

Hạn chế trong việc sử dụng công cụ này là NHNN chưa thật chủ động, khi xác định tỷ lệ DTBB còn nhiều yếu tố phi kinh tế như tâm lý, chính trị, tính linh hoạt kém,... Để hoàn thiện công cụ DTBB nhằm năng cao khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN và tạo điều kiện cho các NHTM sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả hơn. Theo đó NHNN không trả lãi đối với tiền gửi dự trữ vượt mức và trả lãi tiền dự trữ bắt buộc, mở rộng diện tiền gửi phải DTBB. Tỷ lệ DTBB cần được điều chỉnh linh hoạt, phối hợp đồng bộ với việc điều

chỉnh các công cụ khác của CSTT;

- Tỷ giá hối đoái: thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá thị trường theo hướng gắn với một rổ đồng ngoại tệ mạnh để hạn chế sự phụ thuộc về CSTT của Việt Nam vào nước mà mình neo tỷ giá. Hơn nữa, để hạn chế ảnh hưởng của chuyển dịch luồng vốn đến các diễn biến tiền tệ trong nước, đảm bảo các cân đối vĩ mô, tỷ giá hối đoái cần được điều hành linh hoạt, theo nguyên tắc thị trường.

Biên độ tỷ giá cần được xem xét nới rộng, cho phép NHNN linh hoạt hơn trong việc trong việc can thiệp thị trường ngoại hối và đối phó với sự gia tăng luồng vốn vào trong thời gian dài. Mặt khác, cần cải tiến và nâng cao hoạt động của các trung tâm giao dịch ngoại tệ, tạo ra những tiền đề lập thị trường hối đoái, nơi phản ánh tỷ giá hối đoái xác thực nhất; đồng thời củng cố vị thế của đồng Việt Nam (VND) thông qua sự can thiệp vào tỷ giá hối đoái của NHNN, và đó cũng là điều kiện để làm cho VND trở thành đồng tiền chuyển đổi được; nâng cao năng lực quản lý và can thiệp thị trường ngoại tệ thông qua các nghiệp vụ thị trường của NHNN nhằm kiểm soát tỷ giá, cung, cầu trên thị trường ngoại tệ; cần thiết lập cơ chế giám sát và quản lý thận trọng hoạt động ngân hàng, đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính; hệ thống các định chế tài chính cần hoạt động hiệu quả để giảm thiểu tác động bất lợi và rủi ro do biến động về lưu chuyển vốn, rủi ro về tỷ giá;

- Tái cấp vốn: hoàn thiên công cụ này theo hướng trở thành công cụ quan trọng của NHNN khi muốn bổ sung vốn cho hệ thống ngân hàng. NHNN xây dựng lộ trình và từng bước từ bỏ hình thức chiết khấu GTCG đối với các ngân hàng và hình thức cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ;

- Bổ sung hình thức nhận tiền gửi ngắn hạn (thường là qua đêm) của các NHTM tại NHNN là một công cụ CSTT của NHNN. Lãi suất tiền gửi có tính định hướng như lãi suất sàn thị trường liên ngân hàng, các NHTM sẽ gửi

tại NHNN khi không thể đầu tư dưới hình thức nào khác.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 103 - 106)