Tác động đến lượng tiền cung ứng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 66)

L : ãi suất trúng thầu (lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong trường hợp đấu thầu lãi suất hoặc lãi suất do NHNN thông báo

c. Lãi suất hình thành tại thị trường mở

2.2.2.1. Tác động đến lượng tiền cung ứng

Nếu như trong thời gian đầu, các năm 2000 - 2001, doanh số giao dịch thị trường mở còn khiêm tốn, thì từ năm 2002 - 2004, và từ 2004 đến nay doanh số giao dịch tăng nhanh hàng năm.

Năm 2003 doanh số giao dịch bằng 2,3 lần, tăng 131,63% so với năm 2002; năm 2004 doanh số giao dịch bằng 2,92 lần, tăng 192,37% so với năm 2003; năm 2005 doanh số giao dịch bằng 1,65 lần và tăng 65,46% so với năm 2004; trong năm 2006, tổng doanh số giao dịch 2 chiều mua/bán GTCG là 124.234,35 tỷ đồng, bằng 1,2 lần và tăng 21,23% so với năm 2005. Đặc biệt

năm 2007, tổng doanh số giao dịch đã đạt mức 417.983,00 tỷ đồng, bằng 3,36 lần và tăng 236,45% so với năm 2006.

Doanh số giao dịch tăng nhanh bởi các phiên giao dịch thị trường mở đã được tổ chức thường xuyên hơn. Năm 2000, trung bình 10 ngày/phiên tiếp đến tăng lên 7 ngày/phiên, 4 ngày/phiên,... và trong năm 2007 đã tăng lên 1 ngày/phiên (4 phiên/tuần), cá biệt trong những giai đoạn khi mà lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế dư thừa, sức ép tăng giá ngày một gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, OMO đã được thực hiện tới 3 phiên/ngày, đó là vào những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008.

Phân tích thực trạng OMO thời gian trước năm 2006 thì doanh số NHNN mua vào ngắn hạn các loại GTCG qua OMO tăng nhanh các năm và nhìn chung tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của tổng doanh số giao dịch OMO. Đặc biệt doanh số mua vào năm 2004 tăng rất cao, bằng 6,19 lần và tăng 519,5% so năm 2003. Doanh số mua vào năm 2005 bằng 1,65 lần, tăng

65,1% so với doanh số mua vào năm 2004. Điều này cho thấy trong những năm này, vốn khả dụng trong nền kinh tế luôn luôn được tăng cường, hay nói cụ thể hơn, các TCTD thường xuyên thiếu vốn để cung cấp cho nền kinh tế. Với mức giá cả ít biến động, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, điều cần thiết là NHNN thông qua OMO cùng một vài công cụ khác đưa thêm tiền vào nền kinh tế nhằm thực hiện CSTT mở rộng.

Tuy nhiên cho tới năm 2006 doanh số mua vào có xu hướng giảm xuống chỉ chiếm khoảng 36,6%, giảm 63,4% so với doanh số mua vào năm 2005. Doanh số mua vào trong năm 2006 giảm là do doanh số bán ra tăng lên mạnh mẽ. Theo báo cáo của Ban điều hành NVTTM, từ sau Tết Nguyên đán Bính Tuất đến hết năm 2006, NHNN đã thực hiện 133 phiên chào bán GTCG. Tổng doanh số bán ra đạt khoảng 87.400 tỷ đồng, tăng mạnh so với các năm 2005 và 2004 (năm 2004: 950 tỷ đồng, năm 2005: 1.800 tỷ đồng). Sở dĩ doanh số bán ra tăng đột biến trong năm này, đó là do trong năm 2006 (đặc biệt là từ quý II, III và IV) mức giá cả trong nền kinh tế liên tục tăng lên, NHNN nhận thấy lượng tiền trong nền kinh tế có su hướng vượt quá mức cần thiết và cần phải thu hồi bớt lượng tiền dư thừa này.

Năm 2007 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam rất lớn, nhằm duy trì một tỷ giá ổn định, bảo đảm cho xuất khẩu, NHNN Việt Nam đã phải mua vào một lượng ngoại tệ khổng lồ, tính cho cả năm, số này lên đến 9 tỷ USD, điều này tương đương với việc tung thêm vào lưu thông khoảng 145 nghìn tỷ VND, bên cạnh việc này, NHNN luôn luôn phải duy trì một mức tăng trưởng tiền cần thiết cho tăng trưởng kinh tế, tất cả những điều đó đã làm cho lượng tiền cung ứng vượt ngưỡng cho phép. Lượng tiền trong nền kinh tế vượt quá mức, kết hợp với các yếu tố khác (giá xăng dầu, nguyên vật liệu trên thị trường thế giới tăng,...) đã đẩy giá cả tăng lên nhanh chóng. Việc cần thiết là NHNN phải rút bớt tiền ra khỏi lưu thông. Từ thực tế đó, OMO năm 2007 chủ yếu được thực hiện với nghiệp vụ

bán ra GTCG, chứng kiến sự biến động to lớn trên thị trường mở với việc doanh số, số phiên giao dịch tăng lên đột biến và đạt kỷ lục kể từ ngày đưa vào hoạt động.

Bảng 2.3. Doanh số trúng thầu mỗi phiên giao dịch OMO

Đơn vị: tỷ đồng /phiên Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 DS b/quân 173 82 105 198 504 649 767 1.177 DS t/thầu tối đa 250 400 1000 1.111 3.442 3.939 4.315 10.000 DS t/thầu tối thiểu 0 0 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Qua diễn biến của bảng số liệu trên cho thấy, doanh số trúng thầu bình quân của từng phiên trên OMO tăng lên rất nhanh trong các năm gần đây, cụ thể năm 2001 đạt 82 tỷ đồng, năm 2002 là 105 tỷ đồng tăng 28% so với năm 2001; năm 2003 doanh số trúng thầu bình quân là 198 tỷ đồng tăng 88,6% so với năm 2002; năm 2004 mức trúng thầu bình quân là 504 tỷ đồng tăng 154,5% so với năm 2003; năm 2005 đạt 649 tỷ đồng tăng 28,8% so với năm 2004; cho tới năm 2006, doanh số trúng thầu bình quân đạt 767 tỷ đồng, bằng 1,18 lần, tăng 18% so với năm 2005. Năm 2007 đã đạt mức kỷ lục 1.177 tỷ đồng tăng 53,46 % so với năm 2006. Bên cạnh đó, doanh số trúng thầu cao nhất trong một phiên cũng tăng lên theo các năm. Năm 2000 doanh số trúng thầu tối đa trong một phiên là 250 tỷ đồng thì đến năm 2005 đạt 3.393 tỷ đồng, năm 2006 đạt 4.315 tỷ đồng, năm 2007 đạt 10.000 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ khả năng tác động của công cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD ngày càng tăng.

OMO tại Việt Nam đang dần đóng vai trò chủ lực trong việc tác động vào lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, khi lượng tiền cung ứng trong lưu thông tăng quá mức làm tăng giá cả, ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế năm 2006, 2007, việc cần thiết giảm bớt lượng tiền trong lưu thông để ngăn đà lạm phát, nhưng OMO phát huy tác dụng rất chậm chạp, lượng tiền thu về không đáng kể.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w