Bộ Văn hóa Thông tin

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 110 - 113)

L : ãi suất trúng thầu (lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong trường hợp đấu thầu lãi suất hoặc lãi suất do NHNN thông báo

b. Các nguyên nhân khách quan

3.3.2.6. Bộ Văn hóa Thông tin

Chỉ đạo tuyên truyền nâng cao hiểu biết về OMO, đặc biệt là trong hệ thống tài chính ngân hàng, với mục tiêu nhằm làm cho các TCTD và các tổ chức tài chính khác trong và ngoài nước nhận thấy lợi ích của việc tham gia OMO. Trên cơ sở đó gia tăng số lượng thành viên tham gia, doanh số giao dich cũng như khả năng điều tiết của công cụ này đến lượng tiền cung ứng và lãi suất, đưa nó trở thành nghiệp vụ thị trường tự do như tại các nước phát triển khác.

KẾT LUẬN

Việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Đó là từ sử dụng công cụ trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp theo tín hiệu của thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tại các nước phát triển, OMO là công cụ quan trọng nhất trong bộ công cụ của CSTT. Việc điều tiết một lượng tiền dù nhỏ hay lớn tới bao nhiêu đều được thực hiện một cách dễ dàng nhờ sự linh hoạt của công cụ này. Trong điều kiện hiện nay, việc điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm các mục tiêu kinh tế vĩ mô cũng như mục tiêu của CSTT là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm kiếm nhằm chỉ ra các mặt hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng OMO tại Việt Nam là việc làm có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

Với kết cấu 116 trang bao gồm 3 chương, luận văn "Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam" đã tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề lý luận cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở và thực tiễn hoạt động thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 đến nay. Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá một số nội dung cơ bản về chính sách tiền tệ,

các công cụ của nó nói chung cũng như OMO nói riêng, hiệu quả sử dụng và các yếu tố tác động.

Thứ hai, tiến hành khái quát về chính sách tiền tệ quốc gia, các công

cụ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam, thực trạng sử dụng OMO và phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng OMO trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN từ khi đưa vào hoạt động cho đến nay.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng OMO tại Việt

những hạn chế và nguyên nhân gây ra, từ đó rút ra những vấn đề nối bật cần phải nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới và khẳng định cần có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sủ dụng OMO để đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.

Thứ tư, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu

quả sử dụng OMO của NHNN, gồm những giải pháp trực tiếp và những giải pháp gián tiếp để đáp ứng yêu cầu vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên do kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhất là về NHTW và CSTT còn hạn hẹp, luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Với tinh thần luôn mong muốn học hỏi, tác giả rất mong được sự quan tâm, góp ý của các Thầy, Cô giáo, các nhà nghiên cứu để luận văn được hoàn thiện hơn.

Trong quá trình hoàn thiện luận văn, tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, cẩn thận của Thầy và sự động viên hỗ trợ từ bạn bè và gia đình./.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w