Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 103)

- Tổ chức hoạt động GD ngoài giờ lên lớp bằng hình thức sinh hoạt

3.2.3. Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường

nâng cao hiệu quả trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ngoài công lập

3.2.3.1. Mục tiêu

Đề xuất giải pháp này, chúng tôi hướng đến thực hiện mục tiêu là lựa chọn đúng, bồi dưỡng tốt nhằm xây dựng một đội ngũ GVCN giỏi về nghiệp vụ QUảN LÝ, có phẩm chất đạo đức, nhân cách hoàn thiện, tâm huyết với nghề, có tình thương yêu học sinh, có kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, có kỹ năng vận dụng những tri thức khoa học giáo dục vào thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình GDKNS cho HS.

Giáo viên chủ nhiệm chính là cầu nối giữa HS với nhà trường và gia đình; là cầu nối giữa tập thể HS tự quản với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường; là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi HS.Tuy nhiên, hiện nay các nhà trường sư phạm mới chú trọng đào tạo, bồi dưỡng một cách có hệ thống, hiệu quả về trình độ chuyên môn mà chưa dành nhiều thời gian đào tạo bài bản về nghiệp vụ quản lý lớp học. Vì vậy, khi ra tiếp xúc

với thực tế, chịu trách nhiệm quản lý một lớp học, họ thường làm theo thói quen cảm tính và bản năng, thậm chí có khi lúng túng. Do đó, họ không thể bao quát hết được tình hình của lớp và không đưa ra được những biện pháp quản lý hữu hiệu trong từng hoàn cảnh, từng trường hợp. Chính vì lẽ đó, bồi dưỡng và phân công đội ngũ GVCN nhằm nâng cao hiệu quả GDKNS cho HS có ý nghĩa quan trọng và tác động trực tiếp tới hiệu quả của những biện pháp khác.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

- Hiệu trưởng lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ GVCN giúp họ thấy được niềm vinh dự và trách nhiệm lớn lao mà nhà trường giao phó, thấy được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển nhân cách HS và tạo điều kiện cho các GVCN làm việc.

Bên cạnh đó, giải pháp này còn hướng đến nội dung bồi dưỡng những yêu cầu sư phạm đối với người GVCN lớp, rèn những kỹ năng ứng xử tình huống trong công tác (nghiệp vụ quản lý lớp học), nắm vững chức năng, nhiệm vụ của GVCN để họ không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, công tác, những phương pháp giáo dục, tự học tập, rèn luyện, bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách để trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành

- Hiệu trưởng có kế hoạch lựa chọn đội ngũ GVCN, định ra các tiêu chí để lựa chọn GV làm công tác chủ nhiệm: có năng lực chuyên môn vững vàng; có kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể; có khả năng giáo dục, thuyết phục HS, nhiệt tình và thương yêu HS; được HS tin cậy, kính trọng và quý mến.

- Hiệu trưởng cần trực tiếp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN những yêu cầu sư phạm cần thiết: có lý tưởng nghề nghiệp, có nhận thức đúng đắn về nghề dạy học, am hiểu, nắm bắt các chủ trương, đường lối

giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới...; bồi dưỡng GVCN có cách ứng xử sư phạm khéo léo với HS và phụ huynh, lòng nhân ái sư phạm...

- Các trường chỉ đạo GVCN tổ chức thực hiện các nội dung GD toàn diện cho HS; xây dựng chương trình, kế hoạch GD phù hợp với từng đối tượng.

- GVCN với vai trò là cố vấn, giúp đội ngũ cán bộ lớp tự quản, tổ chức, điều khiển các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm GD KNS cho HS. Bởi vì có thông qua rèn luyện mới hình thành và phát triển kỹ năng: tổ chức điều khiển, kỹ năng giao tiếp, tính năng động, sáng tạo cho đội ngũ cán bộ và các thành viên, mới thiết lập được mối quan hệ lành mạnh trong tập thể, tạo cho HS tình cảm bạn bè, tình thầy trò, lòng nhân ái, yêu thiên nhiên, ý thức cộng đồng, dân tộc…

- GVCN phối hợp với GV bộ môn cùng thực hiện các tác động sư phạm đồng bộ tới HS và tập thể lớp, trao đổi với GV bộ môn về những HS có khó khăn trong học tập và rèn luyện (hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, ý thức kỷ luật kém...). Đồng thời tiếp thu các ý kiến phản ánh của GV bộ môn để cùng hỗ trợ, phối hợp tác động với lớp nói chung và từng HS nói riêng. GVCN nên cuốn hút GV bộ môn tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp có liên quan đến môn học như: hội nghị học tốt, hội nghị chi đoàn đầu năm nhằm kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động có hiệu quả.

- Để GDKNS cho HS, các trường chỉ đạo GVCN kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để phát huy sức mạnh tổng lực, đạt hiệu quả GD cao.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện được vai trò và “sứ mệnh” quan trọng của GVCN, các trường THNCL trên địa bàn quận Bình Thạnh cần có những chính sách quan tâm hơn tới những GVCN.

- Các trường cần mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ GVCN để GVCN có thể làm tốt chức năng và vai trò của mình. Trong đó, các lớp cần xác định bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho GVCN một cách có hệ thống và cụ thể là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm khắc phục những “lỗ hổng” của GV hiện nay trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm.

- Yêu cầu mỗi GVCN chẳng những có trách nhiệm cao, say mê, tâm huyết với học trò mà còn đòi hỏi GVCN như là một nhà hoạt động xã hội, có hiểu biết rộng, có khả năng vận động, thuyết phục học sinh, có năng lực thực hiện các mục tiêu và nội dung giáo dục.

- Các trường cần tuyển chọn những giáo viên tiêu biểu vào vai trò GVCN. Đó là những thầy cô giáo có lương tâm, có uy tín trong đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh, sống mẫu mực, có ý chí vươn lên, kiên định thực hiện ước mơ, lý tưởng giáo dục thế hệ trẻ.

Nếu các GV bộ môn trong trường THNCL có nhiệm vụ thông qua “dạy chữ” để dạy người, thì ngược lại GVCN lại thông qua việc dạy HS “làm người tốt” để học chữ tốt. Như vậy, GVCN có một vị trí, chức năng đặc biệt quan trọng trong các nhà trường THNCL.Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự tác động mặt tốt, mặt xấu trong cuộc sống hàng ngày rất phức tạp.Nếu thiếu đi sự định hướng giáo dục thường xuyên của GVCN thì một bộ phận các em HS sẽ khó tránh khỏi những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Vì thế các trường cần tăng cường đội ngũ GVCN lớp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDKNS cho HS.

- Tiếp tục làm tốt công tác bình chọn, tuyên dương giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường và cấp tỉnh. Đây là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao đối với những người làm công tác chủ nhiệm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w