Định hướng xây dựng và phát triển hệ thống công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 86)

L : ãi suất trúng thầu (lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong trường hợp đấu thầu lãi suất hoặc lãi suất do NHNN thông báo

b. Các nguyên nhân khách quan

3.1.1. Định hướng xây dựng và phát triển hệ thống công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước

sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước

Một phương án điều hành CSTT không hợp lý, một công cụ được sử dụng không có hiệu quả, một sự kết hợp chưa đồng bộ đều mang lại những kết quả không mong muốn cho nền kinh tế nói chung cũng như cho việc điều hành CSTT của NHNN nói riêng.

Việt Nam hoàn toàn có thể theo đuổi một mức tăng trưởng cao bên cạnh một mức lạm phát thấp. Đồng hành với việc tiếp tục đổi mới nền kinh tế, mở của hội nhập, CSTT cần phải được hoàn thiện và nâng cấp ngày càng ưu

việt sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta cần phải giải quyết những vấn đề cấp bách, nhằm điều hành CSTT có hiệu quả, duy trì, đẩy mạnh tăng trưởng và đồng thời kiểm soát được lạm phát.

Những định hướng xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống công cụ CSTT của NHNN Việt Nam trong thời gian tới:

- Công cụ lãi suất

Hiện nay NHNN đã thực hiện bước cuối cùng của quá trình tự do hoá lãi suất với việc bỏ quy định trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại tổ chức tín dụng (từ ngày 01/03/2007), thống nhất thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong việc huy động tiền gửi của các TCTD.

Các mức lãi suất chủ đạo năm 2007 của NHNN tiếp tục được duy trì ổn định, không thay đổi so với năm 2006 nhằm ổn định mặt bằng lãi suất trong nước. Tuy nhiên vào khoảng thời gian đầu năm 2008, do khan hiếm VND, nhiều NHTM thay vì giảm lãi suất huy động khi DTBB là 11% thay vào đó lại đẩy lãi suất huy động lên tới đỉnh, tạo nên cuộc đua lãi suất (Techcombank đã đẩy lãi suất huy động lên 14%/năm, ...) và NHNN buộc phải quy định trần lãi suất huy động là 12%/năm. Do công cụ DTBB có ảnh hưởng tới lãi suất, vì vậy trong thời gian tới, khi điều chỉnh công cụ này cần phải nghiên cứu kỹ sự tác động của nó tới lãi suất, trên cơ sở đó gắn kết nó với công cụ OMO để hình thành một mức lãi suất chuẩn định hướng cho thị trường. Bên cạnh đó, lãi suất cần được tự do hoá hơn nữa, tiến tới lãi suất hoàn toàn do thị trường quyết định, nhằm tạo điều kiện khách quan cho quy luật giá cả phát huy tác dụng trong thị trường vốn.

- Công cụ DTBB

Thời gian vừa qua, để kiềm chế, làm giảm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ cho vay nền kinh tế, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ lệ

DTBB đối với các TCTD (áp dụng từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 06/2007). Tỷ lệ DTBB năm 2007 được điều chỉnh tăng từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng; tăng từ 8% lên 10% đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng. Tuy DTBB đã được điều chỉnh nhưng thực sự chưa linh hoạt và có phần hơi lạm dụng. Sự thay đổi DTBB gây ra rất nhiều biến động bất lợi cho nền kinh tế, mà trước hết là cho hệ thống ngân hàng.

Thời gian tới, thay vì chú trọng vào DTBB, NHNN cần nâng cao hiệu quả sử dụng OMO lên cao hơn, giảm dần vai trò của DTBB và dần đưa OMO trở thành công cụ quan trọng nhất trong bộ công cụ CSTT.

- Quản lý ngoại hối

Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành tỉ giá và quản lý ngoại hối, thời gian qua, NHNN đã mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua, bán đồng USD của các TCTD từ ±0,25% lên ±0,5% so với tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng; ban hành quyết định về việc mua, bán ngoại tệ giữa NHNN với Kho bạc Nhà nước, các Tổ chức quốc tế và các tổ chức tín dụng; trình Chính phủ Đề án Lộ trình nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, khắc phục từng bước hiện tượng đô la hoá.

Các văn bản hướng dẫn Nghị định 160/2006/NĐ - CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngoại hối đang được gấp rút xây dựng và sẽ hoàn thành trong thời gian tới theo hướng tự do hoá hoàn toàn các giao dịch vãng lai, chú trọng giảm dần việc cấp các loại giấy phép. Bên cạnh đó, để hỗ trợ xuất khẩu, NHNN đã thực hiện các biện pháp can thiệp để tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng không giảm xuống mức quá thấp. Cũng do việc can thiệp ngoại hối của NHNN mà tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế gia tăng. Tuy dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng liên tục và được quản lý an toàn, nhưng kết quả là làm cho lạm phát đạt mức 2 con số trong năm 2007

(12%). Vì vậy, NHNN cần có biện pháp hợp lý, tính toán kỹ dung lượng ngoại tệ mua vào và sự ảnh hưởng của nó tới lượng tiền cung ứng, nhằm can thiệp và giữ cho tỷ giá được ổn định đồng thời kiểm soát được lạm phát; xem xét việc phát hành trái phiếu ghi bằng ngoại tệ với lãi suất hấp dẫn,...

Bên cạnh đó phải sử dụng một cách linh hoạt, kết hợp hài hoà các công cụ điều hành CSTT: Chiết khấu, Tái chiết khấu, OMO,... để điều hoà cung cầu tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu CSTT, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế; tìm kiếm, ứng dụng công cụ mới. Công cụ nào không còn phù hợp với tình hình thực tế cần sửa đổi cho thật phù hợp với việc điều hành CSTT trong nền kinh tế Việt Nam hoặc loại bỏ.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w