Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 32)

trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập

1.3.2.1. Một số đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học có liên quan đến đề tài

Tâm lý lứa tuổi trẻ học tiểu học, lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi là giai đoạn mà các nhà chuyên môn gọi là Troisième Enfance. Đây là lứa tuổi mà những ai thật sự muốn dấn thân trở thành người cộng tác mật thiết với gia đình các em để chăm lo việc giáo dục cho các em, nhất là cha mẹ và các thầy cô giáo, rất cần quan tâm tìm hiểu.

Đây cũng là lứa tuổi đầu tiên đến trường, trở thành học sinh và có hoạt động chủ đạo. Trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo sang học tập là hoạt động chủ đạo. Là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là chính nó, hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của

học sinh tiểu học. Cùng với cuộc sống nhà trường, hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mà trước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc không thể tiếp cận được. Từ đó, cùng với sự phát triển về thể chất dựa trên những thành tựu phát triển tâm lý đã đạt được của giai đoạn trước, trẻ sẽ tạo lập nên những cái mới trong đời sống tâm lý của mình, mà trước hết là tính chủ định, kỹ năng làm việc trí óc, sự phản tỉnh- những cấu tạo tâm lý mới đặc trưng cho lứa tuổi này. Ngoài ra, nhà trường và hoạt động học tập cũng đặt ra cho trẻ những đòi hỏi mới của cuộc sống. Trẻ không chỉ phải tự lập lấy vị trí của mình trong môi trường “trung lập về tình cảm”, mà còn phải thích ứng với những bó buộc không tránh khỏi và chấp nhận việc một người lớn ngoài gia đình (thầy, cô giáo) sẽ đóng vai trò hàng đầu trong cuộc sống của trẻ. Trẻ chẳng những phải có ý thức và có thái độ trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, đặc biệt là nhiệm vụ học tập và biết điều khiển hành vi của mình một cách có chủ định, đồng thời phải có khả năng thiết lập,vận hành cùng một lúc các mối quan hệ với các đối tượng khác nhau và mang các tính chất khác nhau.

Đặc điểm tính cách, tâm lý, nhận thức riêng, tuy nhiên yếu tố gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của các em trong tương lai nếu không có sự giáo dục đúng đắn để nhận thức đúng hành vi của mình.

Giai đoạn tiểu học là giai đoạn mang tính chất nền tảng và then chốt nhất trong quá trình phát triển của trẻ em. Đây cũng là lúc trẻ bắt đầu có những tương tác xã hội bên ngoài gia đình và nảy sinh những cảm xúc phức tạp hơn. Có thể ví von những trải nghiệm của trẻ ở tuổi tiểu học như những viên gạch đầu tiên xây nên tương lai của trẻ. Trong đó, ba năng lực quan trọng nhất mà trẻ cần được trang bị ở giai đoạn này là: làm chủ bản thân, làm chủ việc học và khả năng giao tiếp một cách hòa hợp với những người xung

quanh. Bên cạnh đó, khả năng “phòng vệ” và tự chủ một cách phù hợp trước những yếu tố có ảnh hưởng không tốt mà trẻ thường gặp phải ở giai đoạn này như sự lôi kéo hoặc sự cô lấp từ bạn bè cùng trang lứa, áp lực học tập căng thẳng... cũng là một yếu tố rất quan trọng mà trẻ cần có.

Dù ở cấp độ nào thì học sinh tiểu học cũng là nhân vật trung tâm, là linh hồn của trường tiểu học. Ở đấy, trẻ đang từng ngày, từng giờ tự hình thành cho mình những năng lực của người ở trình độ sơ đẳng cơ bản, như sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc - năng lực tạo ra các năng lực khác. Cùng với các năng lực trên là sự hình thành tình cảm, thái độ và cách cư xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại. Học sinh tiểu học ngày nay là những chủ thể đang trở thành chính mình bằng hoạt động của mình dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn theo phương pháp nhà trường hiện đại.

1.3.2.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập

+ Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội. Có thể nói KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu KNS thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Ví dụ: Người không có kỹ năng ra quyết định sẽ dễ mắc sai lầm hoặc chậm trễ trong việc đưa ra quyết định và phải trả giá cho quyết định sai lầm của mình; người không có kỹ năng ứng phó với căng thẳng sẽ hay bị căng thẳng hơn những người khác và thường có cách ứng phó tiêu cực khi bị căng thẳng, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, học tập, công việc,… của bản thân. Hoặc người không có kỹ

năng giao tiếp sẽ khó khăn hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, sẽ khó khăn hơn trong hợp tác cùng làm việc, giải quyết những nhiệm vụ chung,…

Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, KNS còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các cần đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc thiếu KNS của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc, … Việc giáo dục KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vần đề xã hội. Giáo dục KNS còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và Quốc tế.

Đối với trẻ chưa thành niên, giáo dục kĩ năng sống có tầm quan trọng đặc biệt, bởi lẽ:

Ở lứa tuổi này trẻ phát triển rất nhanh chóng về tâm sinh lý. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về thể chất, thì óc tò mò, xu thế thích những cái mới lạ, thích được tự khẳng định mình, thích làm người lớn, dễ hành động bột phát, nhu cầu giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi... cũng phát triển. Do thiếu kinh nghiệm sống và suy nghĩ còn nông cạn, cảm tính nên các em có thể ứng phó không lành mạnh trước những áp lực trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là áp lực tiêu cực từ bạn bè và người xấu như: sa vào các tệ nạn xã hội, phạm pháp, tự vẫn, hoặc có những hành vi bạo lực với người khác

+ Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định, sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có KNS, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động… Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, học sinh THNCL phần lớn con gia đình trung lưu, khá giả, thậm chí là con của các đại gia rất được nuông chiều, thừa vật chất, hơn nữa các em được học trong môi trường tư thục ít nhiều cũng được bảo bọc, ít chịu những áp lực của cuộc sống, ít phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu KNS các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỷ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa,… chính là do các em thiếu những KNS cần thiết như: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giao tiếp,…

Vì vậy, việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học NCL là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.

+ Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đảng đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông

nói riêng. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Luật Giáo dục năm 2005.

Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổthông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Văn kiện Đại hội Đại biểu lần XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra nhiệm vụ: tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.cũng như bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI mà UNESCO đưa ra thực chất cũng là tiếp cận kỹ năng sống, nêu lên những vấn đề chủ chốt mà mỗi cá nhân cần được trang bị để có một cuộc sống tốt đẹp cả về vật chất và tinh thần, đó là: “Học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống”.

Tóm lại, từ những lý do đã trình bày ở trên có thể khẳng định việc giáo dục KNS cho học sinh trong các trường tiểu học nói chung và tiểu học NCL nói riêng là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w